Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương sẽ tạo thêm sự ổn định cho khu vực

Chủ nhật, 12/06/2022 06:24 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sự tham gia của Mỹ vào khu vực thông qua khuôn khổ kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương sẽ giúp củng cố một trật tự kinh tế theo định hướng luật lệ, góp phần vào sự ổn định và phát triển kinh tế khu vực.

Vừa qua, một khuôn khổ hợp tác kinh tế mới do Mỹ lãnh đạo đã ra đời trong sự chào đón của nhiều quốc gia. Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương (IPEF) bắt đầu với 14 thành viên. Họ cam kết sẽ xây dựng các chuỗi cung ứng linh hoạt hơn và viết ra các quy tắc cho thương mại kỹ thuật số.

khuon kho kinh te an do  thai binh duong se tao them su on dinh cho khu vuc hinh 1

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại sự kiện ra mắt Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương. Ảnh: AP.

Các nhà phê bình chỉ ra rằng khuôn khổ mới này không cố gắng đạt được tự do hóa thương mại nhiều hơn bằng cách giảm hoặc loại bỏ thuế quan như thế nào. Tuy nhiên, việc Mỹ cam kết tăng cường sự tham gia vào hoạt động kinh tế ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương là một sự phát triển đáng hoan nghênh.

IPEF tập trung vào bốn trụ cột chính, bao gồm: thương mại công bằng và bền vững; khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng; năng lượng sạch, khử cacbon và cơ sở hạ tầng; thuế và chống tham nhũng.

Mỹ muốn xây dựng một nhóm các quốc gia cùng chí hướng làm đối trọng với Trung Quốc. Trước đó Washington đã từng dành được một hiệp định thương mại lớn, đó là Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, nhưng vào năm 2017, Tổng thống Donald Trump đã rút ra khỏi khuôn khổ hợp tác này.

Sau đó, Trung Quốc đã đưa Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực gồm 15 thành viên có hiệu lực ở Đông Á. Bắc Kinh cũng đã nộp đơn xin gia nhập TPP, nay được gọi là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Sự tham gia của Mỹ vào khu vực thông qua IPEF sẽ củng cố một trật tự kinh tế theo định hướng luật lệ và có thể hạn chế sự lớn mạnh Trung Quốc trong khu vực.

Đặc biệt quan trọng là Ấn Độ, Hàn Quốc và Indonesia đã tuyên bố sẽ tham gia khuôn khổ thương mại này. Các quốc gia này không thuộc CPTPP.

Trong khi mọi thứ đang diễn ra, Washington vẫn chưa đưa ra cam kết về việc tiếp cận thị trường nhiều hơn. Sự suy giảm của lĩnh vực sản xuất tại Mỹ và sự gia tăng bất bình đẳng kinh tế ở đó đã khiến người Mỹ ngày càng nghi ngờ về toàn cầu hóa và thương mại tự do.

Mặc dù khuyến khích Mỹ quay trở lại CPTPP là rất quan trọng, nhưng một cách tiếp cận thực dụng hơn trong thời điểm hiện tại là sử dụng IPEF để giúp ổn định và phát triển kinh tế khu vực.

Trong khi đó, các nước Đông Nam Á lo ngại rằng IPEF sẽ buộc họ phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc. Họ cảnh giác với việc áp đặt các nghĩa vụ quá mức đối với họ mà không mang lại lợi ích tương xứng, chẳng hạn như khả năng tiếp cận thị trường Mỹ nhiều hơn cho hàng xuất khẩu của họ.

Nhật Bản đóng một vai trò quan trọng ở đây. Khi IPEF hình thành, Tokyo đã khuyên Washington không nên gây sức ép quá lớn để có một cuộc phân tách quyết liệt. Trung Quốc và các nước láng giềng có hệ thống sản xuất liên kết với nhau không thể hoàn tác trong một sớm một chiều.

IPEF sẽ cần một số chính sách mềm mỏng để làm cho nó trở thành một khuôn khổ gắn kết hơn. Nếu được thực hiện tốt, các quy tắc thương mại kỹ thuật số có thể giúp các công ty Ấn Độ - Thái Bình Dương mở rộng hoạt động ra bên ngoài khu vực. Việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng cũng có thể thu hút nhiều đầu tư hơn cho các thành viên IPEF. Vì vậy, có thể thúc đẩy kế hoạch khử cacbon.

Mặc dù IPEF là chưa phải là một phương án chính trong chiến lược cạnh tranh giữa hai siêu cường Mỹ - Trung, nhưng nó vẫn có tiềm năng phát triển thành một khuôn khổ có lợi cho nhiều quốc gia trong khu vực và trên toàn cầu.

Huy Hoàng (Theo Asia Nikkei)

Bình Luận

Tin khác

Ngành công nghiệp hạt nhân của Nga và phương Tây vẫn phụ thuộc lẫn nhau

Ngành công nghiệp hạt nhân của Nga và phương Tây vẫn phụ thuộc lẫn nhau

(CLO) Các ngành công nghiệp năng lượng hạt nhân ở Nga và phương Tây vẫn phụ thuộc lẫn nhau sau chiến sự Nga - Ukraine. Điều này phần nào giải thích cho việc châu Âu không muốn áp đặt lệnh trừng phạt đối với ngành hạt nhân của Moscow, theo Báo cáo tình hình ngành công nghiệp hạt nhân thế giới cho biết ngày 19/9.

Kinh tế vĩ mô
Bắc Ninh cấp phép xây dựng cho Goertek Vina mở rộng nhà máy

Bắc Ninh cấp phép xây dựng cho Goertek Vina mở rộng nhà máy

(CLO) Công ty TNHH Công nghệ thông minh Goertek Vina vừa được UBND tỉnh Bắc Ninh cấp Giấy phép xây dựng số 308/GPXD cho dự án xây dựng nhà máy chế tạo các sản phẩm điện tử, phương tiện thiết bị mạng và các sản phẩm âm thanh đa phương tiện Goertek Nam Sơn - Hạp Lĩnh.

Kinh tế vĩ mô
Khuyến khích doanh nghiệp Singapore có đề xuất hợp tác mới và tăng cường đầu tư vào Việt Nam

Khuyến khích doanh nghiệp Singapore có đề xuất hợp tác mới và tăng cường đầu tư vào Việt Nam

(CLO) Ngày 18/9, Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 18 về Kết nối kinh tế Việt Nam - Singapore đã được tổ chức tại Singapore dưới sự đồng chủ trì của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng và Bộ trưởng Thứ hai Bộ Công nghiệp và Thương mại kiêm Bộ trưởng Nhân lực Singapore, ông Tan See Leng.

Kinh tế vĩ mô
Thái Bình lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật một số cụm công nghiệp

Thái Bình lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật một số cụm công nghiệp

(CLO) UBND tỉnh Thái Bình vừa tổ chức họp Hội đồng đánh giá lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Nguyên Xá thuộc huyện Vũ Thư; cụm công nghiệp Đô Lương (phần mở rộng) thuộc huyện Đông Hưng.

Kinh tế vĩ mô
Dân số triệu phú của Trung Quốc tăng trưởng 'kịch tính' trong 10 năm qua, vượt xa Hoa Kỳ

Dân số triệu phú của Trung Quốc tăng trưởng 'kịch tính' trong 10 năm qua, vượt xa Hoa Kỳ

(CLO) Theo báo cáo mới nhất từ công ty tư vấn đầu tư và di cư New World Wealth Henley & Partners, số lượng người siêu giàu trên thế giới đã mở rộng đáng kể trong 10 năm qua, dẫn đầu là Trung Quốc.

Kinh tế vĩ mô