Khủng hoảng khí hậu: Các vấn đề cần giải quyết để “tương lai có thể sống được”

Thứ ba, 05/04/2022 19:02 PM - 0 Trả lời

(CLO) Các chuyên gia khí hậu của Liên Hợp Quốc cảnh báo hôm thứ Hai (4/4) rằng nhân loại chỉ còn chưa đầy 3 năm để ngăn chặn sự gia tăng của ô nhiễm carbon.

Không còn đường lùi

Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của LHQ cho biết lượng khí thải phải đạt đỉnh trước năm 2025 và giảm mạnh sau đó để duy trì mục tiêu giữ trái đất không nóng hơn quá 2 độ C mà hiệp định Paris đặt ra.

khung hoang khi hau cac van de can giai quyet de tuong lai co the song duoc hinh 1

Biến đổi khí hậu đang làm tan các dòng sông băng. Ảnh: AFP

khung hoang khi hau cac van de can giai quyet de tuong lai co the song duoc hinh 2

Các chuyên gia cảnh báo cần đạt đỉnh phát thải nhà kính trước năm 2025.Ảnh: F24

khung hoang khi hau cac van de can giai quyet de tuong lai co the song duoc hinh 3

Tình trạng hạn hán và thiếu nước đang diễn ra nhiều hơn ở châu Phi. Ảnh: AP

khung hoang khi hau cac van de can giai quyet de tuong lai co the song duoc hinh 4

Nhiều vùng đất trở nên khô cằn và không thể trồng trọt, gây ảnh hưởng an ninh lương thực. Ảnh: AP

khung hoang khi hau cac van de can giai quyet de tuong lai co the song duoc hinh 5

Cháy rừng cũng là một hệ quả của biến đổi khí hậu. Ảnh: GI

Bài liên quan

Giám đốc IPCC Hoesung Lee cho biết: “Chúng ta đang ở ngã ba đường. Các quyết định mà chúng ta đưa ra bây giờ có thể đảm bảo một tương lai có thể sống được". Các báo cáo của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu được coi là những đánh giá có thẩm quyền nhất về tình trạng ấm lên toàn cầu.

Dữ liệu trong báo cáo dừng lại ở mùa thu năm ngoái. Do đó, tác động của các lệnh trừng phạt gần đây đối với Nga do hậu quả của cuộc xung đột ở Ukraine đã không được tính đến.

Các chính phủ đã nhất trí trong hiệp định Paris năm 2015 nhằm giới hạn mức độ ấm lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C trong thế kỷ này để tránh thảm họa khí hậu, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng làm như vậy sẽ đòi hỏi phải cắt giảm mạnh lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Hôm thứ Hai, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu của LHQ đã trình bày các phương án để cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và chiết xuất CO2 từ không khí nhằm ngăn chặn biến đổi khí hậu thảm khốc.

Đốt nhiên liệu hóa thạch và phá rừng đã làm bề mặt trái đất nóng hơn 1,1 độ C so với mức giữa thế kỷ 19 và các quốc gia đã cam kết theo Thỏa thuận Paris năm 2015 sẽ hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức "thấp hơn" 2 độ C, hoặc ở mức 1,5 độ C nếu có thể.

Dưới đây là một số phát hiện quan trọng của bản báo cáo dài 2.800 trang của Liên Hợp Quốc:

Phát thải cao nhất vào năm 2025 

Việc không giảm mạnh lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trước năm 2030 thì mục tiêu 1,5 độ C "quá tầm với". Các chính sách cắt giảm carbon hiện tại sẽ chỉ giảm nhẹ lượng khí thải vào năm 2050, dẫn đến hiện tượng ấm lên toàn cầu sẽ là hơn 3,2 độ C vào cuối thế kỷ này.

Ngay cả mức giới hạn 2 độ C cũng sẽ trở nên vô cùng thách thức: lượng khí thải hàng năm sẽ cần giảm 1,5 tỷ tấn CO2 từ năm 2030 đến năm 2050, tức ở mức tương tự khi nền kinh tế toàn cầu bị tê liệt vào năm 2020 do Covid-19.

Để giữ cho nhiệt độ toàn cầu dưới 1,5 độ C, 2 độ C hoặc thậm chí 2,5 độ C, lượng khí thải phải đạt đỉnh trước năm 2025. Nhưng vào năm 2021, lượng khí thải đã phục hồi lên mức kỷ lục trước đại dịch là hơn 40 tỷ tấn CO2.

Nếu không giảm lượng khí thải do nhiên liệu hoá thạch thì việc giới hạn sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với giữa thế kỷ 19 sẽ là điều không thể.

Việc hạn chế sự nóng lên toàn cầu dưới 2 độ C có nghĩa là chúng ta phải hạn chế sử dụng 30% dầu, 50% khí đốt và 80% trữ lượng than. Khi đó, "tác động kinh tế có thể lên tới hàng nghìn tỷ đô la Mỹ", báo cáo cảnh báo.

Loại bỏ trợ cấp nhiên liệu hóa thạch có thể làm giảm lượng khí thải tới 10% vào năm 2030, đồng thời giải phóng tiền mặt để xây dựng phương tiện giao thông công cộng carbon thấp và các dịch vụ công cộng khác.

Năng lượng sạch và giảm nhu cầu năng lượng

Đến năm 2050, thế giới buộc phải chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, trong đó hầu hết năng lượng đều đến từ các nguồn không gây ô nhiễm carbon để duy trì mục tiêu nhiệt độ ở Paris.

Công suất điện gió toàn cầu đã tăng 70% và điện mặt trời đã tăng 170% từ năm 2015 đến 2019. Nhưng năng lượng mặt trời và gió vẫn chỉ chiếm 8% tổng sản lượng điện vào năm 2019.

Tổng hợp lại, các công nghệ sản xuất điện có hàm lượng carbon thấp, bao gồm cả năng lượng hạt nhân và thủy điện, đã sản xuất ra 37% điện năng toàn cầu. Phần còn lại đến từ nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là than đá.

Cái được gọi là các chiến lược từ phía nhu cầu, khi cắt giảm các phương tiện cá nhân và giảm nhu cầu tiêu thụ, có thể cắt giảm 40-70% lượng khí thải CO2 vào năm 2050.

Báo cáo cho biết: “Những thay đổi nhanh chóng và sâu sắc về nhu cầu giúp mọi lĩnh vực dễ dàng giảm phát thải khí nhà kính trong ngắn hạn và trung hạn”. Trên toàn cầu, các hộ gia đình có thu nhập thuộc 10% cao nhất đóng góp tới 45% tổng lượng phát thải khí nhà kính.

Kiềm chế mêtan và hút CO2 từ không khí

Khí mêtan gây hiệu ứng nhà kính mạnh gấp 21 lần CO2 trong khoảng thời gian 100 năm, hiện chiếm gần 20% trong không khí gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Một phần ba trong số đó vào năm 2019 là do rò rỉ sản xuất nhiên liệu hóa thạch. Nó cũng được tạo ra bởi gia súc (bò và cừu) và các bãi chôn lấp. Để hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5 độ C hoặc thậm chí 2 độ C, phát thải khí mêtan cần giảm 50% vào năm 2050 so với mức năm 2019.

Ngay cả trong các kịch bản phát thải lạc quan, vài tỷ tấn CO2 sẽ cần phải được tách ra khỏi bầu khí quyển mỗi năm từ giờ đến năm 2050, và tích lũy lên tới hàng trăm tỷ tấn vào năm 2100.

Báo cáo cho biết: “Việc loại bỏ cacbon điôxít là cần thiết để đạt được mức phát thải khí nhà kính và CO2 ròng bằng 0 trên toàn cầu và quốc gia”.

Các chiến lược từ trồng cây đến máy móc chiết xuất hóa học CO2 từ không khí loãng sẽ bù đắp cho các lĩnh vực của nền kinh tế khác như hàng không, vận tải biển và xi măng.

