(NB&CL) Theo quy định, thời điểm mùa mưa lũ (1/5 - 31/10 hàng năm), bến bãi phải dừng hoạt động. Tuy nhiên, dọc tuyến sông Hồng chảy qua địa bàn huyện Kim Động, hàng loạt bến bãi tập kết, kinh doanh vật liệu xây dựng vẫn vô tư hoạt động vi phạm pháp luật đê điều...
Tại huyện Kim Động có 8 bến bãi được cơ quan chức năng tỉnh Hưng Yên giám sát việc hoạt động và đa phần đã được cấp các thủ tục liên quan đến chủ trương đầu tư, Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa... Có thể kể đến các doanh nghiệp hiện nay nằm trên địa bàn huyện Kim Động đang hoạt động tập kết, kinh doanh vật liệu xây dựng (chủ yếu là cát đen, cát vàng) như: Công ty TNHH Thương Mại và Dịch vụ Vi Thành (xã Thọ Vinh), Công ty TNHH Xuân Hồng (xã Thọ Vinh), Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Phú Thịnh (xã Phú Thịnh), Công ty TNHH DV&TM Hoàng Anh (xã Mai Động), Công ty Cổ phần Vân Đức (xã Mai Động, xã Hùng An, xã Đức Hợp).
Theo quy định, nơi xây dựng bến, bãi tập kết vật liệu xây dựng cát, sỏi phải phù hợp với địa điểm được quy hoạch xây dựng bến, bãi tập kết vật liệu xây dựng cát, sỏi trên địa bàn tỉnh. Chiều cao tập kết cát, sỏi tối đa 5m; xung quanh bến bãi phải xây dựng tường bao để đảm bảo cát, sỏi và nước thải không được tràn ra ngoài phạm vi bến bãi... Đặc biệt, thời gian được sử dụng bến bãi trong năm là mùa khô (từ 1/11 năm trước đến hết 30/4 năm sau). Khi đến mùa mưa lũ (từ 1/5 đến hết 31/10 hàng năm) phải giải phóng bến bãi để không ảnh hưởng đến khả năng thoát lũ của lưu vực...
Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, các bến bãi tập kết, kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện Kim Động vẫn hoạt động một cách tấp nập. Những chuyến tầu chở vật liệu xây dựng như cát, đá, sỏi, than và chở đất vẫn vô tư cập bến mà không gặp bất kỳ trở ngại nào. Trong khi đó, những chiếc xe được cơi nới thùng thành, có dấu hiệu quá tải được huy động để vận chuyển vật liệu xây dựng vô tư chạy ầm ầm trên tuyến đê sông Hồng.
Phóng viên có mặt tại khu vực bến bãi của Công ty TNHH Thương Mại và Dịch vụ Vi Thành (xã Thọ Vinh), nhận thấy con đường từ tuyến đê sông Hồng vào bến bãi (cũng là con đường ra bến đò Vườn Chuối) đã bị tàn phá nặng nề bởi xe quá tải. Ngay sát rìa sông, những đống cát đen, cát vàng cao hơn 5m vẫn được tập kết mà không hề được giải tỏa; những chiếc xe Howo có tải trọng hàng chục tấn vẫn ra vào để chuyên chở cát đen, cát vàng đi tiêu thụ.
Cũng tại xã Thọ Vinh, Công ty TNHH Xuân Hồng được UBND tỉnh Hưng Yên cho phép được xây dựng bến là một bến neo đậu tầu, thuyền và bốc xếp vật liệu tạm thời (Quyết định số 756/QĐ-UBND). Theo ghi nhận của phóng viên, doanh nghiệp này vẫn đang cho hoạt động bơm cát đen từ ngoài sông Hồng lên khu vực bãi tập kết tạo thành những núi cát khổng lồ. Ngay trên đỉnh bãi, những chiếc máy xúc vẫn đang hoạt động tạo thành những hố lớn để có thể chất được nhiều vật liệu xây dựng hơn.
Công ty TNHH DV&TM Hoàng Anh (xã Mai Động) hoạt động cũng không kém phần nhộn nhịp. Doanh nghiệp này không chỉ kinh doanh vật liệu xây dựng mà còn sản xuất gạch tuynel và xây dựng. Những diện tích đất nông nghiệp được doanh nghiệp tận dụng triệt để để làm bãi tập kết cát đen; dưới bến, những chiếc máy xúc, xe tải vẫn hoạt động hết công suất vận chuyển than vào bãi tập kết để bên trong.
Tại xã Phú Thịnh, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Phú Thịnh còn hoạt động bến bãi không phép trên đất nông nghiệp. Mặc dù cơ quan chức năng đã yêu cầu giải tỏa nhưng doanh nghiệp này vẫn vô tư hoạt động thách thức chính quyền sở tại.
Qua ghi nhận, có thể thấy rất rõ hoạt động trái phép của các bến bãi trong mùa mưa lũ. Những núi cát cao cả chục mét vẫn được doanh nghiệp tập kết ngay sát mép sông Hồng. Hoạt động bơm cát từ ngoài sông Hồng vào bãi sau đó được những dàn xe chuyên chở đi tiêu thụ cứ thế lặp đi lặp lại. Tuy nhiên, vì sao những bến bãi tập kết, kinh doanh vật liệu xây dựng này vẫn có thể hoạt động mà không được cơ quan chức năng xử lý? Trong mùa mưa bão, các mỏ cát phải đóng cửa theo quy định nhưng vẫn có hàng vạn mét khối cát đen, cát vàng được bơm lên các bến bãi của doanh nghiệp. Vậy chúng ở đâu ra? Có hay không việc doanh nghiệp thu mua cát từ hoạt động của “cát tặc” để buôn bán trái phép?
Phóng viên đã làm việc với lãnh đạo các xã, bà Nguyễn Thị Lương – Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kim Động, ông Nguyễn Đức Đoàn – đại diện Sở Giao thông vận tải tỉnh Hưng Yên. Khi được hỏi “tại sao các bến bãi ven sông Hồng vẫn hoạt động trong mùa mưa bão”, câu trả lời được những chính quyền địa phương, cơ quan chức năng tỉnh Hưng Yên đưa ra khá giống nhau: Theo quy định đúng là bến bãi không được phép hoạt động trong mùa mưa bão thời điểm từ 1/5 đến 31/10 hàng năm. UBND tỉnh Hưng Yên cũng đã có văn bản quy định về việc này. Nhưng nếu cấm như thế thì làm sao có thể phát triển được kinh tế và phục vụ được nhu cầu cho xây dựng(?)
Phải chăng chính thái độ thờ ơ của chính quyền sở tại, Hạt Quản lý đê điều huyện Kim Động, Công an huyện Kim Động, lực lượng Cảnh sát đường thủy – Công an tỉnh Hưng Yên đang tiếp tay cho doanh nghiệp bất chấp các quy định của pháp luật?
Được biết, cơ quan chức năng tỉnh Hưng Yên đang tiến hành thanh tra, kiểm tra hoạt động của những doanh nghiệp đang hoạt động bến thủy nội địa, bến bãi tập kết, kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh.
Nhà báo và Công luận sẽ tiếp tục thông tin về vi phạm của những doanh nghiệp nêu trên trong những kỳ tiếp theo.
(CLO) Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an tỉnh Khánh Hòa đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và nhận hối lộ”, xảy ra tại Ban Quản lý Dịch vụ Công ích TP. Nha Trang, Công ty TNHH Dũng Lợi và các công ty có liên quan.
(CLO) Hoạt động kinh doanh gặp khó, DIC Corp (DIG) mới hoàn thành 4,2% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm. Công ty cũng vừa phải giải thể Ban quản lý Dự án DIC Him Lam sau 2 năm thành lập.
(CLO) Tạo ảnh chân dung chuyên nghiệp với Capcut AI trên điện thoại chỉ trong vài bước đơn giản. Biến ảnh thường thành tác phẩm nghệ thuật đầy sáng tạo và phong cách.
(CLO) Chính phủ Anh hôm thứ Hai đã công bố lệnh trừng phạt đối với 30 tàu được cho là thuộc "hạm đội bóng ma" của Nga, nâng tổng số tàu bị London áp đặt hạn chế lên 73.
(CLO) UBND TP HCM vừa có quyết định về ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn trong việc phê duyệt kế hoạch sửa chữa và quyết định đầu tư đối với các công trình trong công tác quản lý, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống hạ tầng kỹ thuật (thoát nước đô thị, chiếu sáng đô thị và công viên cây xanh) sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.
(CLO) Hôm thứ Hai, cảnh sát Pakistan đã phải bắn hơi cay để ngăn chặn hàng nghìn người ủng hộ cựu Thủ tướng Imran Khan đang tiến vào thủ đô Islamabad của nước này.
(CLO) Ngày 25/11, tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia, đã diễn ra cuộc gặp thường niên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia nhằm tiếp tục tăng cường hợp tác quốc phòng giữa 3 quốc gia.
(CLO) Giá dầu thế giới giảm nhẹ vào ngày thứ Hai sau khi tăng 6% trong tuần trước. Tuy nhiên, lo ngại về nguồn cung khi căng thẳng gia tăng giữa các cường quốc phương Tây khiến hai nhà sản xuất dầu lớn là Nga và Iran đã giữ giá dầu ở mức ổn định.
(CLO) Ngày 26/11, thông tin từ Công an Thanh Hoá cho biết, lực lượng chức năng vừa bắt 3 đối tượng trong đường dây mua bán pháo nổ từ Quảng Ninh, Hà Nội về Thanh Hóa tiêu thụ, thu giữ gần 1,3 tấn pháo lậu.
(CLO) Để chủ động ứng phó với diễn biến của mưa lớn, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, lũ, ngập lụt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Công điện số 8940/CĐ-BNN-ĐĐ đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố từ Hà Tĩnh đến Phú Yên và các bộ, ngành liên quan triển khai các phương án ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại.
(CLO) Tình trạng bất ổn tại Haiti đang gia tăng nhanh chóng, buộc Liên hợp quốc, các đại sứ quán và tổ chức cứu trợ quốc tế phải sơ tán khỏi thủ đô Port-au-Prince khi bạo lực do các băng đảng vũ trang gây ra ngày càng nghiêm trọng.
(CLO) Ban Cán sự Đảng UBND TP.HCM thống nhất chủ trương sử dụng vốn ngân sách thành phố để triển khai tiếp theo dự án Metro 2 (Bến Thành - Tham Lương).
(CLO) Để bảo đảm nguồn cung, cùng với đẩy mạnh sản xuất, thành phố Hà Nội đang liên kết với các tỉnh, thành phố xây dựng chuỗi cung ứng nông sản an toàn, chủ động điều tiết, bình ổn giá...
(CLO) Trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá xuất hiện các xe ô tô chở khách dưới hình thức hợp đồng. Tuy nhiên các xe này lại đón, trả khách liên tỉnh như tuyến cố định.
(CLO) Ngay sau khi báo Nhà báo và Công luận phản ánh về Trạm trộn bê tông Thành Trung và Tuấn Lượng hoạt động không phép tại xã Yên Lộc (huyện Ý Yên), UBND tỉnh Nam Định đã ra văn bản chỉ đạo kiểm tra và xử lí nghiêm theo quy định của pháp luật.
(CLO) Thời gian vừa qua, báo Nhà báo và Công luận nhận được thông tin phản ánh về việc nhiều mỏ khoáng sản trên địa bàn huyện Ia Pa và Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) có dấu hiệu bị khai thác ngoài tọa độ, vận hành thiết bị, quản lý mỏ không đúng quy định…nhưng chưa được các đơn vị chức năng phát hiện và xử lý vi phạm.
(CLO) Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Phương Anh với vai trò liên danh hoặc độc lập thường xuyên trúng các gói thầu lớn, nhỏ tại tỉnh Hà Giang và Bắc Kạn. Đáng chú ý, nhiều gói thầu có tỷ lệ tiết kiệm ngân sách Nhà nước rất thấp.
(CLO) Thời gian vừa qua, huyện Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ) đã đầu tư và triển khai nhiều dự án đường giao thông để phục vụ việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tuy nhiên, một số công trình thực hiện thi công có dấu hiệu không tuân thủ theo quy trình thủ tục của pháp luật hiện hành.
(NB&CL) Dự án trường THPT chuyên Phan Bội Châu ở Nghệ An với tổng mức đầu tư là 95 tỷ đồng, xây dựng gần xong thì bất ngờ dừng thi công rồi bỏ hoang suốt hai năm qua, vì thiếu vốn. Nhiều hạng mục đã xuống cấp, hư hỏng, gây lãng phí, khiến người dân địa phương bức xúc.
(NB&CL) Công ty Cổ phần sông Đà Bắc Kạn nhiều lần xả nước không theo khung giờ đã cung cấp khiến việc thi công dự án Kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm (huyện Chợ Mới, Bắc Kạn) bị gián đoạn, nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng công trình, tiến độ thực hiện dự án.
(CLO) Ban Quản lý dự án ODA, Đại học Đà Nẵng cho rằng, nhà thầu khẳng định chủ đầu tư đánh giá không đúng với tiêu chí hồ sơ mời thầu là không đúng và suy luận hậu quả của việc này là “sự lãng phí rất lớn ngân sách Nhà nước” không có cơ sở.
(CLO) Nhà thầu thực hiện xong dự án và đã được nghiệm thu. Thế nhưng, tiền chủ đầu tư tạm ứng của nhà thầu để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng suốt hơn 2 năm qua vẫn “chây ì” không chịu trả. Đại diện chủ đầu tư thì cho rằng, không có chuyện tạm ứng, thoả thuận đó.
(NB&CL) Dự án Nhà máy sản xuất tinh dầu và thảo dược của Công ty TNHH sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên Việt Nam tại Cụm Công nghiệp Thanh Hà, thành phố Hội An ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2020 đến nay. Trong khi đó, giai đoạn 2 của dự án vẫn chưa được doanh nghiệp đầu tư theo cam kết.