Kinh tế 2019: Sẽ có nhiều động lực tích cực

Thứ hai, 05/11/2018 15:47 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nhiều ý kiến cho rằng, kinh tế 2019 sẽ có động lực tích cực là việc Việt Nam đã ký Hiệp định CPTPP, hoàn tất rà soát pháp lý EVFTA, triển khai thực thi Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại của WTO… Đó là những cánh cửa quan trọng cho phép chúng ta tiếp cận ổn định và thuận lợi một loạt thị trường quan trọng của thế giới cũng như tăng cường thu hút FDI.

Báo Công luận
"Tốc độ tăng CPI bình quân khoảng 4% là tương đối phù hợp trong điều kiện sức ép về lạm phát gia tăng" (Ảnh TL)

Xu thế tích cực là chủ đạo

Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, bên cạnh đánh giá phát triển kinh tế 2018, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019.  Theo đó, mục tiêu tổng quát trong 2019 là tiếp tục củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế.

Các chỉ tiêu cơ bản trong phát triển kinh tế năm 2019 đã được Chính phủ đề xuất như sau: Tổng sản phẩm trong nước GDP tăng khoảng 6,6 - 6,8% so với năm 2018; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 7-8% so với năm 2018; tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chiếm khoảng 33-34% GDP và tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%.

Ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, tốc độ tăng CPI bình quân khoảng 4% là tương đối phù hợp trong điều kiện sức ép về lạm phát gia tăng, đồng thời với mục tiêu tiếp tục giữ ổn định kinh tế vĩ mô và kích thích tăng trưởng. Tuy nhiên, cần lưu ý các biện pháp giảm dần lạm phát thông qua các biện pháp bình ổn giá cả, ổn định lãi suất và điều chỉnh giá dịch vụ công để tiến tới đạt được mục tiêu Quốc hội đã giao tại Nghị quyết số 142/2016/QH13 là phấn đấu kiểm soát lạm phát 3% vào năm 2020.

Ngoài ra, ông Vũ Hồng Thanh cũng cho biết, kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục hưởng lợi từ khả năng phục hồi của kinh tế thế giới. Nội lực nền kinh tế khá vững chắc sau 3 năm 2016-2018 tăng trưởng cao, kinh tế vĩ mô ổn định, môi trường kinh doanh được cải thiện. Đây là thời điểm thuận lợi để chúng ta có thể tiếp tục tranh thủ nguồn lực, thu hút đầu tư, thúc đẩy XK, duy trì tăng trưởng hợp lý và hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế 2019 cũng như 5 năm 2016-2020.

Đánh giá về những mặt tích cực của nền kinh tế, nhiều ý kiến chỉ ra, kinh tế 2019 sẽ có động lực tích cực là việc Việt Nam đã ký Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), hoàn tất rà soát pháp lý Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), triển khai thực thi Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại của WTO. Cùng với 10 hiệp định thương mại tự do khác mà Việt Nam đã ký kết và đang được triển khai, đây sẽ là những cánh cửa quan trọng cho phép chúng ta tiếp cận ổn định và thuận lợi một loạt thị trường quan trọng của thế giới cũng như tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài (FDI).

Báo Công luận
XK và đầu tư FDI đang là động lực chính của tăng trưởng (Ảnh TL) 

Không cần phải có chỉ tiêu cứng đối với mục tiêu lạm phát?

Bình luận về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 Chính phủ vừa báo cáo Quốc hội, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho hay, mặc dù giai đoạn 2016 - 2018 nền kinh tế tăng trưởng khả quan, với tốc độ trung bình ước tính khoảng 6,57%/năm.

Nhưng việc đạt được tốc độ tăng trưởng trung bình 6,5% đến 7% cho cả giai đoạn 2016 - 2020 vẫn là thách thức rất lớn trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều diễn biến bất lợi, khó lường, có thể ảnh hưởng tới tăng trưởng XK, các dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, trong khi cả XK và đầu tư FDI đang là động lực chính của tăng trưởng.

Do đó, theo ông Vũ Tiến Lộc, việc xác định các mục tiêu khác, như thu, chi ngân sách, nợ công cần cẩn trọng và cân nhắc kỹ, không nên dựa vào kế hoạch tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn 6,5%.

Về bức tranh lạm phát, giá cả, với việc Chính phủ đặt mục tiêu lạm phát khoảng 4% thay cho dưới 4% trong năm 2019, việc chuyển từ mục tiêu cứng rõ ràng dưới 4% sang một mục tiêu mềm khoảng 4%, theo đại diện VCCI là một bước lùi trong hoạch định chính sách và hậu quả sẽ khó lường.

“Khi Chính phủ không bị ràng buộc bằng một mục tiêu kiềm chế lạm phát cứng thì sự quyết liệt trong việc thực hiện sẽ giảm đi nhiều. Các bộ, ngành sẽ không còn phải cân nhắc nhiều khi đưa ra những đề xuất tăng giá, phá giá, điều chỉnh giá hay đưa ra các sắc thuế mới” – Ông Lộc cho hay.

 Đức Minh

Tin khác

Chứng khoán 28/3: Nhà đầu tư tranh mua Techcombank

Chứng khoán 28/3: Nhà đầu tư tranh mua Techcombank

(CLO) Trong phiên chứng khoán 28/3, cổ phiếu TCB của Techcombank trở thành tâm điểm khi được nhà đầu tư tranh nhau mua vào.

Tài chính - Bảo hiểm
Tập đoàn Heraeus (Đức) nghiên cứu đầu tư dự án tại Thái Bình

Tập đoàn Heraeus (Đức) nghiên cứu đầu tư dự án tại Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình trong chuyến công tác xúc tiến đầu tư tại CHLB Đức, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Khắc Thận làm trưởng đoàn đã tới thành phố Frankfurt, CHLB Đức và có buổi làm việc với Tập đoàn Heraeus.

Kinh tế vĩ mô
Ninh Bình: Phát triển từ 1-3 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với phát triển làng nghề, dịch vụ du lịch trong năm 2024

Ninh Bình: Phát triển từ 1-3 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với phát triển làng nghề, dịch vụ du lịch trong năm 2024

(CLO) Ngày 28/3, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Ninh Bình năm 2023 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Chương trình năm 2024.

Kinh tế vĩ mô
Tập đoàn Mikazuki (Nhật Bản) triển khai đầu tư vào Hà Nam

Tập đoàn Mikazuki (Nhật Bản) triển khai đầu tư vào Hà Nam

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Nhật Bản, ngày 28/3, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Thuỷ và đoàn công tác tỉnh Hà Nam đã đến thăm và làm việc với Tập đoàn Mikazuki (Nhật Bản).

Kinh tế vĩ mô
Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

(CLO) Thừa Thiên Huế, sẽ tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép, đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đến hết ngày 31/3/2024 mà không chịu xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán.

Thị trường - Doanh nghiệp