Kinh tế 6 tháng cuối năm 2021: Mở cửa triển vọng phục hồi nhờ vắc-xin!

Thứ sáu, 13/08/2021 07:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Không ít ý kiến chuyên gia cho rằng, tỷ lệ tiêm chủng ở Việt Nam mới đạt mức thấp, là thách thức lớn cho Việt Nam trong việc đạt tốc độ tăng trưởng cao năm nay và năm tới.

Sự kiện: COVID-19

Việt Nam đã và đang theo đuổi mục tiêu kép: Vừa phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới. Từ nay đến cuối năm, điểm sáng là thế giới phục hồi tương đối tốt, giúp đẩy mạnh xuất khẩu. Trong nước, nếu tiến trình tiêm vắc-xin Covid-19 được đẩy nhanh hơn trong quý III, thì đến quý IV sẽ có sự phục hồi. Tuy nhiên, cũng không ít ý kiến chuyên gia cho rằng, tỷ lệ tiêm chủng ở Việt Nam mới đạt mức thấp, là thách thức lớn cho Việt Nam trong việc đạt tốc độ tăng trưởng cao năm nay và năm tới.

Việt Nam đang trong xu thế tăng trưởng chậm lại

Theo PGS.TS. Phạm Thế Anh - Trưởng bộ môn Kinh tế vĩ mô, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, với diễn biến dịch Covid-19 hiện nay, hầu hết các tổ chức quốc tế đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển, trong đó có nhiều nước ở khu vực Đông Nam Á. Theo OECD, động lực tăng trưởng thế giới hiện nay là việc tiêm chủng rộng khắp ở các nước phát triển và gói tài khóa lớn của Mỹ đã hỗ trợ phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, sự phục hồi trên không đồng đều. Trong khi những nước đã đạt tỷ lệ tiêm chủng cao như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc đã phục hồi trở lại mức trước đại dịch thì nhiều nền kinh tế mới nổi và các nước nghèo, đang phát triển, chưa có đủ vắc-xin lại là vùng trũng khó khăn. 

Điều này cho thấy, rõ ràng sự phục hồi của kinh tế của thế giới phụ thuộc vào tốc độ tiêm vắc-xin. Ở Đông Nam Á, Việt Nam đang có tỷ lệ tiêm vắc-xin thấp nhất, mới đạt khoảng 4,3% và đây là thách thức lớn cho Việt Nam trong việc đạt tốc độ tăng trưởng cao năm nay và năm tới.

Báo Công luận

Phân tích về tình hình kinh tế Việt Nam, chuyên gia Phạm Thế Anh cho rằng về dài hạn, Việt Nam vẫn đang trong xu thế tăng trưởng chậm lại. GDP quý II đạt 6,61% là mức tăng trưởng rất cao và con số này chưa phản ánh hết những khó khăn của nền kinh tế bởi khu vực phi chính thức chưa được phản ánh đầy đủ.

Đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 khiến triển vọng kinh tế xấu đi rất nhiều. Chỉ số PMI sụt giảm mạnh về mức gần bằng tháng 5/2020, cho thấy hàm ý là tăng trưởng quý III của ngành chế biến chế tạo sẽ sụt giảm. Số doanh nghiệp dừng hoạt động tăng mạnh.

Bên cạnh những khó khăn do dịch bệnh, khó khăn với doanh nghiệp còn đến từ giá cả đầu vào sản xuất tăng cao, từ giá nguyên nhiên vật liệu, cước vận tải cho đến giá thuê đất. Những điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp và quyết định đầu tư trong tương lai. Cùng với đó là những cảnh báo về rủi ro lạm phát và nợ xấu tăng trong tương lai.

Về công tác phòng chống dịch, ông Phạm Thế Anh cũng điểm lại một số vấn đề phát sinh, bất cập ở các địa phương trọng điểm và nhấn mạnh tốc độ tăng trưởng ra sao, phục hồi thế nào phụ thuộc vào khả năng kiểm soát dịch và đẩy nhanh tiêm chủng. Từ những nhận định này, VEPR đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2021 so với các báo cáo trước đây. Triển vọng kinh tế những tháng cuối năm phụ thuộc nhiều vào: tốc độ và quy mô tiêm chủng vắc-xin; hiệu quả/phản ứng phụ của các biện pháp phòng chống bệnh dịch; các gói hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng ở trong nước. 

Cơ hội nào cho nền kinh tế?

Để kinh tế năm 2022 có thể tiếp tục đà phục hồi, thì việc thực hiện kế hoạch năm 2021 là rất quan trọng, nhất là trong nửa cuối năm.

Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực mặc dù đã chỉ ra khá nhiều điểm sáng của nền kinh tế, như lạm phát đang được kiểm soát tốt, xuất nhập khẩu vẫn tương đối tốt, tỷ giá, lãi suất ổn định…, song cũng không khỏi lo ngại về những thách thức của nền kinh tế, như dịch bệnh, bong bóng tài sản, bất ổn tài chính toàn cầu…

Nếu tiến trình tiêm vắc-xin được đẩy nhanh trong quý III, thì kinh tế quý IV sẽ có sự phục hồi”.

Nếu tiến trình tiêm vắc-xin được đẩy nhanh trong quý III, thì kinh tế quý IV sẽ có sự phục hồi”.

Theo ông Lực, chưa biết đỉnh dịch khi nào sẽ đến, nên cần phải nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh và đẩy nhanh quá trình tiêm vắc-xin phòng Covid-19. “Nếu tiến trình tiêm vắc-xin được đẩy nhanh trong quý III, thì quý IV sẽ có sự phục hồi”, ông Lực nói.

Ông Lực cũng cho biết, theo dự báo của nhóm nghiên cứu của ông, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm nay sẽ khoảng 5,3 - 5,5%.

Trong khi đó, chuyên gia Võ Trí Thành đồng tình với các quan điểm về tiến trình phục hồi đang diễn ra chậm lại của nền kinh tế và cho rằng, để thoát khỏi những dự báo “xấu” về nền kinh tế, thì phải chống dịch tốt. Bên cạnh đó, cần có các cách thức hỗ trợ mạnh mẽ, quyết liệt hơn cho cộng đồng doanh nghiệp, đồng thời kiểm soát tốt kinh tế vĩ mô…

Tình hình đang rất khó khăn, khiến gần đây, một số tổ chức quốc tế cũng đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2022. Tuy vậy, những dự báo tích cực cũng vẫn được đưa ra.

Chẳng hạn, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dù mới đây đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2021 từ mức 6,7% đưa ra hồi tháng 4, xuống còn 5,8%, song vẫn dự báo rằng, kinh tế Việt Nam sẽ quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng mạnh mẽ, với mức tăng trưởng 7% trong năm tới.

Báo Công luận

Tương tự, HSBC cũng hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam từ 6,6% xuống 6,1%, song lại nâng mức dự báo tăng trưởng năm 2022 từ 6,5% lên 6,8%.

Theo nhận định của Khối Nghiên cứu HSBC Việt Nam, gần đây, các ổ dịch đã làm dấy lên lo ngại về việc gián đoạn sản xuất trong thời gian dài và điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phục hồi kinh tế bền vững của Việt Nam. Các chỉ thị giãn cách để ngăn ngừa dịch bệnh cũng đã dẫn đến sự suy giảm thêm về triển vọng tiêu dùng và sự phục hồi của ngành dịch vụ, du lịch. Đặc biệt, biến thể mới của Covid-19 và tốc độ tiêm vắc-xin chậm sẽ tiếp tục gây trì hoãn việc mở cửa trở lại biên giới cho khách du lịch đại chúng và các nhà đầu tư nước ngoài.

Empty

Tuy nhiên, các chuyên gia của HSBC nhận định, trong dài hạn, động lực tăng trưởng của Việt Nam vẫn rất mạnh mẽ. “Khi dịch bệnh được kiểm soát, Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ sự phục hồi mạnh mẽ nhờ công nghệ và triển vọng rất khả quan trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Những yếu tố này sẽ giúp Việt Nam trở thành một trong những quốc gia giàu tiềm năng nhất trong khu vực”, HSBC nhận định.

Như vậy, cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam trong 2022 là có. Cơ hội đến từ sự phục hồi của kinh tế toàn cầu, đặc biệt các nền kinh tế Âu - Mỹ, khi chiến dịch tiêm chủng được mở rộng. Tuy nhiên, cơ hội cũng chỉ thực sự đến khi Việt Nam quyết liệt thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Hiện nay, theo thông tin từ Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang phối hợp với các bộ, ngành xây dựng một chương trình phục hồi kinh tế. Theo dự kiến, chương trình này sẽ được trình Chính phủ trong quý IV/2021.

Tăng trưởng vắc-xin sẽ là yếu tố quyết định

Một trong những yếu tố cốt lõi để Việt Nam đạt được “thắng lợi kép” trong năm 2020 chính là dựa vào sức chịu đựng và sự linh hoạt của các doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân.

Khi dịch bệnh hoành hành vào năm 2020, các nguồn tích lũy, dự phòng được dành dụm qua một thời gian dài đã giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng, duy trì hoạt động sản xuất - kinh doanh, đảm bảo nguồn thu nhập cho người lao động và các hợp đồng đã ký kết với đối tác.

Tuy nhiên, qua một năm đánh vật với Covid-19 thì sức chịu đựng, các nguồn tích lũy này có lẽ đã mỏi mòn và cạn kiệt. Các giải pháp, ý tưởng sáng tạo, sự linh hoạt tự thân của doanh nghiệp cũng hữu hạn.

Trong khi đó, “cỗ xe tam mã” của năm 2020 giờ đây cũng không còn phù hợp và phát huy hiệu quả trong tình hình mới. Vì vậy, để năm 2021 cũng có thể đạt được những thành quả về chống dịch và đảm bảo kinh tế như năm trước thì quả thật phải có các giải pháp và chiến lược mới. Và không có gì khác ngoài chiến lược vắc-xin.

Báo Công luận

Một số quốc gia trên thế giới đã quay lại với các hoạt động vui chơi, giải trí bình thường. Người dân châu Âu đã có thể đến sân vận động để xem bóng đá với quy mô hàng chục ngàn người, tăng trưởng kinh tế của Mỹ trong năm 2021 đang được kỳ vọng là sẽ tạo ra kỷ lục trong bốn thập niên vừa qua.

Tất cả đều dựa vào chiến lược đẩy mạnh việc tiêm vắc-xin một cách nhanh chóng và rộng rãi để đạt được miễn dịch cộng đồng của các quốc gia này. Đến nay có thể nhận thấy cả thế giới đã và đang kích hoạt một chiến dịch tiêm vắc-xin lớn nhất trong lịch sử nhân loại cho đến bây giờ.

Vắc-xin đã được chứng minh là giải pháp duy nhất lúc này để giành lại thế chủ động cho con người trong cuộc chiến chống lại bệnh tật mà cụ thể là virus Sar-Ncov-2. Bởi vì điều đáng sợ và nan giải nhất mà Covid-19 đã gây ra trong suốt hơn một năm qua đối với y tế và kinh tế đó chính là sự bất định.

Chính phủ và người dân hoàn toàn không thể lường trước hết các diễn biến phức tạp của dịch bệnh để có sự chuẩn bị và phòng ngừa hữu hiệu, trải dài từ hệ thống y tế, chữa trị, chống dịch đến các hoạt động kinh tế và xã hội kéo theo. 

Hơn một năm qua với nỗ lực tối đa trên quy mô cả nước nhằm chống dịch với tất cả các phương pháp và nguồn lực từ con người đến phương tiện đều phải “chịu thua” Covid-19 khi ở thế đối đầu. Chính vì vậy mà chiến lược hiện nay phải chuyển sang “sống chung với dịch” và để làm được điều đó một cách an toàn và thành công thì không có gì khác ngoài chiến lược tiêm vắc-xin cho cộng đồng càng sớm càng tốt.

Nếu tiến trình tiêm vắc-xin được đẩy nhanh trong quý III, thì quý IV sẽ có sự phục hồi”.

Nếu tiến trình tiêm vắc-xin được đẩy nhanh trong quý III, thì quý IV sẽ có sự phục hồi”.

Khi miễn dịch cộng đồng đạt được cũng đồng nghĩa với các hoạt động kinh tế - xã hội có thể diễn ra vốn bình thường như trước đây, tính bất định của Covid-19 sẽ bị loại bỏ. Người ta sẽ an tâm và tự tin hơn trước các quyết định chi tiêu, đầu tư và khôi phục lại các nhu cầu tạm thời gián đoạn. Chính điều này sẽ làm cho quá trình phục hồi kinh tế diễn ra nhanh hơn và chắc chắn hơn.

Nhưng vắc-xin là một loại hàng hóa đặc biệt, không phải có tiền là mua được nên nguồn vắc-xin để nhập khẩu, việc phân phối, tiêm chủng và duy trì hiệu quả của vắc-xin sau tiêm chủng cũng là một thách thức để đảm bảo sự thành công của chiến lược. Chính sách vắc-xin của mỗi quốc gia giờ đây có vai trò quan trọng thậm chí còn hơn các chính sách kinh tế vĩ mô đối với tăng trưởng kinh tế.

Ở nhiều quốc gia, hiện nay bên cạnh việc công bố các chỉ số kinh tế vĩ mô như tăng trưởng GDP, lạm phát hay chỉ số giá chứng khoán thì còn có tỷ lệ tiêm vắc-xin trên quy mô dân số, như một chỉ số phản ánh tính bền vững và ổn định vĩ mô trước nguy cơ dịch bệnh.

Nếu Việt Nam đạt được quy mô tiêm vắc-xin cho 70% dân số vào cuối năm nay hay đầu năm 2022, thì điều này có ý nghĩa còn to lớn hơn thắng lợi kép của năm 2020. Vì đó là sự đảm bảo cho phục hồi kinh tế và tăng trưởng của nhiều năm sau đó. Điều đó cũng phù hợp với chủ trương “sức khỏe toàn dân quan trọng hơn tăng trưởng kinh tế” của Chính phủ.

Khánh An

Báo Công luận

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn