Khủng hoảng lạm phát: Cuộc chạy đua tiếp sức đang diễn ra trên toàn cầu

Thứ tư, 07/12/2022 18:50 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sự gián đoạn chuỗi cung ứng liên quan đến đại dịch COVID-19 và tác động dây chuyền từ cuộc chiến Nga - Ukraine đã khiến lạm phát tăng vọt trên toàn cầu. Hiện, các Chính phủ trên thế giới đang chạy đua tiếp sức cho các hộ gia đình và doanh nghiệp để vượt qua cơn bão giá khủng khiếp hiện tại.

Từ châu Mỹ, châu Âu đến châu Á

Có thể nói, giai đoạn bất ổn và khó khăn nhất của năm 2022 phần nào đã qua đi. Tuy nhiên, trên thực tế sự suy thoái nói chung vẫn đang duy trì trên toàn cầu. Đặc biệt, hai trong những nền kinh tế quan trọng hàng đầu thế giới là Trung Quốc và Nhật Bản - những quốc gia đóng góp rất lớn vào chuỗi cung ứng và thương mại toàn cầu - đều đang vật lộn với nền kinh tế suy thoái. Thống kê cho thấy, việc lạm phát kỷ lục trong 40 năm ở Nhật Bản trong quý 3 vừa rồi đã vắt kiệt sức mua của người dân nước này.

khung hoang lam phat cuoc chay dua tiep suc dang dien ra tren toan cau hinh 1

Do lạm phát và suy thoái kinh tế, hầu hết người dân trên toàn thế giới đều phải đắn đo trong việc chi tiêu. Ảnh: Reuters

Trong khi đó, nền kinh tế Trung Quốc đang giảm sút rõ rệt sau các đợt phong tỏa COVID trên diện rộng suốt 3 năm qua, khiến không chỉ các hoạt động sản xuất, xuất khẩu, du lịch và ngay cả hoạt động kinh doanh và sinh hoạt hàng ngày cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nền kinh tế Trung Quốc dự báo có thể chỉ tăng trưởng khoảng 3,3% trong năm 2022, giảm tới 1,8% so với dự báo hồi đầu năm.

Bởi vậy, để vượt qua những ngày tháng sắp tới vẫn là một thách thức quá lớn đối với người dân cũng như các doanh nghiệp nói chung trên toàn thế giới. Đó là lý do tại sao các Chính phủ đã và đang phải đưa ra các chính sách và thậm chí cả những gói cứu trợ cụ thể để người dân và các tổ chức kinh tế trụ được qua giai đoạn quyết định này.

Chính phủ Mỹ vào đầu tháng 11 đã công bố các biện pháp trị giá 4,5 tỷ USD để giúp các hộ gia đình Mỹ có thu nhập thấp giảm chi phí năng lượng. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ dự báo một hộ gia đình trung bình sẽ chi khoảng 931 USD cho nhiệt khí đốt vào mùa đông này và khoảng 1.359 USD cho nhiệt điện. Đây là mức tăng 28% cho khí đốt và tăng 10% đối với điện so với năm ngoái. Ngoài ra, chính quyền Tổng thống Joe Biden cũng đưa ra Đạo luật giảm lạm phát trị giá 430 tỷ đô la vào tháng 8 trước đó, để hỗ trợ các nhà sản xuất của nước này vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế và chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nước láng giềng của Mỹ là Mexico cũng đã công bố quyết định sẽ tăng lương tối thiểu thêm 20% vào năm 2023, sau khi đạt được thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và các cơ quan nhà nước. Trong khi đó, Chính phủ chuyển tiếp của Tổng thống đắc cử Brazil, Lula, hy vọng sẽ miễn trừ giới hạn chi tiêu cho chương trình phúc lợi "Bolsa Familia" để giúp các hộ gia đình. Tập đoàn dầu khí khổng lồ của nước này là Petrobras cũng đã nhiều lần giảm giá nhiên liệu trong năm nay.

Cũng tại Nam Mỹ, Argentina đã nhất trí với các công ty dầu mỏ lớn đang hoạt động trong nước hạn chế tăng giá nhiên liệu. Chính phủ nước này cũng đã ký một thỏa thuận với các siêu thị và nhà cung cấp hàng tiêu dùng đại chúng để đóng băng hoặc quản lý chặt chẽ giá của khoảng 1.500 sản phẩm, giúp các hộ gia đình vượt qua cơn bão giá và cuộc khủng hoảng năng lượng trầm trọng nhất trong hàng thập kỷ qua.

