Kiểm toán môi trường vì sự phát triển bền vững

Thứ năm, 20/09/2018 20:33 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng 20/9, Hội nghị chuyên đề lần thứ 7 trong khuôn khổ Đại hội Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á lần thứ 14 (ASOSAI 14) đã diễn ra với chủ đề “Kiểm toán môi trường vì sự phát triển bền vững” với 4 bài trình bày và 8 ý kiến tham luận, chia sẻ kinh nghiệm đã kết thúc thành công.

Phát biểu khai mạc, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc - Tân Chủ tịch ASOSAI nhấn mạnh, môi trường đã và đang là một trong những vấn đề cấp bách của toàn cầu và mối quan tâm hàng đầu đối với từng quốc gia trên hành tinh. Suy thoái môi trường sinh thái toàn cầu tác động đến biến đổi khí hậu, dẫn tới những thảm họa thiên tai khủng khiếp, khó lường, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Thực tế, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng, tình trạng ô nhiễm môi trường sống hiện nay đang trở nên trầm trọng hơn bởi chính các hoạt động và cách ứng xử của con người đối với môi trường. 

Báo Công luận
 Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc - Tân Chủ tịch ASOSAI phát biểu khai mạc.

Theo Chủ tịch ASOSAI, công cuộc phát triển bền vững của các quốc gia đang đối mặt với nhiều thách thức, đòi hỏi các quốc gia phải chung sức, chung tay bảo vệ môi trường, tôn trọng cảnh quan thiên nhiên. Trong thời gian tới, những thách thức về môi trường ngày càng nghiêm trọng, đe dọa sự phát triển của các quốc gia, đồng nghĩa với việc nhiệm vụ của các cơ quan kiểm toán tối cao thực hiện kiểm toán môi trường vì sự phát triển bền vững ngày càng quan trọng và nặng nề hơn. 

Chủ tịch ASOSAI Hồ Đức Phớc cho biết, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững luôn gắn kết trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các chính sách, chiến lược và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đều thể hiện rõ quan điểm gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, nhằm đảm bảo phát triển nhanh, bền vững. Tại Hội nghị về môi trường trong năm 2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh “Không đánh đổi môi trường lấy kinh tế, gây ảnh hưởng người dân”. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ môi trường đối với sự phát triển bền vững của đất nước, đồng thời thể hiện vai trò, trách nhiệm của  KTNN Việt Nam đối với vấn đề bảo vệ môi trường, KTNN Việt Nam đã và đang tập trung nguồn lực để thực hiện kiểm toán về các vấn đề môi trường. 

Tại Hội nghị này, với vai trò là SAI chủ nhà, KTNN Việt Nam một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của kiểm toán môi trường đối với sự phát triển bền vững. "Hơn ai hết, các SAI cần nhận thức một cách đầy đủ và xem đây là dịp để thể hiện hành động của mình đối với việc bảo vệ môi trường từng quốc gia nói riêng và thế giới nói chung. KTNN Việt Nam mong muốn Hội nghị lần này sẽ tập trung trao đổi, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm liên quan đến kiểm toán môi trường vì sự phát triển bền vững; cách thức, phương pháp tiếp cận tiến hành kiểm toán môi trường trong mối quan hệ với phát triển bền vững; các vấn đề cần ưu tiên trong quá trình tiến hành kiểm toán, những khó khăn thách thức khi tiến hành kiểm toán môi trường" Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc chỉ rõ. Thông qua Hội nghị này, phía KTNN Việt Nam cũng rất hy vọng các SAI có thế mạnh và kinh nghiệm về kiểm toán môi trường sẵn sàng chia sẻ những bài học thực tiễn đã đạt được để các SAI trong cộng đồng ASOSAI có thể học hỏi, vận dụng, triển khai một cách đồng bộ, từ đó đẩy mạnh sự phối hợp, hợp tác giữa các cơ quan KTNN trong việc tổ chức thực hiện những cuộc kiểm toán chung về môi trường mà các cơ quan KTNN cùng quan tâm.

