Khu vực FDI chiếm khoảng 75% xuất khẩu của cả nước: Doanh nghiệp "nội" đang bị chèn ép?

Thứ năm, 27/01/2022 14:10 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hiện nay, khu vực FDI vẫn chiếm khoảng 75% xuất khẩu của cả nước, trong khi các doanh nghiệp “nội” chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Về vấn đề này, nhiều chuyên gia có ý kiến trái chiều, liệu có hay không các doanh nghiệp FDI chèn ép doanh nghiệp “nội”.

Khu vực FDI chiếm khoảng 75% xuất khẩu của cả nước

Năm 2021, bất chấp các tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, ngành xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có bước tăng trưởng rất ấn tượng, khi lần đầu tiên kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 668 tỷ USD. Điều này đã giúp Việt Nam trở thành một trong số 20 quốc gia dẫn đầu về thương mại quốc tế của thế giới.

khu vuc fdi chiem khoang 75 xuat khau cua ca nuoc doanh nghiep noi dang bi chen ep hinh 1

Khu vực FDI chiếm khoảng 75% xuất khẩu của cả nước.

Điều đặc biệt, đến tháng 9, Việt Nam vẫn nhập siêu rất lớn nhưng nhờ 4 tháng cuối năm các doanh nghiệp đã cố gắng tận dụng tốt cơ hội từ các FTA nên đã phục hồi xuất khẩu rất nhanh và đạt được mức xuất siêu 4 tỷ USD. Như vậy là Việt Nam xuất siêu 6 năm liền liên tục mặc dù mức xuất siêu không bằng năm 2020.

Thế nhưng, sự tăng trưởng “thần tốc” của xuất nhập khẩu không thể “kéo” được toàn bộ nền kinh tế. Năm 2021, hầu hết các chỉ số tăng trưởng kinh tế đều ở mức thấp trong nhiều năm. Đơn cử, chỉ số GDP của cả năm 2021 chỉ đạt 2,58%, mức tăng trưởng này còn thấp hơn cả năm 2020.

Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng, Tổng cục Thống kê chia sẻ quan điểm: Nhìn vào thực tế có thể thấy, tốc độ tăng trưởng GDP ở mức thấp, trong khi kim ngạch xuất nhập khẩu lại tăng trưởng kỷ lục đã cho thấy cơ cấu kinh tế Việt Nam có vấn đề.

“Theo số liệu thống kê, 70% xuất nhập khẩu là từ doanh nghiệp FDI, nhưng bây giờ tỷ lệ này có thể hơn, vì các doanh nghiệp “nội” đang bị hạn chế bởi nhiều thứ. Đây chính là bài toán đau đầu mà cơ quan chức năng đang phải đi tìm lời giải”, bà Hương nói.

Không chỉ bà Hương, nhiều ý kiến băn khoăn về việc rất nhiều năm, từ 2011 đến nay, khu vực FDI vẫn chiếm khoảng 75% xuất khẩu của cả nước. Thậm chí có ý kiến cho rằng doanh nghiệp FDI chèn ép doanh nghiệp trong nước cho nên doanh nghiệp trong nước không tăng được tỷ trọng xuất khẩu. 

Không hề có chuyện doanh nghiệp FDI chèn ép doanh nghiệp “nội”

Không đồng tình với quan điểm này, GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFI) cho rằng, không hề có chuyện doanh nghiệp FDI chèn ép doanh nghiệp “nội”.

Theo GS. Nguyễn Mại, trong xuất siêu, khu vực FDI đóng góp rất quan trọng. Xuất khẩu của FDI đạt 247,5 tỷ USD, tăng 1,1% so với năm 2020 và chiếm 73,6% kim ngạch xuất khẩu của đất nước. 

Xuất siêu của FDI là 29,36 tỷ USD, bù đắp được nhập siêu của các doanh nghiệp trong nước là 25,36 tỷ USD nên tạo ra được xuất siêu 4 tỷ USD. Có thể nói đây là mảng sáng nhất của năm 2021.

GS.TSKH Nguyễn Mại phân tích: Xuất khẩu của khu vực FDI chủ yếu là xuất khẩu công nghiệp chế biến chế tạo. Ví dụ Samsung là tập đoàn kinh tế xuất khẩu lớn nhất tại Việt Nam (khoảng 65-66 tỷ USD/năm), hoàn toàn không chèn ép ai hết.

khu vuc fdi chiem khoang 75 xuat khau cua ca nuoc doanh nghiep noi dang bi chen ep hinh 2

Trung Quốc và Đài Loan đã rất ngạc nhiên về tăng trưởng xuất khẩu của Nike ở Việt Nam.

Xuất khẩu lớn thứ hai của chúng ta là dệt may, đến tháng 9 năm vừa rồi, ngành dệt may Việt Nam vẫn rất bi quan, dự kiến chỉ đạt 31 tỷ USD thì đến thì đến tháng 12 đã xuất khẩu được 39 tỷ USD, có nghĩa là thay đổi cục diện rất mạnh. 

Trong xuất khẩu đó, Trung Quốc và Đài Loan đã rất ngạc nhiên về tăng trưởng xuất khẩu của Nike ở Việt Nam.

Theo GS.TSKH Nguyễn Mại, trước đây, Trung Quốc chiếm thị phần lớn nhất kim ngạch xuất khẩu của Nike ra thế giới, thế nhưng, hiện nay Việt Nam chiếm khoảng 51% tổng kim ngạch xuất khẩu của Nike ra thế giới. 

Nike không có nhiều xí nghiệp tại Việt Nam mà chủ yếu dựa vào các doanh nghiệp Việt Nam. Cho nên xuất khẩu dệt may da giày năm nay tăng nhiều không phải do FDI đặt tại Việt Nam mà do việc tăng thêm đơn hàng làm cho thị phần xuất khẩu Nike năm nay chiếm 51% đứng đầu thế giới. Trung Quốc từ chỗ chiếm 46-47% năm nay chỉ còn 3% thôi, Đài Loan là 6%. 

Đây là một thay đổi đáng kể, điều đó cho thấy năng lực của doanh nghiệp Việt Nam đã có thể cạnh tranh lành mạnh với các cường quốc mà trước đây làm cho Nike như Pakistan, Trung Quốc, Đài Loan….

khu vuc fdi chiem khoang 75 xuat khau cua ca nuoc doanh nghiep noi dang bi chen ep hinh 3

GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFI) cho rằng, không hề có chuyện doanh nghiệp FDI chèn ép doanh nghiệp “nội”.

“Không ai chèn ép hết, cho nên luận điểm các doanh nghiệp FDI chèn ép doanh nghiệp trong nước là hoàn toàn không đúng, không dựa vào tình hình thực tế Việt Nam. Hơn nữa, nếu lấy con số doanh nghiệp FDI năm nay nhập siêu 29,36 tỷ USD thì nếu không có xuất siêu này thì doanh nghiệp Việt Nam lấy ngoại tệ đâu để doanh nghiệp Việt Nam nhập siêu 25,36 tỷ USD”, GS. Nguyễn Mại nhấn mạnh.

GS. Nguyễn Mại nhấn mạnh: Nhờ ngoại tệ xuất siêu của doanh nghiệp FDI cho nên doanh nghiệp Việt Nam có khả năng dùng ngoại tệ ấy để mà nhập siêu và lại còn tạo ra xuất siêu 4 tỷ USD cho đất nước, làm cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam luôn luôn dương và dự trữ ngoại hối lên tới hơn 100 tỷ USD, một con số đáng kể so với trước đây khoảng 15 tỷ USD. 

“Đây là câu chuyện thực tế, doanh nghiệp FDI không chèn ép mà hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước”, GS. Nguyễn Mại nói.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

(CLO) Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Nam Định cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án nhà máy may XIELONG Việt Nam tại KCN Dệt may Rạng Đông (Nghĩa Hưng).

Kinh tế vĩ mô
Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

(CLO) Chiều 17/4, tại tỉnh Bắc Ninh, đại diện Thành phố Nam Ninh, Trung Quốc đã ký kết Bản ghi nhớ về tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại với tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

(CLO) 3 khu công nghiệp (KCN) gồm: Hải Long, Nam Hồng và Minh Châu nằm trong số 6 KCN mới được UBND tỉnh Nam Định đồng ý chủ trương cho lập quy hoạch và nằm trong số 10 KCN phát triển thêm theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kinh tế vĩ mô
Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

(CLO) Đây là một trong những nội dung được lãnh đạo Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS) báo cáo đề xuất việc nghiên cứu, khảo sát đầu tư xây dựng dự án cung cấp khí LNG với tỉnh Thái Bình.

Kinh tế vĩ mô
Cục Hải quan Hà Nam Ninh đối thoại với các doanh nghiệp

Cục Hải quan Hà Nam Ninh đối thoại với các doanh nghiệp

(CLO) Ngày 16/4, tại TP. Ninh Bình, Cục Hải quan Hà Nam Ninh tổ chức hội nghị đối thoại Hải quan - Doanh nghiệp năm 2024 để phổ biến một số chính sách, pháp luật và giải đáp vướng mắc liên quan đến công tác quản lý hải quan trên địa bàn.

Kinh tế vĩ mô