Tương tự, Canada vào tháng 11 đã chi hàng tỷ đô la để hỗ trợ người lao động có thu nhập thấp và công nghệ năng lượng sạch trong số các biện pháp khác, giảm bớt thuế để cứu trợ những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi giá cả tăng cao.

Liên minh châu Âu đang là nhóm các quốc gia bận rộn nhất trong việc giải cứu doanh nghiệp cũng như hộ gia đình khỏi cơn bão giá. Đây là những quốc gia chịu tác động nặng nề từ cuộc chiến ở Ukraine và cuộc chiến trừng phạt giữa phương Tây và Nga. Sau khi đạt thỏa thuận cấm vận dầu Nga, cũng như áp đặt trần giá dầu Nga trên toàn cầu, họ đang chạy đua để đạt được thỏa thuận về mức trần giá khí đốt trước ngày 13/12. Có nghĩa, hàng chục tỷ USD sẽ được các nước chi ra để bù đắp vào khoản chi phí chênh lệch trong việc giới hạn giá khí đốt này.

Ví như Đức vào tháng 11 đã thông qua kế hoạch hạn chế giá khí đốt và giá điện một cách nhanh chóng. Chính phủ của Thủ tướng Olaf Scholz đã đặt ra một "lá chắn phòng thủ" trị giá 200 tỷ euro và đồng ý quốc hữu hóa các nhà nhập khẩu khí đốt Uniper và Sefe, cứu 2 tập đoàn này khỏi cảnh phá sản và tiếp tục duy trì sản xuất.

Trong khi đó tại Tây Ban Nha, các ngân hàng nước này và hai công đoàn lớn nhất của đất nước đã đồng ý tăng lương cho người lao động trong lĩnh vực tài chính thêm 4,5% vào năm 2023 so với năm 2022. Chính phủ và các ngân hàng cũng đồng ý về nguyên tắc về các biện pháp hỗ trợ thế chấp cho hơn 1 triệu hộ gia đình dễ bị tổn thương.

Chính phủ Ý sẽ chi khoảng 21 tỷ euro vào năm tới để hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ gia đình về chi phí năng lượng. Vương quốc Anh công bố đặt mức trần đối với giá năng lượng và tuyên bố sẽ tăng lương hưu, trợ cấp phúc lợi phù hợp với lạm phát.

Pháp đang quốc hữu hóa hoàn toàn Tập đoàn năng lượng hạt nhân EDF như một sự giải cứu và giúp duy trì nguồn cung năng lượng trong mùa đông. Chính phủ Pháp sẽ hạn chế tăng giá điện và khí đốt ở mức 15% trong năm tới và đang giúp đỡ các công ty vừa và nhỏ gặp khó khăn.

Ai cũng cần tiếp sức

Tại châu Á, Nhật Bản cũng sẽ chi một gói cứu trợ khổng lồ có giá trị lên tới 200 tỷ USD để trợ cấp hóa đơn tiền điện và xăng dầu. Họ đã công bố mức tăng lương tối thiểu kỷ lục và một dự luật cứu trợ khác trị giá 103 tỷ đô la để giúp các gia đình vượt qua giai đoạn lạm phát hiện tại.

khung hoang lam phat cuoc chay dua tiep suc dang dien ra tren toan cau hinh 2

Giá năng lượng đang là một vấn đề lớn đối với các hộ gia đình trong mùa đông này. Ảnh: Reuters

Indonesia đã gia hạn hoãn cho vay đối với một số doanh nghiệp vẫn chưa phục hồi sau đại dịch COVID-19. Chính phủ nước này vào tháng 9 đã ra lệnh cho những người đứng đầu khu vực giữ lạm phát lương thực ở mức dưới 5%. Philippines đã ra lệnh cho các cơ quan tiếp tục hỗ trợ các lĩnh vực dễ bị tổn thương nhất thông qua hỗ trợ tiền mặt và giảm giá nhiên liệu. Còn Thái Lan ngày 15/11 đồng ý gia hạn cắt giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với dầu diesel cho đến ngày 20/1.

Ấn Độ dù vẫn duy trì mức tăng trưởng khá tốt trong nền kinh tế nói chung, cũng đang cân nhắc việc giải phóng lúa mì dự trữ nhà nước để hạ nhiệt giá lương thực, đồng thời giảm thuế 40% đối với hàng nhập khẩu. Vào tháng 9, nước này đã hạn chế xuất khẩu gạo để tăng nguồn cung và làm dịu giá cả ở trong nước.

Trong cơn suy thoái và lạm phát toàn cầu hiện tại, những quốc gia ở châu Phi và Trung Đông được xem là gặp nhiều rủi ro nhất. Dù tiềm lực kinh tế có hạn, song một số nước cũng buộc phải đưa ra các chính sách cứu trợ cho nền kinh tế và các hộ gia đình. Ví như, Chính phủ Tunisia vào tháng 9 đã ký một thỏa thuận với một liên đoàn lao động lớn để tăng mức lương tối thiểu. Botswana vào tháng 7 đã cắt giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng.

Những khoản cứu trợ khổng lồ từ các Chính phủ cho thấy cuộc khủng hoảng lạm phát và suy thoái kinh tế đã và đang gây tác động sâu rộng thế nào trên toàn cầu. Gần như quốc gia nào, công ty nào và hộ dân nào cũng đang cần tới sự tiếp sức, để vượt qua khó khăn hiện tại và để có thể sẵn sàng trỗi dậy khi cơn bão tan đi.

Hải Anh

Bình Luận

Tin khác

Israel cấp tập điều binh về biên giới Lebanon, cuộc chiến toàn diện sắp xảy ra?

Israel cấp tập điều binh về biên giới Lebanon, cuộc chiến toàn diện sắp xảy ra?

(CLO) Bóng ma của cuộc chiến toàn diện giữa Israel và Hezbollah dường như đang đến gần hơn bao giờ hết. Nhưng liệu hai bên đã sẵn sàng cho cuộc chiến đó?

Tiêu điểm Quốc tế
Nga phản công ở Kursk, Ukraine yếu thế trên mặt trận phía đông

Nga phản công ở Kursk, Ukraine yếu thế trên mặt trận phía đông

(CLO) Một tháng rưỡi sau cuộc tấn công vào khu vực Kursk phía tây nước Nga, Ukraine phải đối mặt với quyết định khó khăn về việc nên triển khai lực lượng hạn chế của mình ở đâu. Bởi Nga bắt đầu phản công tại Kursk trong khi vẫn tiến quân mạnh mẽ ở mặt trận phía đông Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế
Ông Trump bị ám sát hụt lần hai: Bước ngoặt mới cho cuộc đua vào Nhà Trắng?

Ông Trump bị ám sát hụt lần hai: Bước ngoặt mới cho cuộc đua vào Nhà Trắng?

(CLO) Chỉ trong vòng 2 tháng, nước Mỹ đã trải qua 2 sự cố và cả 2 đều nhằm vào ứng viên Đảng Cộng hòa Donald Trump. Vậy liệu vụ ám sát lần này có tạo hiệu ứng tích cực như lần trước và giúp ông Trump chiếm nhiều lợi thế trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng?

Tiêu điểm Quốc tế
Hành lang biên giới Philadelphi, rào cản thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza

Hành lang biên giới Philadelphi, rào cản thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza

(CLO) Hành lang Philadelphi, một dải đất nhiều bụi rậm và cồn cát hẹp ở phía nam Gaza, giáp biên giới với Ai Cập đang nổi lên như trở ngại lớn trong các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt chiến tranh Israel - Hamas và giải thoát hàng loạt con tin.

Tiêu điểm Quốc tế
Trung Quốc nỗ lực tham gia giải quyết các 'điểm nóng'

Trung Quốc nỗ lực tham gia giải quyết các 'điểm nóng'

(CLO) Từ ngày 11-12/9, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã có chuyến thăm Nga. Cũng trong thời gian này, lần lượt Thủ tướng Tây Ban Nha và Na Uy đều có chuyến thăm tới Trung Quốc. Điều này cho thấy hình ảnh tích cực, chủ động của Trung Quốc, xét ở góc độ an ninh.

Tiêu điểm Quốc tế