Báo Công luận
Chủ tịch INTOSAI Harib Saeed Alameemi  phát biểu tại hội nghị. 

Tại hội nghị, Chủ tịch INTOSAI Harib Saeed Alameemi cũng cho rằng, hiện nay, rất nhiều nước đang lo lắng về tương lai, rất nhiều vấn đề môi trường đã diễn ra gây ảnh hưởng lớn đến thế giới. Biến đổi khí hậu, năng lượng bền vững, việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, thủy sản, khai thác mỏ khoáng và nông nghiệp là những vấn đề đe doạ lớn nhất đối với môi trường. Trong 25 năm vừa qua, môi trường là vấn đề quan tâm hàng đầu trong cộng đồng INTOSAI. INTOSAI đã thành lập Nhóm công tác về kiểm toán môi trường được dẫn dắt bởi SAI Indonesia với các thành viên đến từ 50 SAI. Để thể hiện tầm quan trọng của vấn đề môi trường đối với tất cả chúng ta, trong 10 năm qua, thay vì nhấn mạnh những thách thức về môi trường, chúng ta đã hướng sang việc hiểu những thách thức môi trường này trong bối cảnh xã hội mà các nền kinh tế đang phát triển phải đối mặt. 

Chủ tịch INTOSAI Harib Saeed Alameemi nhấn mạnh: Khi chúng ta bắt đầu nhận thấy được tác động của phát triển bền vững, các chính phủ và các SAI đã có được một số bài học. Thứ nhất là thiết lập được hệ thống các thông tin thiết yếu. Thứ hai là thay đổi cấu trúc và cách thức thực hiện việc ban hành các chính sách của chính phủ. Thứ ba là thúc đẩy áp dụng các giải pháp về công nghệ trong hoạt động kiểm toán các mục tiêu phát triển bền vững. 

Tóm tắt tại kết quả Hội nghị, Tổng Kiểm toán Nhà nước Indonesia Moermahadi Soerja Djanegara - Chủ tịch Nhóm công tác về kiểm toán môi trường của Tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao (INTOSAI) nhấn mạnh: Kết quả Hội nghị chuyên đề lần thứ 7 đã khẳng định quyết tâm của tất cả chúng ta trong việc hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường. Những kết quả đạt được tại Hội nghị cho thấy cơ sở để tin tưởng rằng các cơ quan kiểm toán tối cao sẽ đóng vai trò chiến lược trong việc đảm bảo chất lượng của công tác kiểm toán môi trường, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. 

Hội  nghị cũng xác định: Chính phủ phải đóng vai trò xây dựng khuôn khổ pháp lý, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Các cơ quan kiểm toán tối cao (SAI) có nhiệm vụ đảm bảo việc thực hiện các quy định, hệ thống môi trường một cách hợp lý, toàn diện theo kế hoạch ASOSAI đã đề ra. Đồng thời, hội nghị lần này đã đưa ra những kiến nghị, giải pháp để các SAI thành viên có thể đề xuất, báo cáo thực hiện công tác kiểm toán hướng đến mục tiêu thiên niên kỷ.

Tại hội nghị Bà Hồ Trạch Quân - Tổng Kiểm toán Nhà nước Trung Quốc, Chủ tịch Nhóm công tác kiểm toán môi trường ASOSAI đánh giá, hội nghị đưa ra được những kết quả cụ thể cũng như định hướng về kiểm toán môi trường, hướng đến phát triển bền vững. Các SAI đã thực hiện các hoạt động kiểm toán môi trường và  nỗ lực trong việc điều phối hợp tác, đề xuất các sáng kiến kiểm toán môi trường trong cộng đồng ASOSAI; thúc đẩy sự phối hợp giữa các cơ quan để duy trì, hiện thực hoá các chương trình điều phối đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội với các mục tiêu về môi trường… Tất cả các kết quả này sẽ đem lại lợi ích cụ thể cho người dân và gia tăng giá trị cho các SAI.

Phát biểu bế mạc Hội  nghị, Tổng Kiểm toán Nhà nước Việt Nam Hồ Đức Phớc - Chủ tịch ASOSAI cho biết: Các đại biểu tham gia đã tích cực thảo luận để đi đến thống nhất chung về cách hiểu, trình tự, thủ tục và quy trình, phương pháp thực hiện kiểm toán môi trường trong mối tương quan đến sự phát triển bền vững. Để đạt được mục tiêu quan trọng của Hội nghị về đẩy mạnh kiểm toán môi trường, các SAI thành viên của ASOSAI cần thiết lập mạng lưới và phương pháp luận liên quan đối với phát triển bền vững, từ đó đưa ra các giải pháp, phương pháp, cách thức kiểm toán sát thực, phù hợp nhất tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội của mỗi SAI. Với vai trò là SAI chủ nhà, Tổng Kiểm toán Nhà nước Việt Nam mong muốn, sau Hội nghị này, các SAI cần tăng cường hợp tác trong việc thúc đẩy trao đổi, chia sẻ, trợ giúp học hỏi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán nói chung và hoạt động kiểm toán môi trường vì sự phát triển bền vững nói riêng.

Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc cũng hy vọng, thời gian tới, KTNN Việt Nam sẽ nhận được nhiều sự quan tâm từ các SAI có thế mạnh về kiểm toán môi trường trong việc chia sẻ những bài học kinh nghiệm, công nghệ và hợp tác về kiểm toán môi trường, cũng như triển khai các hoạt động hợp tác trên nhiều lĩnh vực như: đào tạo, trao đổi chia sẻ kiến thức kinh nghiệm, cách làm; kết hợp thực hiện các cuộc kiểm toán chung với các cơ quan KTNN thành viên trong cộng đồng ASOSAI để KTNN Việt Nam từng bước nâng cao năng lực, thực hiện tốt nhất nhiệm vụ, vai trò, chức năng của mình.

P.V


Tin khác

Đề xuất, báo cáo Bộ Công an lắp đặt hệ thống camera phạt nguội trên tuyến Vành đai 3

Đề xuất, báo cáo Bộ Công an lắp đặt hệ thống camera phạt nguội trên tuyến Vành đai 3

(CLO) Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết đã đề xuất, báo cáo lên Bộ Công an lắp đặt hệ thống camera phạt nguội trên tuyến Vành đai 3.

Tin tức
Hà Nội tiếp thu, chỉnh lý bổ sung nhiều nội dung dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Hà Nội tiếp thu, chỉnh lý bổ sung nhiều nội dung dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

(CLO) Trên cơ sở Báo cáo thẩm tra của Ủy ban pháp luật của Quốc hội và hơn 130 ý kiến của Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Kỳ họp thứ 6, UBND Thành phố Hà Nội đã nghiên cứu, giải trình đầy đủ, dự kiến tiếp thu đối với nhiều ý kiến liên quan đến dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Tin tức
Hà Nội công bố 3 môn thi vào lớp 10

Hà Nội công bố 3 môn thi vào lớp 10

(CLO) Chiều ngày 28/3, tại Họp báo của UBND thành phố Hà Nội quý I năm 2024, ông Nguyễn Quang Tuấn - Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội năm học 2024-2025 có 3 môn toán, ngữ văn, ngoại ngữ.  

Tin tức
Hải Dương: Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng

Hải Dương: Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng

(CLO) Ngày 28/3, tại Trung tâm Văn hóa xứ Đông, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam.

Tin tức
Ban hành kế hoạch Triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024

Ban hành kế hoạch Triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024

(CLO) Thực hiện Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 11/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới; trong đó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo: Hằng năm, tổ chức, triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm”

Tin tức