Nếu sự nóng lên toàn cầu vượt quá các mục tiêu của hiệp định Paris, việc loại bỏ cacbon điôxít cũng sẽ cần thiết để hạ nhiệt độ bề mặt trái đất.

Không làm gì còn tốn kém hơn

Các mục tiêu trên sẽ yêu cầu các khoản đầu tư khoảng 1,7 tới 2,3 nghìn tỷ USD mỗi năm vào lĩnh vực điện từ năm 2023 đến năm 2052. Trong khi đó, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), vào năm 2021, chỉ khoảng 750 tỷ USD đã được chi cho các công nghệ và hiệu quả năng lượng sạch trên toàn thế giới.

Nhìn chung, việc đầu tư vào giảm thiểu CO2 còn nhiều bất cập. Các quốc gia giàu có đang chi tiêu ít hơn từ 2 đến 5 lần so với yêu cầu. Các khoản đầu tư này cũng dự kiến khiến GDP toàn cầu giảm từ 1,2 tới 2,7% vào năm 2050.

Tuy nhiên, những mất mát GDP này vẫn ít hơn nhiều so với lợi ích mà kinh tế có thể thu lại từ việc tránh được các tác động khí hậu, như các thảm họa thời tiết khắc nghiệt đến mức có thể gây ra sự sụp đổ hệ sinh thái và nguồn cung lương thực.

Báo cáo kết luận: “Lợi ích của các con đường nhằm hạn chế sự nóng lên ở mức 2 độ C lớn hơn chi phí trong thế kỷ 21”.

Quốc Thiên

Bình Luận

Tin khác

Ông Putin nói căn cứ phương Tây chứa tiêm kích F-16 của Ukraine sẽ là 'mục tiêu hợp pháp'

Ông Putin nói căn cứ phương Tây chứa tiêm kích F-16 của Ukraine sẽ là 'mục tiêu hợp pháp'

(CLO) Tổng thống Vladimir Putin bác bỏ khả năng Nga tiến hành một cuộc tấn công vào một thành viên NATO, song cảnh báo rằng bất kỳ căn cứ không quân nào của phương Tây có máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất dự kiến ​​triển khai ở Ukraine sẽ trở thành “mục tiêu hợp pháp” của Nga.

Thế giới 24h
Video cho thấy khoảnh khắc tiêm kích Su-35 của Nga rơi ngoài khơi Crimea

Video cho thấy khoảnh khắc tiêm kích Su-35 của Nga rơi ngoài khơi Crimea

(CLO) Một máy bay chiến đấu Su-35 Flanker của Nga hôm 28/3 đã rơi xuống biển ngoài khơi cảng Sevastopol của Crimea và phát nổ.

Thế giới 24h
Nga phủ quyết, Liên hợp quốc dừng giám sát lệnh trừng phạt hạt nhân đối với Triều Tiên

Nga phủ quyết, Liên hợp quốc dừng giám sát lệnh trừng phạt hạt nhân đối với Triều Tiên

(CLO) Hôm thứ Năm (28/3), Nga đã phủ quyết việc tiếp tục giám sát các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc đối với Triều Tiên về chương trình hạt nhân.

Thế giới 24h
Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine đến thăm Ấn Độ để tăng cường hợp tác giữa hai nước

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine đến thăm Ấn Độ để tăng cường hợp tác giữa hai nước

(CLO) Ông Dmytro Kuleba, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine, đã đến New Delhi hôm 28/3 trong chuyến thăm kéo dài hai ngày nhằm tăng cường quan hệ và hợp tác song phương với Ấn Độ.

Thế giới 24h
Colombia trục xuất các nhà ngoại giao Argentina sau phát biểu 'gây sốc' của Tổng thống Javier Milei

Colombia trục xuất các nhà ngoại giao Argentina sau phát biểu 'gây sốc' của Tổng thống Javier Milei

(CLO) Chính phủ Colombia đã ra lệnh trục xuất tất cả các nhà ngoại giao khỏi Đại sứ quán Argentina ở Bogota sau khi Tổng thống Argentina Javier Milei “phát biểu xúc phạm” người đồng cấp Colombia.

Thế giới 24h