Kim Jong Un tuyên bố sẽ tăng cường quân sự, duy trì kiểm soát Covid

Chủ nhật, 02/01/2022 13:08 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tuyên bố sẽ tăng cường hơn nữa khả năng quân sự, duy trì các biện pháp chống Covid-19 hà khắc và thúc đẩy cải thiện nền kinh tế trong bài phát biểu tại một hội nghị chính trị quan trọng vào tuần này.

Một báo cáo của phương tiện truyền thông nhà nước về bài phát biểu của ông Kim tại cuộc họp toàn thể kéo dài 5 ngày của Đảng Lao động không đưa ra bất kỳ bình luận cụ thể nào về các mối quan hệ với với Mỹ và Hàn Quốc.

Một số chuyên gia cho rằng điều này ngụ ý rằng Kim không quan tâm đến việc sớm nối lại các cuộc đàm phán với Washington và Seoul; muốn đóng cửa biên giới và tìm kiếm một nền kinh tế tự lực mạnh hơn để vượt qua những khó khăn liên quan đến đại dịch.

kim jong un tuyen bo se tang cuong quan su duy tri kiem soat covid hinh 1

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un. Ảnh: Politico

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên dẫn lời ông Kim cho biết: “Môi trường quân sự ngày càng bất ổn trên Bán đảo Triều Tiên và chính trị quốc tế đã thúc đẩy mạnh mẽ các kế hoạch xây dựng phòng thủ quốc gia của chúng tôi."

Theo KCNA, ông Kim đã ra lệnh sản xuất các hệ thống vũ khí hiện đại, mạnh mẽ để cải thiện lực lượng quân đội và kêu gọi quân đội “trung thành tuyệt đối” với đảng cầm quyền do ông lãnh đạo.

KCNA cho biết cuộc họp toàn thể đã đề ra "định hướng chiến thuật" cho các mối quan hệ đối ngoại của Triều Tiên, bao gồm cả với Hàn Quốc, nhưng không nêu chi tiết. Tuy nhiên, bài báo lại không hề đề cập đến Mỹ.

Cuộc họp nhằm xem xét các dự án trước đây và xác định các chính sách mới, diễn ra vào tháng trước khi ông Kim đánh dấu 10 năm cầm quyền. Kể từ khi nắm quyền vào tháng 12 năm 2011, Kim Jong Un đã thiết lập quyền lực tuyệt đối ở quê nhà và củng cố kho vũ khí hạt nhân và tên lửa của mình.

Nhưng nền kinh tế của Triều Tiên đã phải chịu những thất bại lớn trong hai năm qua do đại dịch gây ra, các lệnh trừng phạt dai dẳng của Liên Hợp Quốc và ảnh hưởng của thảm họa thiên nhiên.

Không có dấu hiệu bất ổn chính trị ở Triều Tiên, nhưng một số chuyên gia cho rằng sự ổn định lâu dài của ông Kim có thể bị nghi ngờ nếu những khó khăn hiện tại tiếp tục. Các hội nghị chính trị cấp cao như cuộc họp toàn thể mang lại cho Kim cơ hội để củng cố sự thống nhất đằng sau sự lãnh đạo của mình và cho thấy rằng ông đang nắm quyền kiểm soát chính phủ một cách vững chắc.

Nhưng không rõ liệu các cuộc họp như vậy có đưa ra giải pháp cơ bản nào cho những khó khăn của Triều Tiên hay không, khi mà nước này vẫn là một trong những quốc gia bị trừng phạt nặng nề nhất trên thế giới.

Trong đại hội đảng vào tháng Giêng năm ngoái, Kim thừa nhận các kế hoạch phát triển kinh tế trước đây của ông đã thất bại và nói rằng đất nước của ông phải đối mặt với "tình huống tồi tệ nhất từ ​​trước đến nay".

Nhưng trong phiên họp toàn thể tuần này, Kim tuyên bố tiến bộ trong các kế hoạch phát triển mới, nói rằng năm ngoái là “một năm thắng lợi lớn” và các mục tiêu của năm nay là “một cuộc đấu tranh sinh tử vĩ đại” cần phải đạt được.

Ông Kim trích dẫn các tiến bộ trong các lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng, điện, khai khoáng, lâm nghiệp và nhiều lĩnh vực khác, dù các thông tin không thể được xác nhận một cách độc lập.

Trong cuộc họp toàn thể, ông Kim đã ra lệnh cho các quan chức ưu tiên các chiến dịch khẩn cấp chống đại dịch, nói rằng sự sơ suất sẽ không được dung thứ. Các nhà phân tích nói rằng Kim lo ngại rằng cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe cộng đồng mỏng manh của đất nước ông không thể xử lý một đợt bùng phát lớn, dù ông vẫn giữ một tuyên bố rằng Triều Tiên không có Covid-19.

Chính sách ngoại giao do Mỹ đứng đầu nhằm thuyết phục Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân để đổi lấy các lợi ích kinh tế và chính trị đã sụp đổ vào năm 2019 khi cựu Tổng thống Donald Trump bác bỏ yêu cầu của ông Kim về việc giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt để đổi lại các bước phi hạt nhân hóa một phần. Kim kể từ đó đã đe dọa mở rộng kho vũ khí hạt nhân và giới thiệu vũ khí công nghệ cao nhắm vào Mỹ và các đồng minh.

Mai Anh (theo Politico)

Bình Luận

Tin khác

Hạ viện Mỹ đã thông qua được gói viện trợ 'khổng lồ' cho Ukraine và Israel

Hạ viện Mỹ đã thông qua được gói viện trợ 'khổng lồ' cho Ukraine và Israel

(CLO) Ngày 19/4, Hạ viện Mỹ rút cuộc đã thông qua được gói viện trợ 95 tỷ USD cho Ukraine, Israel và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, sau khi gói này bị trì hoãn trong nhiều tháng.

Thế giới 24h
Mỹ trừng phạt quan chức và tổ chức Israel vì gây bạo lực ở Bờ Tây

Mỹ trừng phạt quan chức và tổ chức Israel vì gây bạo lực ở Bờ Tây

(CLO) Mỹ hôm thứ Sáu (19/4) đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một quan chức Israel và hai tổ chức quyên tiền cho những người định cư Israel, cáo buộc họ có các hoạt động bạo lực ở Bờ Tây bị chiếm đóng.

Thế giới 24h
WHO: Virus cúm gia cầm H5N1 xuất hiện nhiều trong sữa động vật bị nhiễm bệnh

WHO: Virus cúm gia cầm H5N1 xuất hiện nhiều trong sữa động vật bị nhiễm bệnh

(CLO) Chủng virus cúm gia cầm H5N1 đã được phát hiện với nồng độ rất cao trong sữa nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết hôm thứ Sáu (19/4), mặc dù chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.

Thế giới 24h
Các hãng hàng không định tuyến lại chuyến bay sau cuộc tấn công của Israel vào Iran

Các hãng hàng không định tuyến lại chuyến bay sau cuộc tấn công của Israel vào Iran

(CLO) Các hãng hàng không đã thay đổi đường bay qua Iran, hủy một số chuyến bay, do lo ngại về an ninh sau cuộc tấn công của Israel vào Iran.

Thế giới 24h
Có phải việc tạo mây đã gây ra trận lụt lịch sử ở UAE và Oman?

Có phải việc tạo mây đã gây ra trận lụt lịch sử ở UAE và Oman?

(CLO) Nhiều người cho rằng, trận lụt lịch sử 75 năm mới có một lần tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Oman có nguyên nhân từ việc gieo hạt mây để làm mưa nhân tạo. Vậy thực hư điều đó như thế nào?

Thế giới 24h