Không có đường băng bằng phẳng cho những sai lầm!

Thứ bảy, 11/07/2020 17:06 PM - 0 Trả lời

(CLO) Vị cựu bộ trưởng mang một cái tên có nghĩa chói lọi, rực rỡ cuối cùng đã phải nhận cái kết đắng: nghỉ hưu trong cảnh… đông tàn. Gần 4 năm kể từ ngày bị cách hết các chức vụ, hôm 10/7, ông Vũ Huy Hoàng đã chính thức thành “củi”, mấp mé trước miệng “lò”.

Vị cựu bộ trưởng mang một cái tên có nghĩa chói lọi, rực rỡ cuối cùng đã phải nhận cái kết đắng: nghỉ hưu trong cảnh… đông tàn

Vị cựu bộ trưởng mang một cái tên có nghĩa chói lọi, rực rỡ cuối cùng đã phải nhận cái kết đắng: nghỉ hưu trong cảnh… đông tàn

Khuya 10/7, thông tin ông Vũ Huy Hoàng, cựu Bộ trưởng Bộ Công thương bị khởi tố được chia sẻ với tốc độ chóng mặt trên các diễn đàn. Nhưng tuyệt nhiên, nó không nhiều người bất ngờ, bởi  đó là cái kết đã được dự báo trước.

Lần lại lý lịch của vị cựu Bộ trưởng quê Hải Phòng, có thể nói ông Hoàng thuộc diện “vở sạch chữ đẹp” từ những năm tháng thanh xuân. Từng đi du học ở Cộng hòa Dân chủ Đức trở về nước, kinh qua nhiều chức vụ quan trọng từ Trung ương đến địa phương. Nghĩa là đã có quá trình trình rèn luyện, phấn đấu, trưởng thành bài bản, có trình độ học vấn cao (tiến sỹ kinh tế). Nhưng rồi, hai nhiệm kỳ liên tiếp ngồi ghế Bộ trưởng Bộ Công thương, ông đã làm vấy bẩn lý lịch của chính mình bằng những sai phạm được kết luận là rất nghiêm trọng.

Tháng 11/2016, Ban Bí thư đã cách chức Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Công thương trong thời gian 2011-2016. Tiếp đó, tháng 1/2017, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết xóa tư cách Nguyên Bộ trưởng của ông Hoàng.

Sự việc chưa dừng lại ở đó, ngày 10/7/2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Vũ Huy Hoàng, cựu Bộ trưởng Bộ Công thương để điều tra về tội “vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. Những vi phạm của ông Hoàng liên quan đến vụ án tại Tổng Công ty Bia, rượu, nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), nơi một thời chính ông đã “hô biến” con trai ruột của mình mới 28 tuổi trở thành Phó Tổng giám đốc.

Nhìn lại 2 nhiệm kỳ ông Vũ Huy Hoàng làm tư lệnh ngành Công thương, nhiều người không khỏi giật mình bởi những con số thất thoát lên đến hàng ngàn tỷ đồng từ những dự án vẽ ra rồi đắp chiếu.

Hết nâng đỡ không trong sáng con trai, ông này còn là bệ đỡ cho Trịnh Xuân Thanh rồi đề nghị tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, Huân chương Lao động cho doanh nghiệp và cá nhân đang vướng sai phạm.

Năm 2015, Thanh tra Chính phủ còn phát hiện ra một chuyện có thể xem là vô tiền khoáng hậu đối với một lãnh đạo cao cấp ở nước ta. Đó là việc, một năm có 365 ngày thì ông Vũ Huy Hoàng, trên cương vị Bộ trưởng Bộ Công thương đã ở nước ngoài tới 163 ngày, chiếm hơn một nửa thời gian làm việc trong năm.

Đành rằng, ngành Công thương là một ngành cần thiết phải có quan hệ ngoại giao, kêu gọi đầu tư, xúc tiến thương mại nhưng việc đi nước ngoài của cán bộ lãnh đạo nói chung đã có quy định rõ đối với cả những trường hợp đặc biệt. Nhưng việc một vị tư lệnh ngành xuất ngoại đến 163 ngày bằng tiền ngân sách và tiền đóng góp từ các doanh nghiệp trực thuộc Bộ là điều không thể chấp nhận được, dù viện dẫn bất kỳ lý do gì.

Xâu chuỗi những “khoảng tối” trong lý lịch thời kỳ làm Bộ trưởng của ông Vũ Huy Hoàng để thấy: ông này đã có biểu hiện lợi dụng vị trí công tác để hưởng đặc quyền, đặc lợi.

Các sai phạm của ông cựu Bộ trưởng cũng khá … “phong phú”, “đa dạng”. Từ sai phạm trong quản lý, điều hành kinh tế, trong công tác tổ chức cán bộ đến các quy định về đạo đức công vụ của người cán bộ lãnh đạo.

Quá trình sai phạm từ nhỏ, đến lớn, từ nghiêm trọng đến rất nghiêm trọng trải dài, vắt ngang qua hai nhiệm kỳ và “chốt hạ” bằng vụ “đất vàng” Sabeco như giọt nước tràn ly khiến ông và thuộc cấp phải tra tay vào còng.

Điều đáng nói là phải đến khi ông Vũ Huy Hoàng rời chính trường, những sai phạm nghiêm trọng ấy mới được phát hiện. Và, phải gần 4 năm sau, chiếc lò chống tiêu cực mới chính thức gọi tên ông.

Giá mà khi còn đương chức, chiếc lồng cơ chế được siết chặt hơn, có lẽ đã không có cơ hội để một ông Bộ trưởng tự tung tự tác, rồi trượt dài trong vũng lầy sai phạm như thế.

Nhưng cuối cùng thì chuyến bay lỗi của “cơ trưởng” Vũ Huy Hoàng đã không có đường băng bằng phẳng để hạ cánh an toàn.

Quang Duy

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn