Không chỉ Sri Lanka, cơn bão kinh tế đang giáng xuống toàn khu vực Nam Á

Thứ năm, 09/06/2022 14:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hơn một thập kỷ đầu tư vào các nền kinh tế cận biên, bao gồm Pakistan, Bangladesh và Sri Lanka. Giờ đây, Mattias Martinsson, giám đốc đầu tư tại quỹ 220 triệu USD Tundra Fonder Thụy Điển cho rằng “Nam Á đang ở trong tầm ngắm của cơn bão kinh tế.”

Việc Sri Lanka nhanh chóng rơi xuống vực thẳm kinh tế đã gây chấn động thế giới. Khi nguồn dự trữ ngoại hối của đất nước cạn kiệt và người dân phải chịu cảnh thiếu hụt trầm trọng về nhiên liệu, thực phẩm và thuốc men. Vào tháng trước, chính phủ nước này lần đầu tiên đã phải thừa nhận tình trạng vỡ nợ quốc tế của mình.

khong chi sri lanka con bao kinh te dang giang xuong toan khu vuc nam a hinh 1

Người dân đangg chờ mua gas trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng sâu sắc tại Sri Lanka. Ảnh: laprensalatina.

Từ những bãi biển ở Maldives, đến những ngọn núi ở Nepal và những con phố nhộn nhịp của Pakistan, phần lớn khu vực Nam Á hiện đang phải đối mặt với những rủi ro tương tự do kho quỹ ngoại hối thu hẹp và lạm phát toàn cầu tăng cao.

Các quốc gia Nam Á cũng đã tăng khoản nợ nước ngoài tương đối lớn, bao gồm cả những khoản vay đáng kể từ Trung Quốc. Trong những năm qua, Bắc Kinh đã bơm các khoản vay giá rẻ để đổi lấy các tài sản chiến lược tại những quốc gia này. Sri Lanka nợ Trung Quốc ước tính 10%, trong khi con số của Pakistan được báo cáo là 27,4%.

Các chuyên gia cho biết, những tai họa một phần xuất phát từ các yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của các chính phủ. Thứ nhất, COVID-19 làm căng thẳng tài chính công. Sau đó, giá hàng hóa tăng trong bối cảnh chiến tranh Ukraine đã ảnh hưởng đến các nhà nhập khẩu ròng của Nam Á.

Rohan Gunaratna, một học giả hàng đầu về Nam Á, người đã viết một số cuốn sách về Sri Lanka, đã mô tả đất nước này là quân cờ domino đầu tiên sụp đổ, ông nói thêm rằng “nền kinh tế yếu kém của nó đã bị tê liệt do ngành du lịch ảm đạm, mất nguồn kiều hối và giá năng lượng tăng”. Tuần trước, văn phòng thống kê của nước này cho biết tỷ lệ lạm phát của Sri Lanka trong tháng 5 đạt mức kỷ lục 39,1%.

Nhưng các nhà quan sát cũng cho rằng Sri Lanka thiếu tầm nhìn xa. Sau khi Tổng thống Gotabaya Rajapaksa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2019, Martinsson nói rằng “ý tưởng của chính phủ mới là kích thích đất nước thoát khỏi bẫy nợ bằng cách giảm thuế. Nó có thể đã hiệu quả, nhưng khi COVID khiến ngành du lịch của Sri Lanka sụp đổ, cùng với nó khả năng trả nợ nước ngoài yếu kém của mình, đất nước này đã rơi vào rủi ro.”

Pakistan - một nền kinh tế Nam Á khác cũng đang trên đà xuống dốc

Dự trữ ngoại hối của Pakistan đã giảm xuống còn 16,4 tỷ USD vào cuối tháng 4, giảm từ 24 tỷ USD vào mùa thu năm ngoái. Tỷ lệ nợ nước ngoài trên tổng sản phẩm quốc nội của nước này ở mức gần 35% vào đầu năm, so với 58% của Sri Lanka.

Mike Gallagher, giám đốc nghiên cứu tại Continuum Economics cho biết: “Sri Lanka và Pakistan đang căng thẳng do nợ nước ngoài cao so với mức GDP, cộng với thâm hụt tài khoản vãng lai. Giờ đây, các ngân hàng trung ương của họ đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng vào thời điểm tồi tệ nhất có thể - khi đồng USD mạnh và Fed đang đẩy lãi suất lên 2,5% đến 3,0%.”

Sự thắt chặt của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã ảnh hưởng đến các thị trường mới nổi bằng cách tăng gánh nặng nợ và hút vốn ra khỏi nền kinh tế của họ.

