Kiến nghị xét tốt nghiệp để tiết kiệm hàng ngàn tỉ đồng: Bộ GD&ĐT lên tiếng

Thứ năm, 20/01/2022 05:54 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trả lời về kiến nghị của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên - Huế về việc xét tốt nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) giữ quan điểm vẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp.

Liên quan đến kỳ thi tốt nghiệp và công tác tuyển sinh đại học, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế vừa gửi kiến nghị của cử tri về việc cân nhắc xét tốt nghiệp cho học sinh THPT và tổ chức thi đại học, cao đẳng đối với các thí sinh có nhu cầu.

Theo bản kiến nghị, nhằm giảm thiểu chi phí tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT tốn kém hàng ngàn tỉ đồng, đáp ứng với yêu cầu thực tế của học sinh THPT khi tốt nghiệp không có nhu cầu học cao hơn mà muốn học nghề, đi xuất khẩu lao động, buôn bán kinh doanh…

kien nghi xet tot nghiep de tiet kiem hang ngan ti dong bo gddt len tieng hinh 1

Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn bảo lưu quan điểm giữ kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Qua đó, tiết kiệm được nguồn lực để tập trung đầu tư cải thiện chất lượng dạy và học, chất lượng sách giáo khoa, góp phần nâng cao vị thế của giáo dục Việt Nam trên trường quốc tế.

Xung quanh kiến nghị này, Bộ GD&ĐT giữ quan điểm vẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp.

Vì theo phân tích của Bộ GD&ĐT, hiện quá trình giáo dục ở bậc phổ thông ở Việt Nam không có kỳ thi kết thúc bậc tiểu học và trung học cơ sở, chỉ khi kết thúc lớp 12, thì mới tổ chức kỳ thi để lấy kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT.

“Việc thi tốt nghiệp THPT được quy định lại khoản 3, Điều 34, Luật Giáo dục năm 2019. Kết quả của kỳ thi này rất quan trọng, được sử dụng cho nhiều mục tiêu khác nhau như đánh giá kết quả của người học theo mục tiêu giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT;

Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT; lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm cơ sở đánh giá chất lượng dạy, học của trường phổ thông, công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục;

Các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp có thể sử dụng kết quả của kỳ thi để tuyển sinh theo tinh thần tự chủ” – trong văn bản trả lời của Bộ GD&ĐT nêu.

Theo Bộ GD&ĐT, kỳ thi tốt nghiệp THPT còn được tổ chức với mục đích đánh giá mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành;

Nếu thí sinh đáp ứng chuẩn đầu ra thì sẽ được công nhận tốt nghiệp THPT và tỷ lệ này có thể cao tùy theo chất lượng, mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra của học sinh các địa phương, các nhà trường, tương ứng với điều kiện kinh tế xã hội và điều giáo dục của từng vùng miền.

Việc phân hóa này rất có ý nghĩa cho công tác quản lý giáo dục, tạo động lực để chất lượng giáo dục được duy trì ổn định và không ngừng nâng cao, đồng thời góp phần tạo động lực học tập tích cực cho học sinh.

“Với các lý do trên, việc học sinh phải tham gia kỳ thi cuối cùng khi kết thúc 12 năm học tập ở bậc phổ thông được tổ chức nghiêm túc, khách quan,  công bằng lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và sử dụng kết quả vào nhiều mục tiêu khác nhau là cần thiết” – văn bản nêu.

Trong văn bản của Bộ cung cấp thêm thông tin, trong các năm 2020 và 2021, để ứng phó với những tình huống thiên tai, dịch bệnh, nhất là diễn biến phức tạp, khó lường của dịch bệnh Covid-19, nghiêm túc thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp, Bộ GD&ĐT đã phối hợp hiệu quả với các bộ ngành, địa phương tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT bảo đảm thực hiện đúng lộ trình đổi mới thi/tuyển sinh.

Theo đó, Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm chỉ đạo chung, các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm toàn diện về tổ chức kỳ thi tại địa phương; thời gian tổ chức thi được xem xét, điều chỉnh phù hợp với tình hình dịch bệnh tại các địa phương và trên phạm vi toàn quốc.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT các năm 2020, 2021 được tổ chức thành công, bảo đảm mục tiêu “kép”: kết quả thi nghiêm túc, công bằng, khách quan đồng thời bảo đảm an toàn phòng chống dịch bệnh, thiên tai học sinh, giáo viên và toàn bộ lực lượng tham gia tổ chức thi.

Nhìn chung, dư luận xã hội đánh giá cao phương thức tổ chức Kỳ thi trong bối cảnh dịch COVID-19 vừa qua. Do đó, Phương thức tổ chức này sẽ tiếp tục được áp dụng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT trong giai đoạn 2022- 2025.

Cũng theo Bộ GD&ĐT, việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT luôn được Bộ GD&ĐT chỉ đạo thực hiện đồng bộ với lộ trình tự chủ đại học.

Từ năm 2013, thực hiện quyền tự chủ tuyển sinh theo quy định của Luật Giáo dục đại học, các cơ sở đào tạo có thể áp dụng nhiều hình thức tuyển sinh hằng năm như xét tuyển thẳng, xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT, từ kết quả học tập THPT (điểm học bạ), từ điểm thi do các trường đại học, nhóm trường cùng tổ chức, hoặc do đơn vị khảo thí chuyên nghiệp tổ chức, từ kết quả các trường tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng (khuyến khích các nhóm trường tổ chức thi chung),...

Để việc tuyển sinh đảm bảo công bằng hơn nữa cho các đối tượng dự tuyển theo phương thức xét tuyển khác nhau, từ năm 2022, Bộ GD&ĐT khuyến cáo trường đại học, ngành học canh tranh cao chỉ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT làm công cụ sơ tuyển, sàng lọc, sau đó cần có thêm các hình thức chọn lọc bổ sung (thi đánh giá năng lực, phỏng vấn, bài luận...) nhằm phân loại tốt hơn đối tượng tuyển chọn.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

(CLO) Trên đường đi học về, em T. (học sinh lớp 7) bất ngờ bị 1 nhóm thanh niên dùng ghế nhựa, mũ bảo hiểm tấn công gây thương tích.

Giáo dục
Một giáo viên bị tố lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của đồng nghiệp

Một giáo viên bị tố lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của đồng nghiệp

(CLO) Bà Đỗ Thị Huyền Trang (giáo viên Trường THPT Phạm Văn Đồng, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, Gia Lai) bị tố lừa đảo, chiếm đoạt hơn 10 tỷ đồng. Đáng chú ý, phần lớn nạn nhân lại là các đồng nghiệp của bà Trang.

Giáo dục
Học sinh trường THPT Đại học Quốc gia Hà Nội được học chương trình đại học sớm

Học sinh trường THPT Đại học Quốc gia Hà Nội được học chương trình đại học sớm

(CLO) Theo đó, từ năm học 2024-2025, học sinh THPT của Đại học Quốc gia Hà Nội có thành tích học tập tốt sẽ được học tích lũy một số học phần trong chương trình đào tạo đại học và định hướng nghề nghiệp.

Giáo dục
Nở rộ nhiều mô hình đào tạo đại học giá đắt đỏ: Đầu tư giáo dục thế nào mới khôn ngoan?

Nở rộ nhiều mô hình đào tạo đại học giá đắt đỏ: Đầu tư giáo dục thế nào mới khôn ngoan?

(NB&CL) Theo chuyên gia, đầu tư giáo dục cần phù hợp năng lực con cái cùng với điều kiện kinh tế gia đình và nguyện vọng học tập của các em, tránh chạy theo xa hoa, phù phiếm.

Giáo dục
Thúc đẩy hợp tác giáo dục Việt Nam và Liên bang Nga

Thúc đẩy hợp tác giáo dục Việt Nam và Liên bang Nga

(CLO) Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn và đoàn công tác Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Việt Nam đang có chuyến thăm và làm việc tại Liên bang Nga nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học giữa hai nước.

Giáo dục