Kiểm soát chặt chẽ tín dụng ngăn chặn những tiềm ẩn rủi ro

Chủ nhật, 13/05/2018 12:36 PM - 0 Trả lời

(CLO) Với những động thái tích cực gần đây, các ngân hàng tin tưởng rằng thời gian tới, hoạt động tài chính tiền tệ, ngân hàng sẽ trở nên an toàn và lành mạnh hơn nữa, góp phần giữ vững an ninh kinh tế, trật tự an toàn xã hội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành thận trọng, linh hoạt chính sách tiền tệ, kết hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác.

Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với những lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 11/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kiểm soát các giao dịch tiền ảo. Đó là một trong những nội dung quan trọng tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2018 vừa được Chính phủ ban hành. Thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 11/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kiểm soát các giao dịch tiền ảo. 

Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính tăng cường kỷ luật tài chính - ngân sách nhà nước; phát động phong trào ngành tài chính hành động liêm chính, nói không với tiêu cực, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu tiêu cực trong lĩnh vực hải quan, thuế. Quản lý chặt chẽ tài sản công, công khai minh bạch theo giá thị trường, không để thất thoát, lãng phí; tăng cường đôn đốc, kiểm tra, thúc đẩy công tác cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước. Bộ Tài chính tăng cường kỷ luật tài chính - ngân sách nhà nước; phát động phong trào ngành tài chính hành động liêm chính, nói không với tiêu cực, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu tiêu cực trong lĩnh vực hải quan, thuế. Quản lý chặt chẽ tài sản công, công khai minh bạch theo giá thị trường, không để thất thoát, lãng phí; tăng cường đôn đốc, kiểm tra, thúc đẩy công tác cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước. 

Báo Công luận
Kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với những lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro là nội dung quan trọng trong Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2018. Ảnh: Kinh Dương

Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành hiệu quả chính sách tiền tệ, lãi suất, tỷ giá; kết hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng. Quản lý chặt chẽ các giao dịch thanh toán điện tử. Phối hợp với các bộ, ngành liên quan đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động lợi dụng hệ thống ngân hàng, hệ thống thanh toán để mua bán, trao đổi tiền ảo, sử dụng tiền ảo làm phương tiện thanh toán trái với quy định pháp luật. Quản lý tốt tăng trưởng tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu nợ xấu phát sinh; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như: bất động sản, chứng khoán. Đẩy mạnh cơ cấu lại các hệ thống tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, bảo đảm an toàn hệ thống. 

Bộ Tài chính tăng cường kỷ luật tài chính - ngân sách nhà nước; tiếp tục cơ cấu lại ngân sách nhà nước và nợ công; quản lý tốt thu ngân sách, chống chuyển giá, trốn thuế, mở rộng cơ sở thuế; mở rộng việc áp dụng hóa đơn điện tử; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, nhất là chi phí hội họp, mua sắm trang thiết bị, phương tiện, đi công tác trong và ngoài nước; tiếp tục phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương đề xuất việc cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp. Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, công tác giám sát được tăng cường nhằm theo dõi chặt chẽ việc chấp hành các quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng; tăng cường giám sát hoạt động cấp tín dụng, đặc biệt là cấp tín dụng đối với các lĩnh vực dễ phát sinh rủi ro như bất động sản, chứng khoán, BOT, BT...; giám sát chặt chẽ hoạt động của các ngân hàng sau sáp nhập và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng yếu kém, theo dõi chặt chẽ tiến độ xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. 

Cần tiếp tục tăng cường đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giám sát ngân hàng phù hợp với yêu cầu thực tiễn của Việt Nam và các thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng; nâng cao khả năng cảnh báo sớm đối với những rủi ro tiềm ẩn mang tính hệ thống và ngăn ngừa nguy cơ vi phạm pháp luật của các tổ chức tín dụng. Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát an toàn vi mô và giám sát an toàn vĩ mô; tăng cường thanh tra toàn diện, pháp nhân tổ chức tín dụng, tăng cường chất lượng cán bộ… 

Giải pháp nữa được đề cập là tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là các cơ quan của Bộ Công an để phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các hành vi sai phạm trong lĩnh vực tiền tệ. Những vi phạm có dấu hiệu hình sự sẽ được chuyển hồ sơ, cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan công an để điều tra, xử lý./.

Bảo Anh


Tin khác

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

(CLO) Kết thúc quý I năm 2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023. Ngân hàng tích cực triển khai các chương trình gói tín dụng với lãi suất hấp dẫn giúp khách hàng doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tài chính - Bảo hiểm
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

(CLO) Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa đưa ý kiến về việc đưa hệ thống KRX vào vận hành ngày 2/5 theo kế hoạch trước đó.

Tài chính - Bảo hiểm
Digiworld (DGW) chậm mục tiêu Quý 1/2024, vẫn ESOP 2 triệu cổ phiếu cho nhân viên

Digiworld (DGW) chậm mục tiêu Quý 1/2024, vẫn ESOP 2 triệu cổ phiếu cho nhân viên

(CLO) Digiworld (DGW) ghi nhận kết quả lợi nhuận Quý 1/2024 chậm hơn so với mục tiêu đề ra. Ngoài ra công ty cũng dự định phát hành 2 triệu cổ phiếu ESOP cho nhân viên.

Tài chính - Bảo hiểm
Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024

(CLO) Agribank triển khai chương trình Đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024 với quy mô 20.000 tỷ đồng ưu đãi tín dụng ngắn hạn, lãi suất thấp hơn sàn lãi suất cho vay thông thường đến 2,4%/năm và nhiều ưu đãi về lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ và tỷ giá mua bán ngoại tệ.

Tài chính - Bảo hiểm