Giống như Sri Lanka, những người biểu tình Pakistan đã nổi lên chống lại chính phủ nước mình. Chính phủ của cựu Thủ tướng Imran Khan đã bị lật đổ trong một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm vào tháng 4, gây ra các cuộc biểu tình lớn. Chính phủ mới của Shehbaz Sharif đang cố gắng điều chỉnh con tàu kinh tế, bắt đầu với một quyết định không được ưa chuộng là cắt giảm trợ cấp nhiên liệu trong một nỗ lực nhằm mở khóa tài trợ của IMF.

Và các nền kinh tế Nam Á khác

Ấn Độ, nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới này cũng đang cảm thấy tác động của lạm phát, với giá bán lẻ tăng gần 7,8% trong năm vào tháng 4. Theo truyền thông địa phương, dự trữ ngoại hối của nước này giảm trong 9 tuần liên tiếp cho đến giữa tháng 5, mặc dù các nhà quan sát cho rằng con số khoảng 600 tỷ USD là đủ. Ngân hàng trung ương Ấn Độ đã thực hiện một đợt tăng lãi suất ngoài chu kỳ bất ngờ vào ngày 4 tháng 5 và sẽ họp lại trong tuần này.

Cũng nằm trong tầm ngắm của tuần này là Maldives, quốc gia có khoản trái phiếu trị giá 250 triệu USD đến hạn vào thứ 3. Bộ trưởng Tài chính Maldives khẳng định với giới truyền thông địa phương rằng không có rủi ro vỡ nợ. Tuy nhiên, ngân hàng đầu tư Mỹ JPMorgan đã đưa thiên đường du lịch này vào danh sách những nơi có nguy cơ vỡ nợ vào cuối năm 2023.

Tổng nợ so với GDP ở Maldives vượt quá 100%, với tỷ lệ nợ nước ngoài gần 67% trong tháng 1 - một gánh nặng cho nền kinh tế mỏng manh của quốc gia này. Theo nhà cung cấp dữ liệu Macrobond, Bahamas, một quốc đảo định hướng du lịch khác trong danh sách theo dõi của JPMorgan, có tỷ lệ nợ nước ngoài là 36,5%.

Tại Nepal, sự ổn định kinh tế vĩ mô cũng đang được giám sát chặt chẽ. Chính phủ thậm chí đã đình chỉ thống đốc ngân hàng trung ương, được cho là đã không làm việc hiệu quả duy trì dự trữ ngoại hối.

Gunakar Bhatta, giám đốc điều hành và người phát ngôn của Ngân hàng trung ương Nepal Rastra, lập luận rằng “Nợ công của Nepal so với GDP là 40% có thể quản lý được và trong số này chỉ có 950 tỷ rupee Nepal (7,6 tỷ USD) do các tổ chức quốc tế nắm giữ. chủ yếu là đa phương. Không có vấn đề gì về việc đất nước này vỡ nợ vì Nepal hiện có mức nhập khẩu trị giá khoảng 6,6 tháng, được cung cấp bởi dự trữ ngoại hối của họ.”

Tuy nhiên, Bhatta thừa nhận rằng lạm phát và những tác động tiêu cực của thâm hụt thương mại của đất nước là những mối đe dọa đối với kinh tế nước nhà.

Một ngoại lệ ở khu vực này là Bangladesh. Lạm phát tại đây đã chạm mức 6,29% vào tháng 4, nhưng quốc gia này cho đến nay vẫn giữ dự trữ ngoại hối và nợ nước ngoài ở mức bền vững hơn, nhờ một số quyết định cứng rắn. Bangladesh đã không chọn việc thực hiện chính sách khóa cửa nghiêm ngặt, điều này giúp duy trì doanh thu thuế. Quốc gia này cũng đã hạn chế can thiệp sâu rộng vào thị trường mở để nâng đỡ đồng tiền của mình, đồng thời quản lý cẩn thận thâm hụt tài chính và cán cân tài khoản vãng lai.

Theo các nhà nghiên cứu kinh tế, để tránh những rủi ro khốc liệt có thể xảy ra với quốc gia mình, các nền kinh tế Nam Á nên cố gắng đa dạng hóa hơn trong dài hạn, họ cần một con mắt sắc bén hơn để giải quyết vấn đề. Theo nhà nghiên cứu kinh tế Gunaratna: “Để giảm thiểu những cú sốc toàn cầu trong tương lai, các chính phủ Nam Á phải phát triển khả năng cả về tầm nhìn xa và trí thông minh để dự đoán và ngăn chặn các cuộc khủng hoảng có thể xảy đến”.

Huy Hoàng (Theo Asia Nikkei)

Bình Luận

Tin khác

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô
Thái Bình xúc tiến đầu tư tại Hungary

Thái Bình xúc tiến đầu tư tại Hungary

(CLO) Tỉnh Thái Bình mong muốn được hợp tác toàn diện với các đối tác, nhà đầu tư Hungary, trong đó đi sâu trao đổi, xuất nhập khẩu hàng hóa, giao lưu văn hóa, hợp tác giáo dục, đào tạo, y tế.

Kinh tế vĩ mô