Không thể để vuột mất những thành quả chống dịch

Thứ năm, 30/07/2020 10:36 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Sau hơn 3 tháng không có ca lây nhiễm trong cộng đồng, tình hình dịch Covid-19 đã diễn biến xấu từ 25/7 tới nay. Cơ quan hữu trách và người dân cơ bản có kinh nghiệm và kỹ năng, nhưng đó đây, sự chủ quan, lơ là, hay hoang mang thái quá có thể khiến thành quả chống dịch trước đó vuột mất…

1. Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, dịch Covid-19 xuất hiện trở lại, cụ thể là ở Đà Nẵng, Quảng Ngãi không phải là bất ngờ và Việt Nam đã có những dự liệu từ trước, Chính phủ cũng đã có cảnh báo. Thậm chí ngay trong thông điệp khi khôi phục lại nền kinh tế, Chính phủ, Đảng, Nhà nước đã đưa ra mục tiêu kép là vừa phải ưu tiên phòng, chống dịch vừa đồng thời phát triển kinh tế. Sự xuất hiện trở lại của Covid-19 đã làm dấy lên sự căng thẳng và khẩn trương của tinh thần đó.

Và trong thông báo vừa phát đi của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp sáng 27/7/2020, đã nêu rõ: Yêu cầu các bộ liên quan, UBND các tỉnh, thành phố, nhất là TP. Hà Nội và TP.HCM và các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế tiếp tục chủ động, bình tĩnh, thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch đã đề ra, không để dịch bệnh lây lan, bùng phát.

Cả nước đang mong ngày Đà Nẵng trở lại với vẻ yên bình mỗi sớm bên dòng sông Hàn. Ảnh. Hoàng Lâm.

Cả nước đang mong ngày Đà Nẵng trở lại với vẻ yên bình mỗi sớm bên dòng sông Hàn. Ảnh. Hoàng Lâm.

Đối với Đà Nẵng, Thủ tướng yêu cầu Đảng bộ và chính quyền thành phố coi phòng, chống dịch là nhiệm vụ chính trị hàng đầu, tiếp tục tập trung cao độ, chỉ đạo quyết liệt, huy động sức mạnh tổng hợp, phản ứng nhanh, tăng tốc truy vết, xét nghiệm trên diện rộng nhằm ngăn ngừa, kiểm soát dịch bệnh, không để dịch lây lan ra toàn thành phố và các tỉnh, thành phố khác.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành tiếp tục hỗ trợ TP. Đà Nẵng phòng, chống dịch, nhất là trong việc truy vết, tìm nguồn lây, tăng cường năng lực và đẩy nhanh tiến độ xét nghiệm trên diện rộng, xác định mức nguy cơ đối với từng khu vực, địa bàn.

Lúc này đây, TP. Đà Nẵng khi chính thức phải “tự phong tỏa”, nhưng các bộ, ban, ngành và địa phương đã có những bước đi nhanh chóng, kịp thời để đảm bảo cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân, không có tình trạng khan hiếm, thiếu hụt…

2. Sau các chỉ đạo của Chính phủ, TP. Đà Nẵng đã thực hiện giãn cách xã hội bắt đầu từ 0h ngày 28/7/2020. Nhưng trước đó, khi có thông tin ca nghi nhiễm Covid-19 trên địa bàn, ngay tối 24/7, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đã chủ trì cuộc họp khẩn để chủ động rà soát, ổn định tình hình, tránh gây xáo trộn tư tưởng, cuộc sống người dân và du khách.

Clip kỳ thị người Đà Nẵng đang được các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý.

Clip kỳ thị người Đà Nẵng đang được các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý.

Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cũng kịp thời khẳng định không có trường hợp nào tử vong do Covid-19, cũng như có hiện tượng “tháo chạy” khỏi Đà Nẵng như mạng xã hội thông tin thất thiệt, đồng thời kêu gọi người dân và du khách yên tâm, bình tĩnh phối hợp với cơ quan chức năng thực hiện các giải pháp chủ động phòng chống dịch bệnh…

Đà Nẵng đã kích hoạt đồng loạt mọi biện pháp phòng, chống dịch bệnh ở mức cao nhất, phản ứng rất kịp thời, nỗ lực truy tìm, khoanh vùng và tổ chức lấy mẫu xét nghiệm các ca nghi nhiễm… Tuy vậy, diễn tiến dịch bệnh bất ngờ vừa qua cũng là “cú sốc” không nhỏ, bởi trước đó, đầu tháng 7/2020, tại kỳ họp HĐND thành phố khóa IX, Đà Nẵng đã nêu rõ tình trạng rất tệ đang phải đối mặt, đó là việc lần đầu sau 23 năm, kinh tế thành phố tăng trưởng âm, thu ngân sách chỉ bằng 36,4% so với dự toán, và đặc biệt báo động là có 179.000 lao động bị mất việc làm trong 6 tháng đầu 2020… Ba kịch bản về phục hồi nền kinh tế của TP. Đà Nẵng hậu Covid-19 tới lúc này cơ bản là phá sản.

Và không chỉ Đà Nẵng, Covid-19 đang liên tiếp tấn công các tỉnh, thành phố khác như: TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đắk Lắk... và có thể còn nhiều địa phương khác trong những ngày tới.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong, từ giờ đến cuối năm cũng như thời gian tới, trong khi chờ đợi vaccine hiệu quả để chống đại dịch, việc phát triển kinh tế vẫn phải thực hiện đúng thời điểm chỉ đạo của Thủ tướng, đó là ưu tiên chống dịch bệnh như mục tiêu tối thượng, song song với đó là tìm kiếm các cơ hội để phát triển kinh tế.

Trong bối cảnh hiện nay, để phát triển kinh tế, bên cạnh việc khai thác gói hỗ trợ của Chính phủ về tài chính, tiền tệ tín dụng cũng như các gói hỗ trợ khác đã đang và sẽ có tới đây, các doanh nghiệp cần chủ động tự cứu mình thông qua việc xem xét lại hoạt động kinh doanh để điều chỉnh phù hợp với tình hình thị trường, nhất là thị trường nước ngoài đang bị đóng băng, còn thị trường trong nước thì đang có sự chuyển dịch với động thái mới này…

3. Tiếp tục tinh thần “chống dịch như chống giặc”, ngày 28/7, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 đã có cuộc họp trực tuyến với các Bệnh viện tuyến đầu trong phòng ngừa, điều trị Covid-19 trên cả nước.

Lời cáo lỗi của UBND TP. Đà Nẵng gửi tới du khách gây xúc động trong cộng đồng.

Lời cáo lỗi của UBND TP. Đà Nẵng gửi tới du khách gây xúc động trong cộng đồng.

Tại cuộc họp, Bệnh viện Đà Nẵng đã báo cáo tình hình điều trị các bệnh nhân, sơ bộ có 3 ca nặng nhưng vẫn trong tầm kiểm soát. Bệnh viện Đà Nẵng cũng đã tiến hành phân luồng điều trị, giải toả bệnh nhân, đảm bảo điều kiện về cách ly, điều trị cho các ca bệnh Covid-19. Hiện Bệnh viện Bạch Mai, Chợ Rẫy đang tích cực hỗ trợ Bệnh viện Đà Nẵng về công tác phân luồng bệnh nhân, cách ly, giám sát nhiễm khuẩn, hồi sức tích cực. Bên cạnh các bác sĩ giỏi, Đà Nẵng còn nhận được sự hỗ trợ về máy móc, thiết bị y tế hiện đại như máy chạy ECMO, máy thở,…

Sau khi nghe báo cáo và các ý kiến trao đổi đề xuất của chuyên gia, bác sĩ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ khó khăn, vất vả của các cán bộ y tế, đồng thời nhấn mạnh: Đến thời điểm hiện nay, mặc dù các tỉnh khác như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Huế, Hà Nội, TP.HCM… không phải không có nguy cơ có những người liên quan đến ổ dịch ở Đà Nẵng, nhưng hiện nay Đà Nẵng vẫn đang là ổ dịch. Cả hệ thống, trước hết là hệ thống y tế phải “chia lửa” với Đà Nẵng, không phân biệt giữa địa phương với Trung ương, giữa địa phương với địa phương.

“Chúng ta phải hiệp đồng chặt chẽ, vận hành nhịp nhàng như một cỗ máy, từ khâu quản lý xuất nhập cảnh, rà soát các đối tượng có nguy cơ cho đến tiếp nhận bệnh nhân đến khám, chữa bệnh, thực hiện các biện pháp bảo hộ, hướng dẫn khi có các triệu chức, tổ chức xét nghiệm, cách ly… Chỉ cần một mắt xích, một con ốc vít bị lỏng, thì cả cỗ máy sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí có thể gây hậu quả nghiêm trọng”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Đây đó trên mạng xã hội, không ít người dân nhanh nhẩu kêu gọi cách ly, từ chối phục vụ người Đà Nẵng đến địa phương mình. Thậm chí ghê gớm hơn là đòi cấm người Việt ở nước ngoài về nước vì sợ lây lan.

Do dịch Covid-19 quay trở lại là điều không ai mong muốn, các chuyên gia kinh tế cũng nhanh chóng đưa ra lời khuyên: Người dân không nên hoảng loạn, mất bình tĩnh để tránh trường hợp tạo ra tâm lý đám đông, những đợt tăng cung - cầu ảo hoặc tạo ra những tình huống đóng băng thị trường không đáng có. Ngoài ra, những thông tin minh bạch về dịch bệnh cũng rất cần thiết để giúp các doanh nghiệp, người dân chủ động trong công tác phòng ngừa.

Có thế, những thành quả to lớn về phòng, chống dịch Covid-19 trước đó của Chính phủ, của các bộ ban ngành, địa phương và cả cộng đồng mới không đổ sông đổ bể.

Kiên Giang

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn