Kiểm soát nợ xấu ngân hàng: Mục tiêu dưới 2% đã trở nên khó khăn

30/03/2022 10:13

(CLO) Từ khi có Nghị quyết 42, việc xử lý nợ xấu đã đạt kết quả tích cực, trong đó xử lý nợ xấu bằng hình thức khách hàng tự nguyện trả nợ tăng mạnh, phản ánh ý thức trả nợ của khách hàng đã cải thiện.

Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát, tỷ lệ nợ xấu nội bảng tăng liên tục từ năm 2020 đến nay, đến cuối năm 2021 đã lên tới khoảng 2%. Trường hợp nếu tính các khoản nợ đã được tái cơ cấu theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN (và các văn bản sửa đổi, bổ sung Thông tư 01) thì tổng các khoản nợ xấu và nợ có nguy cơ chuyển thành nợ xấu có thể lên tới 7,42%.

Ths. Nguyễn Thị Diễm Hiền - Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cho biết, các ngân hàng cần đặc biệt lưu ý đến khoản nợ tiềm ẩn thành nợ xấu.

kiem soat no xau ngan hang muc tieu duoi 2 da tro nen kho khan hinh 1

Cần các giải pháp đồng bộ để xử lý nợ xấu ngân hàng. Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia kinh tế, bối cảnh hiện nay cho thấy nhu cầu cần tiếp tục kéo thời gian thực hiện Nghị quyết 42 là cần thiết, duy trì công cụ hiệu quả cho các tổ chức tín dụng tiếp tục xử lý nợ xấu. Bởi lẽ, Nghị quyết 42 nếu chấm dứt và không được kéo dài tiếp thì việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng sẽ phải thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan, không được ưu tiên áp dụng một số chính sách được quy định tại Nghị quyết 42.

Tuy vậy, việc tiếp tục kéo dài Nghị quyết 42 cũng chỉ là một trong những giải pháp trước mắt, trong khi chờ đợi tiếp tục hoàn thiện xây dựng luật về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng để hoàn thiện đồng bộ hệ thống cơ sở pháp lý về xử lý nợ xấu. Bởi lẽ, Nghị quyết 42 không thể “gánh” toàn bộ những yêu cầu về pháp lý cho nợ xấu do văn bản này chưa thể bao quát hết mọi vấn đề thực tế.

Ngoài ra, một số chuyên gia cho rằng, quy định về xử lý nợ xấu cũng cần cụ thể hóa các nội dung về phân bổ dần lãi dự thu, chênh lệch giữa giá trị khoản nợ và giá bán nợ xấu của tổ chức tín dụng trong khoảng thời gian nhất định. Quy định này đảm bảo quyền chủ nợ của bên nhận bảo đảm, đảm bảo quyền tự do thỏa thuận giữa các bên.

Với bối cảnh hiện tại, việc thực hiện mục tiêu phấn đấu xử lý và kiểm soát tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các tổ chức tín dụng ở mức dưới 2% trong thời gian tới là thách thức không nhỏ đối với ngành ngân hàng.

Dương Lâm

    Nổi bật
        Mới nhất
        Kiểm soát nợ xấu ngân hàng: Mục tiêu dưới 2% đã trở nên khó khăn
        • Mặc định

        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO