Kiên Giang đầu tư phát triển và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng ven biển, hải đảo

Thứ năm, 28/11/2019 11:21 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, từ năm 2011 đến năm 2018, tỉnh Kiên Giang huy động các nguồn lực hơn 142.720 tỷ đồng đầu tư phát triển và xây dựng kết cấu hạ tầng vùng ven biển, hải đảo.

Theo lãnh đạo UBND tỉnh Kiên Giang, nguồn vốn này chiếm hơn 80% nhu cầu vốn đầu tư toàn tỉnh, trong đó vốn Nhà nước 15%, dân và doanh nghiệp 50%, đầu tư trực tiếp nước ngoài 35% để xây dựng kết cấu hạ tầng quan trọng về giao thông, thủy lợi, điện, nước, hệ thống cảng biển, trường học, trạm y tế cho các xã ven biển, hải đảo và các dự án phát triển du lịch.

Đến nay, đã hoàn thành đưa vào sử dụng một số công trình trọng điểm như: Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc; tuyến tránh thành phố Rạch Giá; 2 cầu sông Cái Lớn - Cái Bé; đường điện ra các đảo Phú Quốc, Hòn Tre, Lại Sơn, Hòn Nghệ, Sơn Hải; nâng cấp mở rộng Quốc lộ 61; đưa vào sử dụng một số cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão Lình Huỳnh, Hòn Tre, Thổ Châu, An Thới, Xẻo Nhàu, đê chắn sóng và nạo vét luồng cửa sông Dương Đông; khởi công đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn...; hệ thống cấp điện, cấp nước các xã ven biển; các tuyến đường ven biển và đường trên đảo Phú Quốc, Hòn Nghệ, Lại Sơn, Hòn Tre, Nam Du, An Sơn; hệ thống trường học, trạm y tế cho các xã ven biển và hải đảo.

Báo Công luận
Công tác bảo tồn đàn Sếu đầu đỏ tại Khu Bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ được tỉnh Kiên Giang chú trọng thực hiện. Ảnh: Trương Thanh Nhã

Công tác bảo tồn đàn Sếu đầu đỏ tại Khu Bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ được tỉnh Kiên Giang chú trọng thực hiện. Ảnh: Trương Thanh Nhã

Tiếp đến, hoàn thành các công trình thủy lợi vùng ven biển để phát triển nuôi trồng thủy sản, nuôi tôm kết hợp trồng lúa khu vực Vàm Răng - Ba Hòn (Hòn Đất), An Biên, An Minh, hệ thống kênh cấp 2 vùng ven biển Tứ giác Long Xuyên, U Minh Thượng; cống sông Kiên, kênh Cụt (TP. Rạch Giá), các công trình gia cố đê biển, tuyến đê biển An Minh - An Biên, kênh Chống Mỹ, kênh Xẻo Cạn, kè chống sạt lở ở khu vực Hà Tiên, Rạch Giá, An Minh; đê chắn sóng, nạo vét luồng vào cảng Bãi Vòng (Phú Quốc), Rạch Giá.

Cùng với đó, đầu tư phát triển hệ thống điện, nước như: Các công trình lưới điện phân phối, đường trung thế, hạ thế và các trạm biến áp, trang bị máy phát điện cho các đảo; mở rộng nhà máy nước Rạch Giá, Hà Tiên; xây dựng và đang nâng cấp hồ chứa nước Dương Đông (Phú Quốc) từ 5.000 m³/ngày lên 16.500 m³/ngày. Nhờ vậy, hộ dân được sử dụng điện vùng ven biển, hải đảo đạt 96%, nước sạch 83%.

Ngoài ra, năng lực vận tải hàng không, đường biển có bước phát triển nhờ đầu tư sân bay Quốc tế Dương Tơ (Phú Quốc) đạt cấp 4E tiếp nhận được các loại máy bay B767, B747-400 và có khả năng đáp ứng 6,1 triệu lượt khách/năm. Năng lực vận tải đường biển cũng được tăng cường, với nhiều tàu cao tốc hiện đại, an toàn chạy tuyến Rạch Giá - Phú Quốc, Hà Tiên - Phú Quốc và từ Rạch Giá đến các đảo Hòn Tre, Lại Sơn, An Sơn, Nam Du, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng biển đảo và du lịch Kiên Giang.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Mai Anh Nhịn cho biết: Định hướng chiến lược phát triển các vùng biển, tỉnh hoàn thành, phê duyệt nhiều quy hoạch, chương trình, đề án, dự án khai thác tiềm năng, thế mạnh kinh tế biển. Cụ thể là phê duyệt quy hoạch các ngành, lĩnh vực như: Khoáng sản, du lịch, nuôi trồng thủy sản, nuôi tôm công nghiệp vùng Tứ giác Long Xuyên, bảo vệ phát triển rừng... Quy hoạch phát triển giao thông bền vững đảo Phú Quốc; quy hoạch chi tiết phát triển giao thông nông thôn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 các huyện ven biển. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các huyện ven biển Kiên Lương, An Biên, Kiên Hải, Hòn Đất... Quy hoạch các cụm công nghiệp; đề án phát triển nguồn nhân lực; chương trình phát triển công nghiệp chế biến và xuất khẩu hàng nông thủy sản; các dự án nâng cấp đê biển và công trình kiểm soát lũ, mặn ven biển,... Các dự án hạ tầng kỹ thuật đô thị ưu tiên thuộc Đề án ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biểng dâng; quản lý tổng hợp vùng bờ.

