(NB&CL) Là đơn vị thành viên của Ban chỉ đạo 389 TP. Hải Phòng, năm 2018 và đầu năm 2019, tập thể cán bộ, công chức, người lao động Cục Quản lý thị trường Hải Phòng không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức; đạt được những kết quả đáng ghi nhận trên mặt trận chống buôn lậu, gian lận thương mại.
Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của mình, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tổng Cục quản lý thị trường, UBND, Ban chỉ đạo 389 thành phố Hải Phòng; năm 2018 Cục Quản lý thị trường Hải Phòng đã chủ động tham mưu, đề xuất với UBND, Ban chỉ đạo 389 thành phố xây dựng và triển khai nhiều chương trình hành động, kế hoạch, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, nhằm thực hiện hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố.
Theo báo cáo, năm 2018 giá cả thị trường ở Hải Phòng tương đối ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn diễn biến phức tạp, đặc biệt là gia tăng vào những tháng cuối năm, cũng như thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Các đối tượng hoạt động có tổ chức, với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi nhằm đối phó với các cơ quan chức năng như: Chia nhỏ, xé lẻ hàng hóa gửi về nhiều địa chỉ khác nhau nhưng thực chất chỉ có một người nhận; dựa vào định mức miễn thuế, hàng quà biếu, quà tặng để hợp thức hàng lậu, hàng cấm. Lợi dụng thời tiết xấu, đêm tối, giờ nghỉ, ngày nghỉ để vận chuyển. Hàng hóa lưu thông trên đường thường cất giấu trong hầm, cốp xe, trong người, hành lý, trên các phương tiện giao thông, kể cả đường sắt, đường bộ, đường thủy, đường hàng không. Đi kèm hàng hóa là hóa đơn GTGT khống, hoá đơn quay vòng. Không khai báo hải quan khi xuất cảnh, nhập cảnh. Hàng hóa nhập lậu chủ yếu là điện thoại di động, máy tính, đồ điện dân dụng (cũ, mới), thuốc lá, rượu ngoại, bánh kẹo, đồ may mặc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thậm chí có cả những mặt hàng cấm như thuốc lá ngoại và pháo các loại…
Tình trạng sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, xâm phạm sở hữu trí tuệ, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hết sức đa dạng, những người tham gia trong lĩnh vực này có sự tính toán tinh vi từ khâu sản xuất đến phân phối, thậm chí núp bóng dưới dạng hội thảo, kinh doanh đa cấp, gây khó khăn cho lực lượng kiểm tra, kiểm soát phổ biến như: Kinh doanh không có giấy chứng nhận, hàng hóa đóng gói không đảm bảo định lượng ghi trên bao bì, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, hoặc đã quá hạn sử dụng…
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, Tổng Cục quản lý thị trường - Bộ Công thương; UBND, Ban chỉ đạo 389 thành phố Hải Phòng và Sở Công thương. Năm 2018, Cục quản lý thị trường Hải Phòng không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn thách thức, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao. Chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật; gắn việc tuyên truyền với ký cam kết không buôn bán, chứa chấp, vận chuyển hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho khoảng 3.000 tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố. Cùng với đó tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, kết hợp giữa kiểm tra thường xuyên với mở các đợt cao điểm theo từng chuyên đề, từng lĩnh vực và từng thời điểm cụ thể. Thường xuyên phối kết hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn thành phố trong công tác kiểm tra, kiểm soát, đồng thời cử cán bộ tham gia đầy đủ vào các đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố.
Trong năm đã tiến hành kiểm tra 3.212 vụ, xử lý 1.575 vụ, nộp ngân sách nhà nước 5.084.532,000 đồng; xử phạt hành chính 3.534.300,000 đồng; phát mại hàng hóa trị giá 1.550.232,000 đồng. Do làm tốt công tác tuyên truyền cùng với tích cực thực hiện kiểm tra, kiểm soát nên năm 2018, Cục quản lý thị trường Hải Phòng đã góp phần vào việc làm bình ổn thị trường, từng bước tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp, người tiêu dùng.
Bước sang năm 2019, ngay từ đầu năm, Cục quản lý thị trường Hải Phòng đã xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện. Đặc biệt là ban hành kế hoạch kiểm tra chuyên đề thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019. Tập trung cao vào việc kiểm tra các mặt hàng thiết yếu có nhu cầu tiêu dùng lớn trong dịp tết, dịp lễ hội, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý, nhằm ổn định thị trường. Tăng cường kiểm tra khâu lưu thông; cử người tham gia 05 chốt kiểm dịch động vật để đề phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi và kiểm soát các sản phẩm sữa…
Trong quý I/2019, Cục QLTT Hải Phòng đã tiến hành kiểm tra 601 vụ, xử lý 432 vụ, tổng số tiền nộp ngân sách nhà nước và trị giá hàng tiêu hủy gần 3 tỷ đồng, chủ yếu là các mặt hàng như mỹ phẩm, nước giải khát, thực phẩm chức năng, phụ tùng xe máy… Đã kiểm tra và xử lý 40 vụ buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu; 09 vụ buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật thương mại 552 vụ, xử lý 383 vụ; phối hợp kiểm soát 33 xe vận chuyển lợn, phát hiện 02 xe không có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật.
Cục QLTT Hải Phòng đã phối hợp với Công an thành phố Hải Phòng tiến hành kiểm tra cửa hàng mỹ phẩm tại Hàng Kênh, quận Lê Chân và kho hàng tại số 12 Thành Tô, quận Hải An; tại thời điểm kiểm tra chủ cửa hàng không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hàng hóa. Cục quản lý thị trường đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và tiêu hủy hơn 1 tấn mỹ phẩm. Kiểm tra cửa hàng bia, nước giải khát tại Lê Lai, quận Ngô Quyền, đã phát hiện gần 9.000 chai bia Heniken và nước ngọt các loại do nước ngoài sản xuất nhưng trên nhãn mác không có ngày sản xuất, chủ cửa hàng cũng không chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa và cũng không đăng ký kinh doanh; toàn bộ số hàng trên đã bị tiêu hủy và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định. Tại trung tâm thương mại ở Lê Hồng Phong, phường Đông Khê, quận Ngô Quyền đoàn đã kiểm tra quầy hàng Korea Ginseng, quá trình kiểm tra đã phát hiện lô hàng trên 400 đơn vị sản phẩm thuộc 13 mặt hàng sản phẩm chức năng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đáp ứng các điều kiện kinh doanh. Chủ cửa hàng lại không chứng minh được nguồn gốc hàng hóa; Cục quản lý thị trường đã lập biên bản xử lý vi phạm hành chính và tịch thu để tiêu hủy toàn bộ số hàng trên.
Như vậy có thể thấy, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn thành phố Hải Phòng năm 2018 và những tháng đầu năm 2019 diễn ra khá phức tạp. Cục quản lý thị trường thành phố đã tham mưu, đề xuất với Tổng cục quản lý thị trường, lãnh đạo thành phố, Ban chỉ đạo 389 thành phố Hải Phòng những giải pháp cụ thể để triển khai, tổ chức thực hiện. Mặt khác tiếp tục tăng cường phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường. Kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, góp phần tích cực đẩy lùi các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn thành phố Cảng.
(CLO) Chiều ngày 22/11, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về Hội và nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác văn phòng của Hội Nhà báo khu vực phía Bắc.
(CLO) Hàng trăm tài liệu, cổ vật có niên đại cách ngày nay hơn 2.000 năm, phản ánh sự hình thành và phát triển của nền văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc.
(CLO) Ngày 22/11, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có Quyết định xử phạt Công ty cổ phần chứng khoán SmartInvest gần 1,4 tỷ đồng vì hàng loạt vi phạm.
(CLO) Bất chấp những thách thức từ cuộc chiến tranh xâm lược của Nga, kinh tế Ukraine đã tăng trưởng 4.2% trong 10 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm ngoái, theo thông báo của Bộ Kinh tế Ukraine vào ngày 18 tháng 11.
(CLO) Triều Tiên và Nga vừa ký kết một thỏa thuận mới nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế sau các cuộc hội đàm tại Bình Nhưỡng trong tuần này, theo Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA).
(CLO) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai vừa phối hợp với Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 thực hiện điều tra, phỏng vấn sâu người dân vùng lũ lịch sử gây chết và mất tích nhiều người ở xã Phúc Khánh.
(CLO) Trong những tuần gần đây, các hãng sản xuất ô tô lớn trên thế giới đã liên tiếp công bố kế hoạch cắt giảm nhân sự và đóng cửa nhà máy khi họ chật vật tìm kiếm lợi nhuận từ các dòng xe điện (EV) và đối mặt với làn sóng cạnh tranh từ những sản phẩm giá rẻ hơn.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Joe Biden vừa thông báo với Quốc hội kế hoạch xóa 4,65 tỷ USD khoản nợ mà Ukraine đang gánh chịu, theo một bức thư do Bloomberg News thu thập được.
(CLO) Ngày 22/11, Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh mở phiên toà sơ thẩm xét xử các bị cáo: Xeng và Sisavanh Yongyaerlor (cùng SN 1988, trú huyện Khăm Cợt, tỉnh Bolikhămxay, Lào) về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”.
(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đã công bố Bộ Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp mới nhằm nâng cao uy tín, chất lượng và trách nhiệm của môi giới.
(CLO) Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND ngày 22/11/2024 về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
(CLO) Tỉnh Lai Châu cam kết tạo mọi thuận lợi để hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác du lịch với mục tiêu "doanh nghiệp phát tài - Lai Châu phát triển''.
(CLO) Ngày 22/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông và lãnh đạo các sở, ngành thành phố đi kiểm tra tiến độ thi công và thực hiện Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.
(CLO) Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp đã chỉ ra nhiều hạn chế trong công tác hộ đê và xử lý sự cố đê điều qua đợt mưa lũ do bão số 3 tại Hội nghị chủ tịch UBND cấp huyện các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt.
(CLO) Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND ngày 22/11/2024 về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
(CLO) Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân và tổ chức như chuyển mục đích sử dụng đất; chia tách, hợp thửa... nếu phù hợp quy định thì vẫn được thực hiện theo quy định.
(CLO) Ngày 22/11, Công an huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) cho biết, vừa phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công an TP Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công Chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 06 đối tượng, thu giữ trên 2.200kg pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan.
(CLO) Sáng 22/11, TP Hải Phòng phối hợp Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số TP Hải Phòng năm 2024, với chủ đề “Chuyển đổi số xanh - Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
(CLO) Xã Hưng Đạo (huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên) đang ‘thay da đổi thịt’ từng ngày và tới đây sẽ vinh dự đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023. Để có được thành tích này, chính quyền địa phương đã luôn quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với đó là sự tận tâm của các doanh nghiệp trong thi công hạ tầng cơ sở, sự đồng thuận của nhân dân chung tay xây dựng nông thôn mới.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng 22/11, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, TP Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Bước sang năm 2024, tình hình biên mậu tại các cửa khẩu của TP. Móng Cái có bước phục hồi, tăng trưởng trở lại. Tuy nhiên, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ, diễn biến phức tạp.