Thảo luận về dự thảo Nghị quyết về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc:

Kiến nghị mở rộng thêm một số đối tượng tham gia gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc

Thứ bảy, 24/10/2020 20:55 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đại biểu Quốc hội kiến nghị xem xét có quy định về việc mở rộng thêm một số đối tượng, lực lượng để đào tạo, huấn luyện theo chuẩn Liên hợp quốc, sẵn sàng đáp ứng, chủ động tham gia khi có yêu cầu.

Chiều nay (24/10), Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự thảo Nghị quyết về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ điều hành phiên thảo luận.

Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ điều hành phiên thảo luận.

Kiến nghị mở rộng thêm một số đối tượng tham gia gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc

Phát biểu tại phiên thảo luận, đại biểu Tô Văn Tám (đoàn Kon Tum) bày tỏ: Bốn năm qua, kể từ khi nước ta cử những sĩ quan đầu tiên đến làm việc tại Phái bộ Giữ gìn hòa bình của Liên hợp quốc, đến nay chúng ta đã cử 176 lượt cán bộ, sĩ quan giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao về hiệu quả hoạt động của các sĩ quan.

Tham gia giữ gìn hòa bình của Liên hợp quốc là hiện thực hóa đường lối hội nhập quốc tế và đối ngoại về quốc phòng của Đảng và Nhà nước ta, qua đó khẳng định vai trò, trách nhiệm, uy tín, vị thế của nước ta trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế, giữ gìn môi trường hòa bình, ổn đinh của khu vực và trên thế giới, góp phần bảo vệ hòa bình, bền vững cho đất nước.

Liên quan đến đối tượng áp dụng. Theo đại biểu Tô Văn Tám cho biết, tại Điều 2 dự thảo đã xác định đối tượng áp dụng nghị quyết là sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc Bộ Quốc phòng, sĩ quan, hạ sĩ quan kiêm nhiệm, sĩ quan nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật, chiến sĩ thuộc Bộ Công an. Việc này tôi cũng tán thành.

Tuy nhiên, đại biểu Tám bày tỏ băn khoăn: “Có một điều tôi thấy băn khoăn, cần lưu ý, đó là theo Liên hợp quốc xác định thì lực lượng giữ gìn hòa bình bao gồm những người lính và những cảnh sát dân sự và các dân thường khác. Trong tổ chức bộ máy của phái bộ Liên hợp quốc có bộ phận cảnh sát dân sự, trong khi công an, cảnh sát của chúng ta thuộc lực lượng vũ trang nhân dân. Vậy, không biết có gì khác với quan niệm cảnh sát dân sự Liên hợp quốc không?”

Qua đây, đại biểu Tô Văn Tám đề nghị Ban soạn thảo lưu ý làm rõ thêm để đảm bảo sự đồng bộ quy định những vấn đề của Liên hợp quốc.

Đại biểu Lý Tiết Hạnh (đoàn tỉnh Bình Định) phát biểu tại phiên thảo luận.

Đại biểu Lý Tiết Hạnh (đoàn tỉnh Bình Định) phát biểu tại phiên thảo luận.

Trong phiên thảo luận, đại biểu Lý Tiết Hạnh (đoàn Bình Định) chia sẻ việc Chính phủ, Quốc hội đã cân nhắc thận trọng trong việc xác định việc tham gia của lực lượng vũ trang thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.

Tuy nhiên, đại biểu Hạnh thấy rằng, trước những diễn biến khó lường, bất ổn, bất định của thế giới, những thách thức mới, tình huống mới đối với xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển thì cùng với đó sẽ làm nảy sinh những yêu cầu, nhiệm vụ mới đối với các hoạt động của lực lượng tham gia gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.

Việt Nam với những ưu thế, vị thế, uy tín, kinh nghiệm của mình, trong đó có cả những kinh nghiệm từ quá trình tham gia lực lượng giữ gìn hòa bình và các hoạt động đối ngoại song phương, đa phương trong thời gian qua thì Việt Nam cũng cần phải đặt ra nhiệm vụ phải chủ động tham gia, đảm nhiệm các nhiệm vụ trong tình hình mới.

Đại biểu Lý Tiết Hạnh nhấn mạnh: “Cần cân nhắc là bên cạnh lực lượng vũ trang thì tôi kiến nghị xem xét có quy định về việc mở rộng thêm một số đối tượng, lực lượng để đào tạo, huấn luyện theo chuẩn Liên hợp quốc, sẵn sàng đáp ứng, chủ động tham gia khi có yêu cầu”.

Đại biểu Nguyễn Minh Sơn (đoàn Tiền Giang) phát biểu tại phiên thảo luận.

Đại biểu Nguyễn Minh Sơn (đoàn Tiền Giang) phát biểu tại phiên thảo luận.

Đồng tình với hai ý kiến nêu trên, đại biểu Nguyễn Minh Sơn (đoàn Tiền Giang) nói:  Về một số nội dung cụ thể, về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng tại Điều 1 và Điều 2, tôi đồng ý với các ý kiến đại biểu phát biểu trước.

Tuy nhiên, đại biểu Sơn tán thành trước mắt ban hành dự thảo nghị quyết để hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc cử lực lượng vũ trang của Việt Nam, nhưng việc tham gia của lực lượng quân sự cũng cần tiếp tục nghiên cứu để quy định cụ thể hơn ở các văn bản khác.

Để đảm bảo tính chặt chẽ trong Điều 2 của Nghị quyết, đại biểu Trần Văn Tiến (đoàn Vĩnh Phúc) đề nghị tại khoản 2 Điều 3 bổ sung thêm thuật ngữ "cử" vào đoạn câu, cụ thể "cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc cử tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc", để đảm bảo tính chặt chẽ.

Tăng cường chế độ chính sách cho cán bộ, chiến sĩ tham gia gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc

Đại biểu Nguyễn Sĩ Cương (đoàn Ninh Thuận) phát biểu: Tôi đề nghị cần quan tâm và tăng cường chế độ chính sách cho cán bộ, chiến sĩ tham gia các hoạt động này.

Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (đoàn tỉnh Ninh Thuận).

Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (đoàn tỉnh Ninh Thuận).

Theo đại biểu Cương điều này là cần thiết bởi tham gia lực lượng này là đến những địa bàn rất khó khăn, thậm chí còn nguy hiểm đến cả tính mạng.

“Ngoài những chế độ chính sách mà Liên hợp quốc cho các cán bộ chiến sĩ được hưởng, tôi nghĩ rằng Việt Nam cũng có thêm những chế độ, chính sách khác nữa cho anh em thì rất tốt, mà trước đây được quy định trong Nghị định 162 và 3 thông tư của Bộ Quốc phòng. Tôi có kiến nghị, các đồng chí xem xét vấn đề này”, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương nói.

Đại biểu Nguyễn Hoàng Mai (đoàn Tiền Giang) cho biết: Theo điều 14, về chế độ, chính sách, khoản 2 Điều 14 có ghi: trường hợp bị thương, bị bệnh, bị tai nạn và hy sinh, từ trần trong khi thực hiện nhiệm vụ được xem xét giải quyết chế độ, chính sách bệnh binh, thương binh, liệt sĩ theo quy định của pháp luật Việt Nam và quy định của Liên hợp quốc.

Đại biểu Mai cho rằng quy định như trên là chưa đầy đủ và cũng chưa chặt chẽ; chưa đầy đủ theo nghĩa tức là không phải chỉ có chế độ thương binh, liệt sĩ mà còn các chế độ khác nữa thì chúng ta không quy định, ví dụ như các chế độ về bảo hiểm, các chế độ, chính sách về thi đua, khen thưởng, v.v..

Theo đại biểu Mai, tinh thần của khoản 2 là những người tham gia được lượng này mà bị thương, bị bệnh, bị tai nạn, hy sinh, từ trần, v.v. thì được hưởng 2 chế độ, một chế độ của Nhà nước Việt Nam và chế độ thứ hai là chế độ, chính sách của Liên hợp quốc.

Đại biểu Nguyễn Hoàng Mai (đoàn Tiền Giang) phát biểu tại phiên thảo luận trước Quốc hội.

Đại biểu Nguyễn Hoàng Mai (đoàn Tiền Giang) phát biểu tại phiên thảo luận trước Quốc hội.

Do đó, đại biểu đề nghị chúng ta sẽ sửa lại khoản 2 là: Trường hợp bị thương, bị bệnh, bị tai nạn hoặc hy sinh, từ trần trong khi thực hiện nhiệm vụ được xem xét, giải quyết chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật Việt Nam và quy định của Liên hợp quốc, như vậy sẽ rộng hơn rất nhiều so với điều mà chúng ta đang dự thảo ở đây. 

Đưa ra lý do này, đại biểu Nguyễn Hoàng Mai lý giải: “Bởi vì, đây là lực lượng vũ trang, chúng ta đó có các luật liên quan của lực lượng vũ trang rồi, những trường hợp được công nhận là liệt sĩ v.v. đã được quy định và chúng ta còn có Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Tất cả những điều có được công nhận hay không lại nằm trong quy định cụ thể của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng”.

Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội để hoàn thiện Nghị quyết

Tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch cho biết, Việt Nam đã và đang tham gia các lĩnh vực tham mưu, hậu cần, quân y, quan sát viên quân sự. Quá trình thực hiện nhiệm vụ đều khẳng định năng lực và hiệu quả, được Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.

Hiện nay, Liên hợp quốc đang tiếp tục đề nghị Việt Nam cử thêm lực lượng và mở rộng sang các lĩnh vực khác như công binh, cảnh sát, quan sát viên và giám sát bầu cử.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch.

Về kinh phí và chế độ chính sách cho lực lượng tham gia gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc quy định tại Điều 13 và Điều 14. Theo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, hoạt động tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc luôn ở trong môi trường, điều kiện làm việc đặc biệt khó khăn, gian khổ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro về an ninh, an toàn.

Vì vậy, dự thảo Nghị quyết quy định lực lượng trực tiếp và gián tiếp tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc được hưởng chế độ, chính sách phù hợp với tính chất nhiệm vụ và đặc thù hoạt động theo quy định của pháp luật.

Trường hợp bị thương, bị bệnh, bị tai nạn hoặc hy sinh từ trần, v.v. trong khi thực hiện nhiệm vụ được xem xét, giải quyết chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật Việt Nam và của Liên hợp quốc.

“Về chính sách cụ thể, xin tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội và đề nghị giao cho Chính phủ quy định. Ngoài những nội dung báo cáo làm rõ nêu trên, Bộ Quốc phòng xin được tiếp thu tối đa ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội để phối hợp với các cơ quan của Quốc hội chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết đảm bảo chất lượng trình Quốc hội thông qua”, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch phát biểu.

Quốc Trần

Tin khác

Tổng Thư ký ASEAN: Diễn đàn Tương lai ASEAN diễn ra rất kịp thời và cấp thiết trước vô số thách thức

Tổng Thư ký ASEAN: Diễn đàn Tương lai ASEAN diễn ra rất kịp thời và cấp thiết trước vô số thách thức

(CLO) Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn đánh giá Diễn đàn Tương lai ASEAN lần này diễn ra rất kịp thời và cấp thiết trước vô số thách thức mà khu vực và Chính phủ các nước thành viên ASEAN đang phải đối mặt.

Tin tức
Quảng Nam có tân Phó chủ tịch UBND tỉnh

Quảng Nam có tân Phó chủ tịch UBND tỉnh

(CLO) Sáng 23/4, tại kỳ họp thứ 22, HĐND tỉnh Quảng Nam khóa 10, đã bầu bổ sung chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh, nhiệm kỳ 2021-2026.

Tin tức
Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm

Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm

(CLO) Sáng 23/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN – sự kiện quan trọng được tổ chức theo sáng kiến của Thủ tướng.

Tin tức
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc cho loạt dự án hạ tầng giao thông tại Bình Dương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc cho loạt dự án hạ tầng giao thông tại Bình Dương

(CLO) Văn phòng Chính phủ cho biết, cơ quan này vừa ban hành văn bản 175/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp với lãnh đạo tỉnh Bình Dương về tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc cho các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm tại tỉnh này.

Tin tức
Điều tra, xác minh, xử lý triệt để các hành vi khai thác IUU, không có trường hợp ngoại lệ

Điều tra, xác minh, xử lý triệt để các hành vi khai thác IUU, không có trường hợp ngoại lệ

(CLO) Chính phủ sẽ chỉ đạo điều tra, xác minh, xử lý triệt để các hành vi khai thác IUU, không có trường hợp ngoại lệ; kiên quyết ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá, ngư dân khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.

Tin tức