(CLO) Theo ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nếu không có chính sách hỗ trợ phù hợp, kịp thời, nền kinh tế không thể sớm phục hồi và tăng trưởng trở lại như trước khi có dịch, và có thể bị lỡ nhịp so với thế giới.
Không có giải pháp kịp thời, kinh tế Việt Nam sẽ lỡ nhịp so với thế giới
Từ tháng 12 năm 2019 đến nay, đại dịch COVID-19 diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường đang làm thay đổi sâu sắc mọi mặt về kinh tế - xã hội thế giới.
Tại Diễn đàn cấp cao thường niên lần thứ ba về Công nghiệp 4.0, được tổ chức trực tuyến vào sáng 6/12, ông Trần Tuấn Anh, Trưởng ban Kinh tế Trung ương cho biết: Tại Việt Nam, do tác động của đại dịch, lần đầu tiên tăng trưởng quý III năm 2021 giảm sâu tới 6,17%, đây là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay, ước tính GDP của Việt Nam năm 2021 chỉ ước đạt 2-2,5%.
Ông Trần Tuấn Anh, Trưởng ban Kinh tế Trung ương.
Ông Trần Tuấn Anh dự báo dịch COVID-19 còn tiếp tục kéo dài, khó lường; nền kinh tế đất nước phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy cơ vượt quá sức chịu đựng của người dân và doanh nghiệp.
Trước những tác động của đại dịch, ông Trần Tuấn Anh cho rằng, nhu cầu cấp bách, khẩn trương hiện nay là tìm kiếm những giải pháp hiệu quả nhằm phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bền vững thời kỳ hậu COVID-19, đồng thời tạo nền tảng, hỗ trợ các động lực tăng trưởng trong dài hạn thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa phù hợp với bối cảnh và yêu cầu phát triển triển mới.
Đồng tình với luận điểm này, ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho biết: Trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát, nhiều giải pháp, chính sách đã được ban hành để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn của dịch bệnh, duy trì và ổn định đời sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Tính tới nay, tổng số tiền thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong năm 2021 là khoảng 138.000 tỷ đồng.
“Nếu không có chính sách hỗ trợ phù hợp, kịp thời, nền kinh tế không thể sớm phục hồi và tăng trưởng trở lại như trước khi có dịch; ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm, các kế hoạch 5 năm, chiến lược 10 năm và có nguy cơ lỡ nhịp với xu hướng phục hồi của kinh tế toàn cầu”, ông Phương nói.
Hàng loạt giải pháp phục hồi kinh tế
Bàn về giải pháp phục hồi kinh tế, Thứ trưởng Phương nhấn mạnh vào 5 nhóm giải pháp chính. Nhóm thứ nhất là thực hiện lộ trình mở cửa nền kinh tế gắn với phòng chống dịch.
Nhóm thứ hai là an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm. Trong đó có việc hỗ trợ chi phí thuê nhà cho người lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, cho vay ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách Xã hội để hỗ trợ giải quyết việc làm, hỗ trợ học sinh, sinh viên, cơ sở mầm non, tiểu học ngoài công lập, cho vay mua, thuê nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.
Toàn cảnh diễn đàn.
Nhóm thứ ba là hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Nhóm thứ 4 là phát triển kết cấu hạ tầng, khơi thông nguồn lực xã hội cho đầu tư và phát triển. Cuối cùng là nhóm giải pháp liên quan tới hoàn thiện cơ chế, chính sách, cải thiện hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Phát biểu tại diễn đàn, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan cũng chia sẻ kế hoạch phục hồi tổng thể nền kinh tế. Trong đó nhấn mạnh chiến lược "biến nguy thành cơ", "biến đau thương thành hành động".
Theo ông Hoan, chương trình phục hồi kinh tế của TPHCM được làm 2 giai đoạn: Trong đó năm 2022 sẽ tập trung khắc phục hệ lụy dịch bệnh, khôi phục sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp, tạo việc làm, chăm lo đời sống an sinh xã hội trên cơ sở thích ứng an toàn, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh.
Sang năm 2023 và giai đoạn tiếp theo, TPHCM sẽ triển khai các giải pháp giải quyết điểm nghẽn, tạo tăng trưởng nhanh và bền vững, phát huy thế mạnh của Thành phố, từng bước hình thành trung tâm tài chính, thương mại mua sắm, đổi mới sáng tạo, chất lượng dịch vụ cao, trung tâm văn hóa của đất nước và Đông Nam Á.
Để phục hồi, ông Hoan cho biết TP.HCM đang triển khai 7 nhóm giải pháp lớn. Trong đó có một số nội dung như tái cấu trúc khu công nghiệp, khu chế xuất, khuyến khích doanh nghiệp triển khai áp dụng công nghệ mới, đồng thời, tổ chức thành công diễn đàn kinh tế của TP diễn ra vào tháng 4/2022 với chủ đề về chuyển đổi số.
Ngoài ra, TPHCM cũng sẽ đẩy mạnh nhóm giải pháp liên quan tới khai thác hiệu quả quỹ đất, tạo nguồn lực cho thành phố, chỉnh trang đô thị. Đồng thời tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, thông qua chương trình kích cầu đầu tư.
Để phục hồi nền kinh tế, lãnh đạo TPHCM kiến nghị Chính phủ quan tâm, dành nhiều nguồn lực hơn cho việc ưu tiên vốn đầu tư công cho một số dự án, thúc đẩy hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
"Đây là khu vực chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế, tuy nhiên vừa qua khó khăn, nhiều trường hợp phá sản hoặc không có nhiều tài sản thế chấp vay vốn. Hỗ trợ họ tuy ít nhưng tốc độ họ phục hồi nhanh, tạo công ăn việc làm cho người lao động", ông Hoan nhấn mạnh.
(CLO) Dù chưa được cấp phép khai thác khoáng sản, nhưng cả ngàn khối đất vẫn được vận chuyển ra khỏi dự án rồi đổ rải rác tại các điểm khác nhau. Vụ việc được phát hiện khi một bãi đất trống trong khu vực dân cư bỗng đầy lên bất thường.
(CLO) Báo chí trên mạng xã hội không chỉ là xu hướng mà đã trở thành điều tất yếu, đòi hỏi cách đưa tin ngắn gọn, trực quan và phù hợp với thói quen người dùng.
(CLO) Ngày 2/4, Israel tuyên bố mở rộng chiến dịch quân sự tại Gaza với kế hoạch chiếm giữ các khu vực rộng lớn hơn và đưa vào vùng an ninh do nước này kiểm soát.
(CLO) Chính quyền Trung Quốc vừa cấp giấy phép đầu tiên cho dịch vụ taxi bay không người lái, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc phát triển giao thông hàng không tầm thấp.
(CLO) Nga đẩy mạnh tuyển quân với đợt nhập ngũ lớn nhất trong nhiều năm, trong khi Đức lần đầu tiên triển khai quân thường trực sát Kaliningrad của Nga, làm gia tăng căng thẳng quân sự ở Đông Âu.
(CLO) Nhà Trắng xác nhận rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ công bố mức thuế quan mới trong tuần này, nhưng không cung cấp thông tin chi tiết về quy mô và phạm vi của các biện pháp, khiến các nhà quan sát lo ngại về khả năng chiến tranh thương mại toàn cầu leo thang.
(CLO) Châu Âu đang có động thái mạnh mẽ nhằm gây sức ép lên Nga bằng hai biện pháp then chốt: tiếp tục đóng băng hàng trăm tỷ USD tài sản Nga, đồng thời công bố hàng loạt gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine.
(CLO) Cơn sốt tạo ảnh nghệ thuật theo phong cách Ghibli bằng công cụ tạo ảnh của ChatGPT đã dẫn đến sự gia tăng kỷ lục số lượng người dùng chatbot của OpenAI vào tuần trước, gây áp lực lên máy chủ và làm dấy lên quan ngại về vi phạm bản quyền.
(CLO) Theo lực lượng cảnh sát giao thông, các vi phạm đi ngược chiều thường xảy ra tại những khu vực có mật độ phương tiện cao, người điều khiển xe máy bất chấp quy định để rút ngắn quãng đường di chuyển, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn, ảnh hưởng đến trật tự giao thông. Đây là hành vi nguy hiểm, cần phải kiên quyết ngăn chặn, xử lý.
(CLO) Đại diện của Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM cho biết: Các doanh nghiệp niêm yết báo cáo tài chính có cải thiện hơn khi công bố thông tin đầy đủ thu nhập của hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ủy ban kiểm tra.
(CLO) Đại diện của Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM cho biết: Các doanh nghiệp niêm yết báo cáo tài chính có cải thiện hơn khi công bố thông tin đầy đủ thu nhập của hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ủy ban kiểm tra.
(CLO) Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng yêu cầu các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu, quyết liệt tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt 8% trở lên.
(CLO) Gần đây, Bộ Tài chính nhận được thông tin phản ánh trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính “thu hồi tiền” cho các nạn nhân bị lừa đảo qua mạng.
(CLO) IMF vừa phê duyệt khoản vay 400 triệu USD cho Ukraine, nâng tổng hỗ trợ lên 10,1 tỷ USD, trong bối cảnh kinh tế nước này dự báo tăng trưởng chậm.
(CLO) Bộ trưởng Bộ Tài chính nhấn mạnh sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển thị trường vốn cả về chiều rộng và chiều sâu, quyết tâm nâng hạng thị trường chứng khoán ngay trong năm 2025.