Không được thả nổi giá sách giáo khoa

Chủ nhật, 29/03/2020 17:13 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hiện nay giá các bộ sách giáo khoa lớp 1 của Chương trình phổ thông mới do các nhà xuất bản (NXB) công bố đều có giá cao hơn gấp 3 lần so với giá sách hiện hành. Việc tăng như vậy khiến các chuyên gia cho rằng cần báo cáo vấn đề này với Quốc hội để xin ý kiến.

Sự kiện: sách giáo khoa

Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông quy định, “Khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa (SGK) trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông. Để chủ động triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức việc biên soạn một bộ SGK. Bộ SGK này được thẩm định, phê duyệt công bằng với các SGK do tổ chức, cá nhân biên soạn. Các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn SGK để sử dụng dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT”.

Mặt khác, Nghị quyết về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông được ban hành từ 11/2014 đến nay đã được 5 năm. Năm 2020 -2021,chương trình phổ thông mới được triển khai, sách lớp 1 mới được đưa vào giảng dạy. Hiện các cơ sở giáo dục có 5 bộ SGK để lựa chọn. Cả 5 bộ sách này đều được biên soạn bằng nguồn xã hội hóa (4 bộ sách của Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam và 1 bộ sách còn lại là của NXB Sư phạm và NXB Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Đến thời điểm này, Bộ GD&ĐT vẫn chưa biên soạn được bộ sách giáo khoa lớp 1 nào như Quốc hội giao.

Giá sách giáo khoa tăng đột biến sẽ khiến người dân băn khoăn, lo lắng (ảnh T.L).

Giá sách giáo khoa tăng đột biến sẽ khiến người dân băn khoăn, lo lắng (ảnh T.L).

Hiện nay dư luận đang quan tâm đến giá SGK vì mức giá được cho là tăng quá cao so với SGK hiện hành. Cụ thể, 4 bộ SGK của NXB Giáo dục Việt Nam bao gồm: bộ SGK Kết nối tri thức với cuộc sống, gồm 10 cuốn, giá 179 nghìn đồng; bộ SGK Chân trời sáng tạo, gồm 9 cuốn, giá 186 nghìn đồng; bộ SGK Cùng học để phát triển năng lực, gồm 10 cuốn, giá 194 nghìn đồng; bộ SGK Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục, gồm 9 cuốn, giá 189 nghìn đồng. Bộ sách Cánh Diều của NXB Sư phạm và NXB Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh có giá 199 nghìn đồng. Trong khi bộ SGK hiện hành có giá 54 nghìn đồng.

Lý giải về việc tăng giá NXB Giáo dục Việt Nam, nhà xuất bản giáo dục đưa ra nhiều lý do, trong đó có cho rằng: “Với SGK theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ có nhiều NXB cùng tham gia xuất bản SGK trong môi trường cạnh tranh, vận hành theo cơ chế thị trường sẽ kéo theo chi phí cho các hoạt động triển khai thị trường (marketing) như: chi phí tổ chức hội thảo giới thiệu sách tại các địa phương; chi phí tập huấn giáo viên; chi phí in và gửi sách mẫu tới các cơ sở giáo dục; chi phí truyền thông, quảng cáo…(Riêng đối với bản mẫu SGK phục vụ nhiệm vụ lựa chọn sách sử dụng trong năm học 2020-2021, NXB Giáo dục Việt Nam đã triển khai cung ứng 50.000 bộ SGK tới các cơ sở giáo dục tại các tỉnh thành trong cả nước)”.

Việc giá sách giáo khoa tăng cao cần thiết phải có phương án phù hợp để hài hòa quyền lợi của các NXB và người dân. Xung quanh vấn đề này, Giáo sư Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng cần thiết phải có cách thức xử lý sao cho người dân không phải chịu giá sách quá cao. Đáng ra, đơn vị tổ chức viết sách không phải là các NXB. Các thời trước đều có cơ quan độc lập đứng ra để viết sách. Sau khi sách được duyệt thì mới chuyển sang NXB để in. Nhưng hiện nay các NXB được quyền viết sách, được quyền xuất bản và được quyền viết nhiều sách như vậy dễ độc quyền.

Đến giờ in ấn thì mới phát sinh ra các chi phí phải tiếp khách, quảng cáo, marketing…mà tất cả được tính vào giá, cuối cùng người dân phải chịu. Thậm chí, các khâu hành chính, sự nghiệp tiêu bao nhiêu thì dân phải chịu bấy nhiêu. Đây là điều bất hợp lý. Đã có dư luận nói rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo không làm đúng yêu cầu của Nghị quyết của Quốc hội. Bây giờ các NXB công bố giá như vậy khó làm gì được họ.

Cũng theo ông Dong, sau khi nghiệm thu sách thì tỉnh nào lựa chọn sách nào thì tự in lấy và đó là quyền của họ. Ví như tỉnh A thích một bộ sách nào đó thì lấy xuống in đúng nhu cầu của tỉnh. Còn đắt rẻ do địa phương tự quyết. Tỉnh nghèo thì dùng giấy không thượng hạng còn tỉnh giàu thì in bìa đẹp hơn. Còn trong trường hợp giá sách vẫn như công bố thì các địa phương, các tỉnh phải có ý kiến lên Quốc hội, không thể cái gì tăng giá cũng được. Nếu Quốc hội có ý kiến trợ giá SGK thì càng tốt, người dân cầm tiền đó để đi mua sách.

Cũng liên quan đến vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội cho biết, giá sách phụ thuộc vào yếu tố thị trường và đời sống của người dân. Giá sách phải vừa đảm bảo quyền lợi của nhà xuất bản lại vừa đảm bảo quyền lợi của dân. Chính phủ trợ giúp được như thế nào trong vấn đề này cũng là điều cần thiết? Giá sách căn cứ vào kinh tế thị trường thì cũng phải căn cứ vào sức dân. Nhà nước phải làm thế nào chứ không được thả nổi.

                                                                                                                    Minh Triết

Tin khác

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

(CLO) Chiều 25/4, UBND thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) thông tin cập nhật kết quả điều tra, xử lý vụ tố cáo một chủ nhóm lớp mẫu giáo bạo hành trẻ em trên địa bàn.

Giáo dục
Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

(CLO) Tại buổi họp báo chiều 25/4, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP HCM Lê Hoài Nam đã thông tin về sự việc trẻ bị cô giáo đánh tại lớp mẫu giáo Tí Bo (phường Linh Đông, TP Thủ Đức, TP HCM).

Giáo dục
Trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024

Trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024

(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định vừa tổ chức trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024 dành cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tại các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh.

Giáo dục
Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

(CLO) Theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trong dịp lễ 30/4 - 1/5, cán bộ, công chức và người lao động ngành giáo dục Hà Nội được hoán đổi ngày làm việc từ ngày thứ Hai (29/4) sang ngày thứ Bảy (4/5).

Giáo dục
Học sinh có 5 ngày để thử nghiệm đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT

Học sinh có 5 ngày để thử nghiệm đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT

(CLO) Từ ngày 24 đến 28/4, học sinh lớp 12 trên cả nước thực hành thử nghiệm đăng ký dự thi trực tuyến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Giáo dục