Kiến nghị đưa kit test COVID-19 vào danh mục trợ giá: Bộ Tài chính nói gì?

Thứ bảy, 02/10/2021 19:08 PM - 0 Trả lời

(CLO) Các doanh nghiệp kiến nghị nên đưa các sản phẩm xét nghiệm nhanh vào danh mục bình ổn giá, từ đó hỗ trợ doanh nghiệp. Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho biết các sản phẩm này không nằm trong danh sách bình ổn.

Kit xét nghiệm nhanh COVID-19: Áp lực cho doanh nghiệp

Bước vào giai đoạn “bình thường mới”, để hoạt động sản xuất an toàn trước đại dịch, các doanh nghiệp, nhà máy phải tuân thủ các yêu cầu 5K của Chính phủ, Bộ Y tế.

Tuy nhiên, theo phản ánh từ các doanh nghiệp, hiện chi phí xét nghiệm COVID-19 cho người lao động là một trong những gánh nặng lớn của doanh nghiệp. 

kien nghi dua kit test covid 19 vao danh muc tro gia bo tai chinh noi gi hinh 1

Các doanh nghiệp kiến nghị nên đưa các sản phẩm xét nghiệm nhanh vào danh mục bình ổn giá, từ đó hỗ trợ doanh nghiệp.

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, một doanh nghiệp dệt may lớn với quy mô 5.000 lao động sẽ phải đóng chi phí bảo hiểm vẫn phải đóng cho người lao động khoảng 4 tỷ đồng/tháng; chi phí xét nghiệm test COVID-19 cho người lao động 2 tỷ đồng/tháng, cùng nhiều chi phí khác. 

Tương tự với doanh nghiệp da giày, một doanh nghiệp da giày với khoảng 9.000 lao động sẽ mất khoảng 1 triệu USD cho các chi phí chống dịch, bao gồm chi phí test COVID-19 lên đến hàng tỷ đồng/tháng. Đây là một khoản tiền lớn với doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn chồng chất do dịch COVID-19 gây ra.

Trước những khó khăn đó, 14 Hiệp hội đã có kiến nghị Chính phủ cho các tổ chức y tế được bán kit xét nghiệm theo giá cạnh tranh, kiểm soát giá kit xét nghiệm như mặt hàng cần bình ổn giá hoặc được nhà nước trợ giá. Các đề xuất này, theo các hiệp hội, là một trong những biện pháp quan trọng nhằm kéo giảm giá xét nghiệm, hạ chi phí cho dân và doanh nghiệp.

Các sản phẩm test nhanh không được trợ giá

Trước đề nghị đưa các các sản phẩm kit xét nghiệm nhanh COVID-19 vào danh mục bình ổn giá, ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết: Lĩnh vực này thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế và Bộ Tài chính. 

Tuy nhiên, ông Thắng cho biết, nếu Bộ Y tế và Bộ Tài chính có sự tham vấn liên quan tới vấn đề này, Bộ Công Thương sẵn sàng phối hợp để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.

Trong khi đó, đại diện Bộ Tài chính khẳng định: Các sản phẩm xét nghiệm nhanh COVID-19 không thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá theo một số Nghị định, và Luật giá 2012.

Trước đề xuất của các Hiệp hội, Bộ Tài chính cũng sẽ ghi nhận các ý kiến. Đồng thời, Bộ Tài chính đã đề nghị Bộ Y tế (đơn vị quản lý ngành) có nghiên cứu đánh giá sự tác động của mặt hàng này đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Y tế  có văn bản đề xuất danh mục mặt hàng, đối tượng, biện pháp …bình ổn giá theo quy định pháp luật về bình ổn giá tại Luật giá, pháp luật chuyên ngành về y tế và các văn bản hướng dẫn thi hành. 

“Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Bộ Y tế trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định theo thẩm quyền”, đại diện Bộ Tài chính nêu.

Hiện nay, Bộ Tài chính đang đánh giá tổng thể để báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Luật Giá năm 2012, theo đó sẽ phối hợp với Bộ Y tế cũng như các Bộ, ngành có liên quan đánh giá, đề xuất các nội dung sửa đổi, bổ sung Luật giá năm 2012 trong đó rà soát bổ sung các mặt hàng nhà nước quản lý theo trình tự, thủ tục quy định, phù hợp yêu cầu quản lý và thực tiễn phát sinh.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Nam A Bank phát hành cổ phiếu ưu đãi Esop cho cán bộ nhân viên

Nam A Bank phát hành cổ phiếu ưu đãi Esop cho cán bộ nhân viên

(CLO) Ngày 29/03, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – HoSE: NAB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024. Đại hội đã nhận được sự đồng thuận cao, thông qua nhiều quyết sách quan trọng về kế hoạch kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mumbai (Ấn Độ) lần đầu vượt Bắc Kinh (Trung Quốc) trở thành thủ đô dành cho tỷ phú châu Á

Mumbai (Ấn Độ) lần đầu vượt Bắc Kinh (Trung Quốc) trở thành thủ đô dành cho tỷ phú châu Á

(CLO) Mumbai hiện là thủ đô châu Á có nhiều tỷ phú nhất với con số 92, vượt qua Bắc Kinh với 91 tỷ phú, theo danh sách người giàu toàn cầu của Viện nghiên cứu Hurun.

Thị trường - Doanh nghiệp
Lý do Dubai mất dần sức hút đối với nhà giàu Nga

Lý do Dubai mất dần sức hút đối với nhà giàu Nga

(CLO) Dubai từng trở thành địa điểm được nhiều người Nga yêu thích để gửi tiền hoặc xây dựng cuộc sống mới sau chiến sự tại Ukraine. Sức hấp dẫn đó hiện đang giảm dần khi sinh hoạt phí ở vương quốc hào nhoáng này tăng cao, các ngân hàng ngày càng khắt khe hơn trong việc thực thi các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietnam Airlines đạt thỏa thuận mới với đối tác CAE Inc

Vietnam Airlines đạt thỏa thuận mới với đối tác CAE Inc

(CLO) Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa ký kết hợp tác về việc khai thác buồng lái mô phỏng (SIM) với nhà cung ứng dịch vụ và thiết bị huấn luyện bay toàn cầu CAE Inc. (CAE).

Thị trường - Doanh nghiệp
Khi văn hóa doanh nghiệp gắn liền với trải nghiệm kết nối

Khi văn hóa doanh nghiệp gắn liền với trải nghiệm kết nối

(CLO) Tạo ra những trải nghiệm giàu cảm xúc cho CBNV để văn hóa doanh nghiệp thẩm thấu vào đời sống tự nhiên như hơi thở là cách thức nhiều doanh nghiệp Việt áp dụng.

Thị trường - Doanh nghiệp