Kinh tế 6 tháng cuối năm 2022: Cần phát triển thực chất, đừng chỉ chạy theo các con số tăng trưởng!

Thứ năm, 23/06/2022 10:30 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Theo các chuyên gia kinh tế, kinh tế Việt Nam 6 tháng cuối năm 2022 sẽ có nhiều khả quan hơn, tuy nhiên vẫn còn đó những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững, nếu chủ quan, thiếu tầm nhìn thì sẽ phải trả giá ở các năm tiếp theo.

Nền kinh tế sẽ bớt ảo hơn

Hiện nay đại dịch COVID-19 đã được khống chế ở nước ta, đời sống kinh tế, xã hội cơ bản đã được hoạt động trở lại. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lo lắng vì vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác về dịch bệnh cũng như những vấn đề quốc tế phức tạp có thể tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước ta.

Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sĩ Kiêm cho rằng năm 2022 vẫn là một năm khó khăn đối với nền kinh tế. Bởi theo vị này, COVID-19 vẫn chưa ra khỏi hoàn toàn, trong khi những tác động tiêu cực của dịch bệnh trong năm 2021 sẽ dồn vào năm 2022.

Các tháng đầu năm, kinh tế nước ta khôi phục rất nhanh, các lĩnh vực như xuất khẩu, sản xuất, du lịch… có đà hồi phục tích cực. Tuy nhiên trên thế giới hiện có nhiều biến động, tác đến khu vực Đông Nam Á, trong đó có nước ta. Biểu hiện là biến động về giá dầu, giá nguyên liệu… những điều này sẽ tác động tới lạm phát trong nước. Theo tôi, những tác động tiêu cực từ bên ngoài sẽ mạnh vào những tháng cuối năm” - ông Cao Sĩ Kiêm phân tích.

kinh te 6 thang cuoi nam 2022 can phat trien thuc chat dung chi chay theo cac con so tang truong hinh 1

Ông Cao Sỹ Kiêm - Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Chính vì những yếu tố khách quan trên, vị này cho rằng, năm nay khôi phục kinh tế của nước ta vẫn tốt, GDP ngang ngửa với dự báo nhưng không thể kỳ vọng vào sự đột biến. Nếu phát triển mạnh thì phải sang năm 2023. Cũng liên quan đến vấn đề này, nguyên ĐBQH Nguyễn Ngọc Bảo chia sẻ với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận rằng, nhìn chung kinh tế 6 tháng cuối năm của nước ta sẽ khả quan. Thế nhưng hiện tại vẫn có một số yếu tố khiến tâm lý mất niềm tin vào thị trường như các vấn đề liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán và sốt bất động sản.

“Hiện tại tôi đang đánh giá kinh tế nước ta đi theo xu hướng thực tế hơn. Trong thời gian dịch bệnh, kinh tế có xu hướng ảo như chứng khoán, bất động sản, phát hành trái phiếu … tăng trưởng nóng. Hiện những điều này đang trở thành u nhọt trong nền kinh tế. Do đó, các lĩnh vực trên phải sớm đưa trở lại với giá trị thực. Còn các lĩnh vực khác, tôi cho rằng đang có những bước đi chắc chắn. Năm nay, đương nhiên so với năm trước là phát triển hơn vì 2 năm COVID-19 không làm gì” - ông Nguyễn Ngọc Bảo nhấn mạnh.

Tạo nền tảng vững chắc để phát triển

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững, tránh phát triển nóng ngoài tầm kiểm soát làm méo mó nền kinh tế là vấn đề nhiều người quan tâm hiện nay. Theo nhiều chuyên gia, những tác động tiêu cực của dịch bệnh từ năm 2021 vẫn ngấm sâu trong năm 2022 thậm chí kéo dài đến năm 2023. Những tác động đó càng lúc càng rõ nét ở một số lĩnh vực. Vì thế nhiều người đặt ra, liệu chúng ta có nên vội vàng phát triển nóng hay kiến tạo những bước căn cơ để tạo nên đà phát triển bền vững cho các năm tiếp theo.

kinh te 6 thang cuoi nam 2022 can phat trien thuc chat dung chi chay theo cac con so tang truong hinh 2

Xuất nhập khẩu đang có nhiều thông tin tích cực.

Ông Cao Sĩ Kiêm cho rằng, có hai việc cần làm, ổn định, khôi phục nhanh các hoạt động kinh tế bị đình trệ. Những khuyết điểm đang gặp phải làm sao khắc phục ổn định, vững chắc. Tránh tình trạng, khắc phục qua loa dẫn tới không giải quyết triệt để. Cái cần làm nữa là tạo cơ sở để phát triển bền vững. Chúng ta phải tính đến lâu dài như phát triển hạ tầng, khoa học công nghệ, chất lượng lao động, chất lượng hàng hóa, ổn định thị trường…

Khi tình hình thế giới ổn định trở lại thì việc mình đi trước xây dựng các yếu tố đảm bảo phát triển vững chắc sẽ tạo thuận lợi cho thu hút đầu tư, thu hút nhân lực trình độ cao vào Việt Nam. Ông Cao Sĩ Kiêm nhận định rằng: “6 tháng cuối năm kinh tế sẽ có chiều hướng tích cực nhưng cần chú ý lạm phát. Cái này không chỉ do yếu tố trong nước mà do tình hình thế giới tác động như giá cả nhiên liệu, nguyên liệu, dầu thô”.

Dự đoán mức tăng trưởng nền kinh tế 6 tháng cuối năm, ông Nguyễn Ngọc Bảo cho rằng, chỉ tiêu kinh tế phát triển 5% đã là một sự cố gắng. “Tôi nghĩ rằng, điều quan trọng hơn là xây dựng được nền kinh tế vĩ mô nền tảng, chắc chắn. Nếu chúng ta không phát triển bền vững, cơ bản mà phát triển nóng, buông lỏng quản lý thì còn bị trả giá rất nhiều. Một lần khủng hoảng phải trả giá rất nhiều mà các đối tượng chịu tác động nhiều nhất là doanh nghiệp nhỏ, vừa và người dân. Chúng ta phải phát triển chắc chắn, hết sức thực chất, tránh chạy đua theo các con số đặt ra”.

Qua trao đổi, nhiều chuyên gia cũng cho rằng với thực lực hiện nay GDP của nước ta có thể tăng trưởng trên 5%. Đây là con số khả thi. Tuy nhiên, cần sự báo động cho sự phát triển “nóng” của nền kinh tế khi nền kinh tế bị ngủ đông 2 năm qua khi quay trở lại hoạt động dễ có tâm lý chộp giật, mánh khóe để kéo lại những thất bát trước đây. Trong quản lý chung thì cần từng bước đưa kinh tế vào quỹ đạo như giải ngân các gói đầu tư công nhằm tạo cú hích cho sự phát triển, giải ngân vốn ODA, vốn đầu tư nước ngoài...

Chứng khoán phập phù, bất động sản bong bóng

Theo ông Nguyễn Ngọc Bảo, chứng khoán năm nay vẫn ở trong tình trạng phập phù biến động theo chứng khoán thế giới. Sang năm khi kinh tế ổn định, các yếu tố trong nước được đảm bảo thì chứng khoán sẽ ổn định. Muốn chứng khoán trong nước ổn định sớm thì phải lấy lại được lòng tin của nhà đầu tư. Trước hết phải minh bạch thị trường. Người ta sẵn sàng bị phạt vài tỷ đồng để kiếm nghìn tỷ thì đó là cách quản lý thiếu minh bạch, sơ sẩy. Trong khi đó, thị trường về bất động sản thì vẫn bong bóng… Bất động sản đang tăng trưởng chóng mặt một cách vô lý, có những lúc được đánh giá là đắt nhất thế giới. Hiện nay đang bị ảo rất nhiều. Do đó, nếu không quản lý tốt thì sẽ ảnh hưởng rất lớn và cần mất thời gian dài để khôi phục.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô
Thái Bình xúc tiến đầu tư tại Hungary

Thái Bình xúc tiến đầu tư tại Hungary

(CLO) Tỉnh Thái Bình mong muốn được hợp tác toàn diện với các đối tác, nhà đầu tư Hungary, trong đó đi sâu trao đổi, xuất nhập khẩu hàng hóa, giao lưu văn hóa, hợp tác giáo dục, đào tạo, y tế.

Kinh tế vĩ mô
Lãnh đạo Tập đoàn NVIDIA tiếp tục đến Việt Nam

Lãnh đạo Tập đoàn NVIDIA tiếp tục đến Việt Nam

(CLO) Ngày 22/4, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã có buổi làm việc với ông Keith Strier, Phó Chủ tịch Tập đoàn NVIDIA.

Kinh tế vĩ mô
Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

(CLO) Công ty Cổ phần Tập đoàn KCN Việt Nam (KCN Việt Nam)- nhà phát triển bất động sản công nghiệp chuyên nghiệp tại Việt Nam, vừa triển khai xây dựng dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn với quy mô 14 ha tại KCN Thuận Thành III- Phân khu B, tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô