Kiếm tiền từ nghề làm đồ phục vụ "cõi âm"

Thứ sáu, 24/12/2021 10:33 AM - 0 Trả lời

(CLO) Cứ tới độ Rằm Tháng Bảy hay Tết Nguyên đán các cơ sở làm vàng mã lại tất bật, nhộn nhịp và đưa lại nhiều lợi ích kinh tế cho người dân.

Nghề sinh ra từ tâm linh của người Việt

Không biết tựa khi nào, người Việt đã có quan niệm, tư tưởng tưởng nhớ người đã mất, lâu dần quan niệm này đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người con dân đất Việt. Để thể hiện lòng biết ơn đến người đã mất, người sống có tục lệ hoá vàng mã.

kiem tien tu nghe lam do phuc vu coi am hinh 1

Hộ gia đình làm nghề vàng mã ở Mật Sơn (TP Thanh Hoá). Ảnh: Hà Anh

Cũng từ đó, vàng mã đã được xem như một quan niệm cũng như giá trị về nhân sinh quan, về triết lý uống nước nhớ nguồn, về thế giới tâm linh. Hình thức hóa vàng được xem như một biểu hiện của việc hiện thực hóa quan niệm “trần sao âm vậy” của người Việt xưa. Và rồi, làm vàng mã đã trở thành một nghề!

Nói đến nghề làm vàng mã ở Thanh Hoá thì không thể không nhắc tới làng vàng mã Mật Sơn (phường Đông Vệ, TP Thanh Hoá) và đây cũng là địa chỉ chuyên bán đồ hàng mã phục vụ nhu cầu quanh năm của người dân Xứ Thanh.

Nằm trong một con phố nhỏ, làng vàng mã Mật Sơn lại tạo ra nhiều sản phẩm hàng mã như xe hơi, nhà lầu, con voi, con ngựa, ông Công - ông Táo,… Đây cũng chính là một làng nghề lâu đời và vẫn phát triển, gìn giữ được nét truyền thống tâm linh của người dân đất Việt.

kiem tien tu nghe lam do phuc vu coi am hinh 2

Những người thợ làm vàng mã vẫn tận dụng những cách làm thủ công. Ảnh: Hà Anh

Ông P.H.T  (phố Mật Sơn, phường Đông Vệ, TP Thanh Hoá) là một người thợ lâu năm làm nghề vàng mã cho biết, để tạo ra một sản phẩm hàng mã như voi, ngựa,… với kích thước lớn thì sẽ cần có khung được đan từ nứa, người thợ sẽ thực hiện việc đan nứa bằng tay, sau đó sẽ ghép lại thành hình thù mà mình mong muốn.

Ở bên ngoài của khung hình bằng nứa sẽ được bọc một lớp giấy để khi hóa vàng thì sản phẩm sẽ cháy được hết. Thông thường, lớp giấy này sẽ là lớp giấy màu trắng và dán bằng hồ để bao quanh khung hình.

Mỗi một công đoạn, một giai đoạn để tạo nên sản phẩm vàng mã Mật Sơn đều đòi hỏi sự tính toán một cách tỉ mỉ về kích thước cũng như số lượng sản phẩm, nguyên vật liệu cần thiết để có thể làm ra đủ số lượng sản phẩm theo yêu cầu.

kiem tien tu nghe lam do phuc vu coi am hinh 3

Nghề làm vàng mã đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận của đôi bàn tay người thợ làm ra mỗi sản phẩm. Ảnh: Hà Anh

Thêm vào đó chính là sự khéo léo, cẩn thận của đôi bàn tay người thợ làm ra các sản phẩm vàng mã. Bởi giấy để dán vào các hình nộm thường khá mỏng, do đó, nếu không cẩn thận thì việc rách giấy rất dễ xảy ra và khiến số lượng giấy bị lãng phí sẽ khá lớn.

Một người thợ làm vàng mã tại đây chia sẻ, việc làm các sản phẩm vàng mã cũng cần phải phù hợp cũng như thỏa mãn được các định hướng và nhu cầu của khách hàng. Bởi mẫu mã sản phẩm phải được ưa chuộng cũng như tạo sự mới mẻ thì mới thu hút được các cơ sở kinh doanh nhập về và lượng người mua cũng sẽ tăng lên.

kiem tien tu nghe lam do phuc vu coi am hinh 4

Những hình thù con voi, con ngựa được tạo hình từ nứa. Ảnh: Hà Anh

Nếu như trước đây vốn chỉ có tiền, quần áo, ngựa, voi thì hiện nay sự đa dạng về mẫu mã sản phẩm vàng mã đã tăng lên rất nhiều. Giờ đây, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy như ô tô, mô tô, iphone, macbook,... đều được làm dưới dạng sản phẩm vàng mã.

Ở thời điểm này, cả làng đang "vào vụ" sản xuất hàng phục vụ Tết Nguyên đán. Theo ghi nhận của Phóng viên, tại các hộ gia đình nhỏ lẻ trong phố Mật Sơn, các hình nộm vàng mã như, ngựa, voi, xe, ông Công - ông Táo... được xếp đầy. Năm nay giá cả của các mặt hàng cũng không biến động nhiều. Một mô hình nộm tướng lĩnh nếu mua số lượng lớn có giá giao động từ khoảng 200.000 – 300.000 đồng/hình nộm; bộ ông Công - ông Táo có giá dao động từ 20.000 – 80.000đ.

Hoá vàng mã trong thời hiện đại

kiem tien tu nghe lam do phuc vu coi am hinh 5

Ảnh minh hoạ

Có thể thấy, việc đốt vàng mã vốn là hoạt động tín ngưỡng đã tồn tại rất lâu của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, một bộ phận người dân vì quá mê tín cũng như quá tin tưởng vào quan niệm cõi âm cũng giống như cõi dương mà việc hóa vàng đang trở thành bị lạm dụng một cách thái quá.

Được biết, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có đề nghị các phật tử không đốt vàng, mã tại các chùa, bởi đây là điều không có trong kinh sách nhà Phật. Tuy nhiên vào các dịp lễ Tết, các lò đốt vàng mã vẫn đỏ lửa cho thấy tình trạng này không thể cải thiện trong ngày một ngày hai được.

Theo nhiều người dân chia sẻ, hoá vàng mã vốn là một sự biểu trưng, quan trọng là lễ bạc lòng thành. Vì thế nên làm nhỏ gọn lại để nó phù hợp với cuộc sống đặc biệt là cuộc sống đô thị hiện nay.

Hà Anh

Bình Luận

Tin khác

Phố sách Hà Nội 19/2: Không gian văn hóa dành cho các 'tín đồ' mê đọc sách

Phố sách Hà Nội 19/2: Không gian văn hóa dành cho các 'tín đồ' mê đọc sách

(CLO) Hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - 2024, trong những ngày này, Phố Sách Hà Nội luôn nườm nượp du khách và người dân Thủ đô tới trải nghiệm, khám phá và tìm cho mình những đầu sách ưng ý để thỏa mãn đam mê đọc sách.

Đời sống văn hóa
Hoa hậu Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ văn hóa đọc

Hoa hậu Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ văn hóa đọc

(CLO) Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện lễ khai mạc Ngày Sách và Văn Hóa đọc Việt Nam lần 3 năm 2024 với vai trò Đại sứ văn hóa đọc TP.HCM.

Đời sống văn hóa
Công bố tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT nghề thủ công mỹ nghệ

Công bố tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT nghề thủ công mỹ nghệ

(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 43/2024/NĐ-CP ngày 19/4/2024 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân (NSND), Nghệ nhân ưu tú (NSƯT) trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.

Đời sống văn hóa
Kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa

Kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa

(CLO) Tối 19/4, tại Đình Ngự Triều Di Quy - Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đông Anh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 1085 năm Đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024).

Đời sống văn hóa
Khai mạc Hoạt động văn hóa năm 2024 với chủ đề 'Giữ nghề xưa trên phố'

Khai mạc Hoạt động văn hóa năm 2024 với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố"

(CLO) Chiều 19/4 tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội, số 50 phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã diễn ra chương trình khai mạc Hoạt động văn hóa năm 2024 với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".

Đời sống văn hóa