Không phải do Covid-19, thực tế, ông chủ King BBQ, Seoul Garden đã "đuối sức" từ lâu

Thứ sáu, 23/04/2021 06:27 AM - 0 Trả lời

(CLO) Giữa đại dịch Covid-19, Red Sun, chủ của những thương hiệu ẩm thực đình đám như King BBQ Seoul Garden đang gây chú ý vì nợ nần chồng chất. Tuy nhiên, trước khi Covid-19 xuất hiện, Red Sun đã thua lỗ nặng.

Nhiều quán thương hiệu King BBQ khá vắng khách (Ảnh minh họa).

Nhiều quán thương hiệu King BBQ khá vắng khách (Ảnh minh họa).

Thị trường ẩm thực Việt phong phú nên cạnh tranh khốc liệt. Giữa “cuộc chiến” đó, Công ty CP thương mại quốc tế Mặt Trời Đỏ (Red Sun) và Công ty CP Thương mại Dịch vụ Cổng Vàng (Golden Gate) nổi bật hơn cả và trở thành những đối thủ trực tiếp của nhau.

Giữa đại dịch Covid-19, ẩm thực, du lịch là những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Golden Gate báo cáo kết quả kinh doanh năm 2020 với 80% lợi nhuận “bốc hơi”. Còn Red Sun trở thành tâm trưởng ngành F&B vì nợ nần chồng chất. Nhiều nhà cung cấp liên tục tố Red Sun không trả nợ đúng hạn. Red Sun cũng đăng đàn “khất nợ” với lý do Covid-19.

Tuy nhiên, trên thực tế, không phải khi Covid-19 xuất hiện, Red Sun mới lao đao. Trước đó, công ty thua lỗ nặng đến mức ăn mòn vốn góp chủ sở hữu dù có trong tay những thương hiệu ẩm thực nổi tiếng như: King BBQ, ThaiExpress, Seoul Garden, Capricciosa, Tasaki BBQ, Meiwei, Khao Lao,…

Thua lỗ trước khi Covid-19 xuất hiện

Red Sun đăng ký hoạt động từ 19/2/2008. Phân khúc Red Sun lựa chọn giống hệt Golden Gate. Đó là trung cấp, phân khúc dành cho giới trung lưu, vốn chiếm tỷ lệ cao tại các thành phố lớn. Vì vậy, các thương hiệu King BBQ, ThaiExpress, Seoul Garden, Capricciosa, Tasaki BBQ, Meiwei, Khao Lao,… đều lựa chọn những nơi “sang chảnh” như cửa hàng mặt phố, các trung tâm thương mại để đón khách.

Để thưởng thức một bữa ăn (bao gồm cả đồ uống) tại King BBQ, ThaiExpress, Seoul Garden, Capricciosa, Tasaki BBQ, Meiwei, Khao Lao,…, mỗi khách chi trả trên dưới 500.000 đồng.

Trong vài năm gần đây, doanh thu của Red Sun cải thiện mạnh. Nếu năm 2016, doanh thu chỉ đạt 361 tỷ đồng thì tới năm 2017, 2018, chỉ tiêu này tăng vọt lên 546 tỷ đồng và 623 tỷ đồng.

Doanh thu thường xuyên đạt trăm tỷ nhưng biên lợi nhuận gộp của Red Sun rất mỏng. Năm 2016, 2017, 2018, tỷ lệ lợi nhuận gộp cận biên chỉ đạt 7,6%, 9,3% và 20,5%. Nghĩa là cứ 1 đồng doanh thu sẽ mang về 0,076 đồng, 0,093 và 0,205 đồng lợi nhuận.

Tỷ lệ lợi nhuận gộp cận biên vừa được cải thiện trong năm 2018 thì ngay lập tức “cắm đầu đi xuống” trong năm 2019. Năm 2019, Red Sun vẫn ghi nhận doanh thu tăng trưởng mạnh lên 743 tỷ đồng nhưng tỷ lệ lợi nhuận gộp cận biên chỉ còn 16%. Dù vậy, con số này vẫn cao hơn nhiều so với năm 2016 và 2017.

Một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ lợi nhuận gộp cận biên năm 2019 của Red Sun giảm sâu là do chi phí thuê mặt bằng tăng vọt trong năm 2019. Nhưng mặt bằng chưa hẳn gây quá nhiều áp lực cho Red Sun vì công ty vẫn đạt lợi nhuận gộp 119 tỷ đồng.

Tỷ lệ lợi nhuận gộp cận biên vẫn cao so với các năm trước nhưng Red Sun bất ngờ thua lỗ 7,5 tỷ đồng. Điều đó cho thấy chi phí bán hàng và chi phí quản lý đã “ăn mòn” lãi của Red Sun.

“Bom nợ” được dự báo trước

Nợ nần đang là câu chuyện “nóng nhất” của Red Sun ở thời điểm hiện tại. Dự báo trong những ngày tới đây, “sức nóng” này cũng chưa thể hạ nhiệt khi ông Nguyễn Nam Trung - Giám đốc điều hành Red Sun gián tiếp thừa nhận dòng tiền yếu khi cho biết: “Mỗi một tháng công ty phải chi trả khoảng 30 tỷ tiền thuê mặt bằng và phải củng cố nhân sự liên tục sau đợt dịch”.

Doanh thu tuy tăng nhưng lợi nhuận của Red Sun rất mỏng.

Doanh thu tuy tăng nhưng lợi nhuận của Red Sun rất mỏng.

Nhưng như đã nói ở trên, không phải chờ đến khi Covid-19 xuất hiện, Red Sun mới khó khăn. Trước đó, các chỉ tiêu tài chính đã dự báo “bom nợ” của Red Sun.

Cụ thể, Red Sun khởi nghiệp với số vốn khá mỏng. Tới năm 2016, công ty mới đạt 37,3 tỷ đồng vốn chủ sở hữu. Tới năm 2018, chỉ tiêu này đi ngang ở mức 38,6 tỷ đồng. Năm 2018, Red Sun mạnh tay tăng vốn lên 161 tỷ đồng rồi giảm xuống 151 tỷ đồng vì thua lỗ trong năm 2019.

Vốn mỏng, Red Sun liên tục mở rộng quy mô và đầu tư vào mặt bằng sang trọng nên Red Sun phải sử dụng đòn bẩy tài chính và “nợ” người bán. Vì vậy, nợ phải trả của công ty luôn cao vượt trội so với vốn và suýt bằng tổng tài sản.

Tại thời điểm cuối năm 2016, nợ phải trả của công ty lên tới 261 tỷ đồng, cao gấp 7 lần vốn và chiếm tới 87,5 tổng nguồn vốn (tài sản). Tại thời điểm cuối năm 2019, nợ phải trả đạt 709 tỷ đồng, cao gấp 4,7 lần vốn và chiếm 82,4% tổng nguồn vốn.

Trong tổng nợ phải trả, nợ vay lên đến 708 tỷ đồng. Như vậy, áp lực trả lãi vay của Red Sun là rất lớn. Nguy hiểm ở chỗ, nợ vay đạt 708 tỷ đồng nhưng doanh thu Red Sun chỉ là 743 tỷ đồng.

Với dòng tiền yếu như vậy từ khi Covid-19 chưa xuất hiện, Red Sun khó lòng trụ vững giữa đại dịch.

Bảo Linh 

Tin khác

Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

(CLO) Theo báo cáo do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố, xuất khẩu lúa mì của Liên minh châu Âu (EU) sang Bắc Phi đã giảm 25% trong 7 tháng đầu của mùa trồng trọt 2023-2024, với nguồn cung từ Nga chiếm ưu thế trên thị trường khu vực.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

(CLO) Xuất khẩu dầu thô từ Iran đạt mức cao nhất trong 6 năm trong quý đầu tiên của năm, dữ liệu từ Vortexa được Financial Times trích dẫn cho thấy.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF dự báo kinh tế Nga tăng trưởng đáng kể

IMF dự báo kinh tế Nga tăng trưởng đáng kể

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã tăng đáng kể dự báo tăng trưởng cho nền kinh tế Nga vào năm 2024. Trong năm nay, GDP của Nga được dự báo sẽ tăng 3,2%, tăng mạnh so với dự báo 2,6% trong tháng 1.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

(CLO) Việc tăng nguồn cung vàng ở thời điểm này chỉ mang tính ngắn hạn. Về lâu dài, việc đấu thầu vàng sẽ tạo ra nhiều bất ổn cho kinh tế trong nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

(CLO) Các công ty Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia vào các dự án năng lượng của Nga trên đảo Sakhalin do tầm quan trọng của chúng đối với an ninh năng lượng của Tokyo, Bộ Ngoại giao nước này tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp