Không thể làm chậm hơn nữa với những trạm thu phí không dừng...

Chủ nhật, 03/01/2021 10:04 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Trong những ngày nghỉ Tết Dương lịch vừa qua, đi trên các tuyến quốc lộ, người dân đều đã thấy hiệu quả rõ rệt của những trạm thu phí không dừng (ETC). Vậy nhưng, ETC vẫn là câu chuyện "chậm trễ" nhiều năm qua.

TramthuphiETC

1. Thực tế đã cho thấy, vào các kỳ nghỉ lễ, nhất là những kỳ nghỉ lễ dài ngày, lưu lượng phương tiện giao thông trên các tuyến quốc lộ đều gia tăng đột biến dẫn đến tình trạng ùn, tắc. Trong những điểm ùn, tắc thường xuyên, các trạm thu phí luôn là những điểm nóng và đã có nhiều nơi, nhiều lúc buộc phải "xả trạm" vì tình trạng này.

Đợt nghỉ Tết Dương lịch vừa qua cũng tái diễn tình trạng như vậy. Trên nhiều tuyến quốc lộ lớn, do lưu lượng xe quá đông nên ở một số trạm thu phí, vẫn tiếp tục xảy ra tình trạng ùn ứ do các phương tiện chờ đến lượt mua vé hay trả vé thu phí. Nhiều nhân viên các trạm phải bỏ cả cabin xuống đứng thu tiền cho nhanh.

Bên cạnh cảnh ùn tắc giao thông vì... thu tiền thủ công tại một số trạm BOT, một trong những điểm mới, tích cực hơn qua đợt nghỉ lễ Tết Dương lịch vừa rồi là trên nhiều tuyến quốc lộ đã đồng loạt có thêm các làn đường thu phí không dừng (ETC), giúp các chủ phương tiện dễ dàng vượt trạm nhờ hệ thống kiểm soát tự động của các trạm ETC.

Điều dễ thấy ở các trạm thu phí có làn đường ETC, đó là 100% không có ách tắc, ùn ứ phương tiện.

2. Đây là kết quả tích cực sau mệnh lệnh trước đó của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (Quyết định 19/2020/QĐ-TTg quy định về việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng), yêu cầu tại toàn bộ các trạm thu phí trên cả nước phải thực hiện ứng dụng công nghệ, lắp đặt trang thiết bị thực hiện "thu phí không dừng" trước ngày 31/12/2020. Trạm nào chưa có các làn đường thu phí không dừng sẽ phải tạm ngừng hoạt động, trừ một số trạm do một số đặc thù chưa kịp đầu tư lắp đặt hệ thống ETC của Tổng công ty Phát triển đường cao tốc Việt Nam được tạm thực hiện sau.

Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện lắp đặt trang thiết bị, công nghệ để "thu phí không dừng" tại 100% các trạm thu phí trên cả nước vừa qua là rất quyết liệt nhưng không hề là quá gấp gáp. Bởi, rất nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới đã triển khai dịch vụ thu phí sử dụng đường bộ tự động từ rất nhiều năm trước như Ấn Độ (2014), Đài Loan (2005)...

Ở Ấn Độ và Đài Loan, các phương tiện không dán thẻ đi vào làn ETC sẽ bị phạt và bị tính phí gấp đôi. Cước phí trừ trực tiếp từ tài khoản ngân hàng, ví điện tử và thẻ tín dụng Visa. Mỗi phương tiện chỉ được dán 1 thẻ Epass...Và thủ tục dán nhãn Epass của họ rất nhanh và thuận tiện.

Việc thực hiện thu phí không dừng với phương tiện vận tải qua thực hiện ở nhiều nước và ngay tại một số trạm thu phí đã có làn ETC tại Việt Nam đã cho thấy những hiệu quả tích cực mà ai cũng phải thừa nhận: Giảm ùn tắc giao thông, giảm ô nhiễm, giảm chi phí vận hành cả về nhân lực và máy móc, thiết bị và đặc biệt là minh bạch hóa việc thu, chi..

3. Theo thống kê của Bộ Giao thông Vận tải, hiện cả nước có 120 trạm thu phí trong đó có 76 trạm thuộc bộ giao thông vận tải và 44 trạm của tỉnh. Theo số liệu đến hết năm 2020 có 62 trạm thu phí BOT trên toàn quốc tương đương số lượng trạm thu phí năm 2019. Tổng công ty Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VETC) kể từ năm 2015 bắt đầu phát triển các trạm thu phí không dừng đến hết năm 2020 đã lắp đặt được hệ thống thu phí không dừng tại 40/44 trạm.

Vừa qua, một "ông lớn" khác là Tập đoàn Viễn Thông Quân đội cũng đã tích cực tham gia vào việc đầu tư hệ thống trạm thu phí không dừng qua việc hợp tác giữa VDTC-một công ty con của Tập đoàn này với Tổng cục Đường bộ Việt Nam để phát triển 35 trạm thu phí không dừng tại một loạt quốc lộ.

Tất cả những thông tin trên cho thấy, mặc dù hơi muộn nhưng Việt Nam cũng đang đi theo xu thế chung của các nước về phát triển, ứng dụng công nghệ trong việc thu phí tự động với các phương tiện giao thông đường bộ. Tuy nhiên, quá trình này trong nhiều năm qua bị chậm trễ vì nhiều lý do khác nhau. Ngay tới những ngày cuối cùng của tháng 12/2020, Bộ Giao thông Vận tải vẫn phải đốc thúc các đơn vị liên quan gấp rút hoàn thành hệ thống thu phí tự động không dừng.

Song song triển khai ETC là việc dán thẻ E-tag để tham gia dịch vụ ETC cũng chưa phát huy hết hiệu quả của hệ thống. Bởi, thống kê tới cuối tháng 12/2020, cho thấy mới có khoảng gần 1/3,8 triệu phương tiện, chiếm khoảng 25% phương tiện dán thẻ và tham gia dịch vụ ETC. Tỷ lệ tài khoản phát sinh giao dịch (nạp tiền, đi qua trạm) chỉ đạt 30% (tương đương 30 ngàn khách hàng).

Thu phí không dừng, trên thực tế cũng chỉ là một phần văn minh của giao thông số. Theo xu hướng phát triển, không thể không triển khai, bởi đó là một phần của công việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào quản lý giao thông để cho mọi người dân khi lái xe thì mọi quy trình như đỗ xe, trả phí, lái xe trên đường, gặp lỗi...đều được xử lý nhanh, thông minh, tiết kiệm thời gian cao nhất. Nếu để thực hiện đầu tư toàn bộ cho hệ thống giao thông số, như ở nhiều nước phát triển hiện nay đã làm mới là câu chuyện lớn và khó hơn nhiều.

Mạnh Quân

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn