Kim Jong Un xin lỗi: Lối mở cho quan hệ ngoại giao Hàn-Triều

Thứ ba, 29/09/2020 11:24 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tuần trước, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đưa ra lời xin lỗi hiếm hoi về vụ bắn chết một quan chức nghề cá Hàn Quốc trên vùng biển của Triều Tiên. Đây được nhận định có thể xem là gợi ý cho hai nước nối lại quan hệ ngoại giao đã bị cắt đứt mới đây.

Chủ tịch Kim Jong-un và Tổng thống Moon Jae-in là những người rất nỗ lực để mang lại nền hòa bình trên bán đảo Triều Tiên - Ảnh: AP

Chủ tịch Kim Jong-un và Tổng thống Moon Jae-in là những người rất nỗ lực để mang lại nền hòa bình trên bán đảo Triều Tiên - Ảnh: AP

Bài liên quan

Sự cố bất ngờ và cách lý giải của Triều Tiên

Các nhà bình luận đánh giá, lời xin lỗi của Chủ tịch Kim Jong Un là một điều bất thường. Nhìn từ quá trình điều hành đất nước, ông Kim hầu như không bao giờ đưa ra lời xin lỗi về bất cứ điều gì. Sự kiện vừa qua có thể xem là một ngoại lệ, mà từ đó Seoul đang thận trọng đánh giá thái độ đến từ Bình Nhưỡng, để xem liệu có thể thúc đẩy một động thái mới cho việc nối lại quan hệ giữa hai nước.

Trong bối cảnh hiện tại, cả Hàn Quốc và Triều Tiên cần một sự hòa giải hoặc giảm bớt căng thẳng giữa hai quốc gia đang diễn ra tại thời điểm này, vì những thiệt hại về khí hậu do bão lũ gây ra và sự cần thiết phải hợp tác chống lại đại dịch COVID-19.

Vấn đề thứ ba liên quan đến các gia đình Triều Tiên bị chia cắt bởi chiến tranh trong nhiều thập kỷ và việc nối lại các cuộc đàm phán ‘marathon’ để có thể thống nhất hai miền Triều Tiên, là điều mà cả hai bên phải tiếp tục tiến hành.

Việc duy trì liên lạc diễn ra thường xuyên giữa hai miền Triều Tiên là yếu tố quan trọng, cốt lõi nhằm thiết lập mối quan hệ ngoại giao, tạo cơ sở cho những sự phối hợp khác. Trong những tuần trước vụ nổ súng vào tuần trước, Chủ tịch Kim Jong Un đã trao đổi thư với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in.

Vụ bắn chết và được cho là thiêu xác quan chức Hàn Quốc đã gây bất ngờ với cả hai nước. Trong một bức thư gửi tới Nhà Xanh của Hàn Quốc, Triều Tiên cho biết các đơn vị đã phản hồi lời kêu gọi rằng một nam giới không rõ danh tính được tìm thấy đang trôi trên biển.

Bức thư nói rằng, khoảng 10 phát đạn đã bắn vào người đàn ông sau khi anh ta không tuân thủ yêu cầu của một người lính để nhận dạng bản thân.

Những gì xảy ra tiếp theo được gói gọn trong thông tin sai lệch, nhưng kết quả rất bất thường: Kim nói rằng ông ấy “cảm thấy rất tiếc vì thay vì viện trợ cho đồng bào của chúng tôi ở miền Nam đang phải vật lộn với dịch COVID, chúng tôi đã trao cho Tổng thống Moon và đồng bào miền Nam một nỗi thất vọng khôn nguôi về nỗi bất hạnh vô hình trên vùng biển của chúng ta”.

Tuyên bố nói thêm rằng, Triều Tiên đã tăng cường giám sát hàng hải và xin lỗi vì “một sự cố rõ ràng sẽ tác động tiêu cực đến quan hệ liên Triều”. Loại ngôn ngữ này là một tín hiệu mạnh mẽ về sự mềm mỏng của “ý chí quyền lực” của Triều Tiên.

Ông Kim và ông Moon nắm tay nhau bước qua đường biên giới trong một cuộc gặp Thượng đỉnh được tổ chức tại Bàn Môn Điếm, biên giới giữa hai nước Hàn Quốc và Triều Tiên - Ảnh: AP

Ông Kim và ông Moon nắm tay nhau bước qua đường biên giới trong một cuộc gặp Thượng đỉnh được tổ chức tại Bàn Môn Điếm, biên giới giữa hai nước Hàn Quốc và Triều Tiên - Ảnh: AP

Hy vọng vẫn còn cho cả Hàn Quốc và Triều Tiên

Căng thẳng gia tăng kể từ khi liên lạc giữa hai bên bị cắt vào tháng 6, khi Bình Nhưỡng lần đầu tiên đóng cửa và sau đó phá hủy văn phòng liên lạc chung ở Kaesong. Mối quan hệ xấu đi diễn ra sau mối quan hệ có phần nồng ấm kéo dài nhiều năm do Moon lãnh đạo, dẫn đến các cuộc gặp lịch sử giữa ông và Kim, cũng như các hội nghị thượng đỉnh giữa Kim và Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Các cuộc gặp này tuy nhiên không mang lại kết quả cho tất cả các bên và thái độ cứng rắn của Triều Tiên đối với miền Nam ngày càng tăng. Có lẽ lý do chính của việc này nằm ở việc kỷ niệm hai năm Tuyên bố chung Bình Nhưỡng.

Vào tháng 9/2018, Triều Tiên và Hàn Quốc đã ký tuyên bố này, trong đó tập trung vào việc xoa dịu căng thẳng quân sự giữa hai nước. Trong khi Bình Nhưỡng không đề cập đến ngày kỷ niệm, Seoul muốn thúc đẩy và đổi mới hợp tác, không chỉ vì lý do trong nước mà còn vì những quan điểm khó hiểu về chính sách đối ngoại của Washington.

Tổng thống Moon Jea-in rõ ràng đã chán ngấy mối quan hệ Mỹ-Hàn hiện nay. Tại Panmunjom, ở biên giới với Triều Tiên, Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Lee In-young kêu gọi Bình Nhưỡng tuân thủ thỏa thuận năm 2018.

Tuyên bố chung Bình Nhưỡng cũng đề cập đến hợp tác kinh tế, vẫn chưa thực sự thành hiện thực. Cả hai nước đều tìm cách bình thường hóa khu liên hợp công nghiệp Gaeseong nằm gần biên giới, cũng như tiến hành phát triển Dự án Du lịch Núi Geumgang, nằm trên lãnh thổ Triều Tiên, thành một khu du lịch chung đặc biệt.

Hai nước cũng nhất trí về hợp tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh và thực hiện các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn sự mất lòng tin. Tuy nhiên, những vụ đào tẩu trong hai năm qua đã làm tổn hại đến sự tin tưởng giữa hai quốc gia. Xem xét sự nhạy cảm và triển vọng của Hàn Quốc là điều quan trọng để hiểu được Moon và Kim có thể cố gắng làm việc cùng nhau như thế nào.

Không nghi ngờ gì vụ bắn quan chức Hàn Quốc đã đánh thức hay đúng hơn là chỉ ra sự cần thiết của một kênh liên lạc giữa hai miền Triều Tiên. Sự kiềm chế, tránh leo thang xung đột là một chỉ báo quan trọng cho một nền hòa bình lâu dài.

Trong bối cảnh ý tưởng về việc đảo ngược việc đình chỉ các chuyến tham quan Panmunjom và sáng kiến "đường mòn hòa bình" khu phi quân sự hiện đang được thảo luận, lời xin lỗi bất ngờ của Chủ tịch Kim ít nhiều thắp lên hy vọng cho một thúc đẩy quan hệ giữa hai miền.

Sau khi hứng chịu một số cơn bão, COVID-19 tàn phá và ảnh hưởng bởi chính trị bầu cử ở Mỹ, Seoul và Bình Nhưỡng có thể cố gắng giải quyết các vấn đề song phương cụ thể của riêng họ trong những tháng tới.

Nguyễn Hoàng

Tin khác

Một người tự thiêu bên ngoài phiên tòa xét xử ông Trump

Một người tự thiêu bên ngoài phiên tòa xét xử ông Trump

(CLO) Một người đàn ông đã tự thiêu vào thứ Sáu (19/4) bên ngoài tòa án ở New York, nơi đang diễn ra phiên tòa lịch sử xét xử cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Động cơ của vụ việc chưa được làm rõ.

Thế giới 24h
Trẻ em Gaza ước ao về những ngày đi học trước xung đột

Trẻ em Gaza ước ao về những ngày đi học trước xung đột

(CLO) Thời gian học tập, vui chơi bên bạn bè của trẻ em Gaza đã biến mất kể từ khi xung đột Israel - Hamas nổ ra 6 tháng trước. Với các em, những điều tưởng như bình thường đó giờ lại là nỗi ước ao mịt mờ.

Thế giới 24h
Thiếu hụt tên lửa, Ukraine chuyển sang sử dụng khinh khí cầu tấn công Nga

Thiếu hụt tên lửa, Ukraine chuyển sang sử dụng khinh khí cầu tấn công Nga

(CLO) Lực lượng phòng không Nga tuyên bố đã bắn hạ 5 khinh khí cầu của Ukraine trong đêm ngày 17/4. Đây là dấu hiệu cho thấy đang có sự thay đổi về phương thức chiến đấu của Kiev trong cuộc xung đột với Nga, nhất là trong bối cảnh họ đang thiếu hụt tên lửa do nguồn viện trợ từ Mỹ bị đình trệ.

Thế giới 24h
Triều Tiên và Belarus thắt chặt quan hệ ngoại giao

Triều Tiên và Belarus thắt chặt quan hệ ngoại giao

(CLO) Các lãnh đạo Triều Tiên đã đón tiếp phái đoàn đến từ Belarus và cam kết tăng cường hợp tác hỗ trợ lẫn nhau trên trường quốc tế trong các cuộc hội đàm diễn ra vào thứ Năm (18/4), theo hãng thông tấn KCNA đưa tin.

Thế giới 24h
Hệ thống phòng thủ của Israel hiệu quả nhưng chi phí cao

Hệ thống phòng thủ của Israel hiệu quả nhưng chi phí cao

(CLO) Hệ thống phòng không lỗi thời khiến Iran dễ bị Israel tấn công nếu Thủ tướng Benjamin Netanyahu quyết định phớt lờ áp lực toàn cầu để trả đũa trực tiếp bằng loạt tên lửa và máy bay không người lái.

Thế giới 24h