Kim ngạch nhập khẩu dược phẩm liên tục tăng mạnh

Thứ hai, 13/05/2019 17:14 PM - 0 Trả lời

(CLO) Việc không đủ tiềm lực tự phát minh thuốc mới và chỉ một số ít doanh nghiệp có công nghệ tiếp cận với các tiêu chuẩn cao EU - GMP hay PIC/S là nguyên nhân chính khiến kim ngạch nhập khẩu dược phẩm liên tục tăng mạnh trong những năm gần đây.

Việt Nam nhập khẩu thuốc nhiều nhất từ Pháp, Đức. (Ảnh TL)

Việt Nam nhập khẩu thuốc nhiều nhất từ Pháp, Đức. (Ảnh TL)

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, thị trường nhập khẩu của Việt Nam những tháng đầu năm rất đa dạng với hàng chục quốc gia, vùng lãnh thổ ở châu Á, châu Mỹ, châu Âu, châu Đại Dương. Trong đó, nhiều thị trường lớn trong khu vực châu Âu đang cung cấp dược phẩm cho Việt Nam.

So với cùng kỳ 2018, kim ngạch nhập khẩu thuốc tính từ đầu năm đến hết tháng 3/2019 đạt 700 triệu USD, tăng hơn 16 % so với cùng năm trước, tính riêng tháng 3/2019 kim ngạch đạt 255 triệu USD, tăng hơn 42 % so với tháng 2/2019.

Đến hết tháng 3/2019, Pháp là quốc gia có kim ngạch nhập khẩu thuốc lớn nhất của Việt Nam đạt gần 98 triệu USD, tăng hơn 38 % so với cùng kỳ 2018, riêng tháng 3/2019 kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này đạt gàn 43 triệu USD, tăng hơn 95 % so với tháng 2/2019 và tăng hơn 26 % so với tháng 3/2018.

Thị trường nhập nhiều thứ hai là Đức đạt gần 26 triệu USD trong tháng 3/2019, tăng hơn 28% so với tháng 2/2019, nâng kim ngạch 3 tháng đầu năm 2019 đạt hơn 70 triệu USD, tăng gần 8% so với cùng kỳ.

Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu thuốc từ các thị trường khác nữa như Ấn Độ đạt 61 triệu USD, Mỹ hơn 45 triệu USD và Hàn Quốc đạt gần 39 triệu USD…

Đáng chú ý, trong quý 1/2019 Việt Nam tăng mạnh nhập khẩu thuốc từ thị trường Đài Loan (Trung Quốc) với mức tăng gấp 4,3 lần tuy kim ngạch chỉ đạt 4,9 triệu USD.

Thị trường Achentina cũng nhập với số lượng lớn, tăng gấp 3,4 lần đạt 3,5 triệu USD; Hà Lan tăng gấp 2,3 lần đạt hơn 11 triệu USD; Singapore tăng gấp 2,2 đạt hơn 3 triệu USD; Thụy Điển tăng 2,1 lần đạt hơn 18 triệu USD và Thổ Nhĩ Kỳ tăng gấp 2,1 lần đạt hơn 4 triệu USD.

Trong cơ cấu thị trường nhập khẩu thuốc quý đầu năm 2019 của Việt Nam có thêm thị trường Bangladesh với kim ngạch đạt 5,2 triệu USD.

Được biết, hết năm 2018, chi nhập khẩu dược phẩm của nước ta đạt 2,791 tỷ USD, giảm nhẹ so với mức chi nhập khẩu 2,819 của năm 2017.

Theo số liệu thống kê từ Hãng Nghiên cứu thị trường IBM, quy mô thị trường dược phẩm Việt Nam năm 2018 lên tới gần 5,3 tỷ USD. Hãng này cũng dự báo, độ lớn thị trường sẽ lên tới con số 7,7 tỷ USD vào năm 2021 và đạt mức 16,1 tỷ USD cho tới năm 2026, với tỷ lệ tăng trưởng kép lên tới 11%.

Gần 55% nhu cầu dược phẩm trong nước phải đáp ứng bằng nguồn nhập khẩu, trong đó phải kể đến một lượng lớn là các loại biệt dược - thuốc có bản quyền phát minh (patent drug), với giá thành đắt đỏ do không thể sản xuất trong nước.

Chi tiêu dành cho thuốc theo đầu người tại Việt Nam năm 2017 khoảng 56 USD, dự báo con số này sẽ tăng lên 85 USD vào năm 2020 và 163 USD trong năm 2025, và đây là cơ sở khẳng định, tốc độ chi ngoại tệ để nhập khẩu dược phẩm còn tăng mạnh trong những năm tới.

Minh Thùy

Tin khác

VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

(CLO) Ngày 19/4/2024, Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt (VietCredit – “TIN”) tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

(CLO) Trung Quốc dự kiến sẽ ghi nhận làn sóng du lịch mạnh mẽ trong kỳ nghỉ lễ Tháng Năm sắp tới, trong đó lĩnh vực này sẽ nắm bắt cơ hội để lấy lại phong độ trước đại dịch Covid-19 và tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế đất nước thông qua đợt tiêu dùng lớn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Chiều nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thông báo đấu thầu vàng

Chiều nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thông báo đấu thầu vàng

(CLO) NHNN thông báo sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng SJC ngay trong chiều nay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

(CLO) Theo báo cáo do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố, xuất khẩu lúa mì của Liên minh châu Âu (EU) sang Bắc Phi đã giảm 25% trong 7 tháng đầu của mùa trồng trọt 2023-2024, với nguồn cung từ Nga chiếm ưu thế trên thị trường khu vực.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

(CLO) Xuất khẩu dầu thô từ Iran đạt mức cao nhất trong 6 năm trong quý đầu tiên của năm, dữ liệu từ Vortexa được Financial Times trích dẫn cho thấy.

Thị trường - Doanh nghiệp