Các dự án đầu tư phát triển và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng ven biển, hải đảo góp phần cải thiện, nâng lên đời sống của nhân dân vùng ven biển và hải đảo. Kinh tế biển chiếm tỷ trọng 75% GRDP của tỉnh. Một số dự án du lịch quy mô lớn hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng phục vụ du khách tạo điều kiện cho du lịch biển có bước phát triển khá mạnh. Các chính sách an sinh xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, hiện còn hơn 4%. Chăm sóc sức khỏe nhân dân được triển khai đến tận các xã ven biển, hải đảo. Quốc phòng an ninh được giữ vững, bảo vệ tốt an ninh chủ quyền biên giới, biển đảo và các địa bàn trọng điểm, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Thực hiện Chiến lược biển Việt Nam giai đoạn tiếp theo, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị nhấn mạnh: Tỉnh tập trung nguồn lực khẩn trương đẩy nhanh tốc độ xây dựng Kiên Giang trở thành địa phương biển mạnh của vùng biển và ven biển Tây Nam bộ; đạt các tiêu chí quốc gia về phát triển bền vững kinh tế biển; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa biển; hình thành văn hóa sinh thái biển; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trường biển, tình trạng sạt lở bờ biển, biển xâm thực vùng ven biển; phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển quan trọng; ứng dụng khoa học mới, tiên tiến, hiện đại thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển của tỉnh. Kiên Giang phấn đấu đến năm 2030, kinh tế biển chiếm 80% GRDP toàn tỉnh, thu nhập bình quân đầu người của các huyện, thành phố ven biển gấp 1,5 lần so với mức bình quân của tỉnh; cơ cấu kinh tế phi nông nghiệp chiếm trên 80% tổng GRDP. Thu hút khách du lịch tăng 30 - 50% so với năm 2020, xuất khẩu thủy sản tăng bình quân 10%/năm giai đoạn 2021 - 2030. Tập trung xây dựng phát triển Phú Quốc thành trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái biển mạnh mang tầm quốc tế, trở thành địa phương động lực, tạo sức mạnh cho các huyện, thành phố của tỉnh phát triển.

Tỉnh tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ven biển, hải đảo có trọng tâm, trọng điểm, nhất là các công trình giao thông, điện, nước sinh hoạt. Phát triển mạnh các ngành có lợi thế như: Thương mại, dịch vụ - du lịch, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp đóng tàu, khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản gắn với xây dựng các trung tâm kinh tế, các khu đô thị ven biển, hải đảo. Phát triển ngành nghề và nâng cao đời sống của nhân dân ven biển, hải đảo. Thực hiện tốt các cơ chế chính sách hỗ trợ ngư dân, đầu tư khai thác thủy sản trên các vùng biển xa, vùng trọng yếu. Xây dựng và triển khai chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, quản lý, khai thác biển đảo một cách bền vững, giữ gìn và bảo vệ môi trường biển. Tăng cường đầu tư, phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển; tiếp tục đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học - kỹ thuật, cán bộ quản lý, các chuyên gia đầu ngành, công nhân lành nghề, đảm bảo đủ số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế biển. Quan tâm đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ đủ sức quản lý, điều hành phát triển kinh tế biển…

Lê Huy Hải

Tin khác

Khách hàng nhận trái đắng khi mua hàng trên Shopee

Khách hàng nhận trái đắng khi mua hàng trên Shopee

(CLO) Ngày nay, mua sắm trực tuyến (online) đang là xu thế được rất nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Song, bên cạnh những tiện ích trong mua sắm, việc mua hàng trên mạng cũng tiềm ẩn nguy cơ cao mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

Đời sống
Ninh Thuận muốn trở thành trung tâm năng lượng lớn nhất cả nước

Ninh Thuận muốn trở thành trung tâm năng lượng lớn nhất cả nước

(CLO) Cho biết năng lượng tái tạo và du lịch được quy hoạch là 2 trong những mũi nhọn kinh tế, Ninh Thuận sẽ hiện thực hóa quy hoạch để trở thành trung tâm năng lượng lớn nhất cả nước.

Đời sống
Thiếu niên 13 tuổi mất tích khi tắm sông

Thiếu niên 13 tuổi mất tích khi tắm sông

(CLO) Chiều 19/4, thông tin từ UBND xã Kim Xuyên, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, trên địa bàn xã vừa xảy ra một vụ đuối nước khiến 1 thiếu niên mất tích.

Đời sống
Hà Nội: Phát hiện 1 tấn thực phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc

Hà Nội: Phát hiện 1 tấn thực phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc

(CLO) Đội 17, Cục Quản lý thị trường Hà Nội (QLTT) vừa phát hiện 2 cơ sở kinh doanh tại huyện Thanh Trì đang bày bán hơn 1 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc.

Đời sống
Bán vàng giả mạo nhãn hiệu, một doanh nghiệp tại Nghệ An bị phạt 85 triệu đồng

Bán vàng giả mạo nhãn hiệu, một doanh nghiệp tại Nghệ An bị phạt 85 triệu đồng

(CLO) Ngày 19/4, Đội 11, Cục Quản lý thị trường Nghệ An (QLTT) cho biết đã lập biên bản vi phạm hành chính trình cấp có thẩm quyền ra quyết định xử phạt 85 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu.

Đời sống