Kinh tế ban đêm- Đòn bẩy cho du lịch Hà Nội khi dịch Covid-19 cơ bản được khống chế

Chủ nhật, 28/11/2021 07:15 AM - 0 Trả lời

(CLO) Phát triển kinh tế ban đêm có thể coi là đòn bẩy cho du lịch Hà Nội khi dịch Covid-19 cơ bản được khống chế, tạo thêm nguồn thu cho người dân cũng như đóng góp cho ngân sách Nhà nước.

Mới đây trả lời kiến nghị cử tri trước Kỳ họp thứ 2 Hội đồng nhân dân TP Hà Nội khóa XIV, trong đó có nội dung về khai thác và phát triển kinh tế đêm, UBND TP Hà Nội cho biết, ngày 27/7/2020, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1129/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam, mở đường cho kinh tế ban đêm phát triển.

kinh te ban dem don bay cho du lich ha noi khi dich covid 19 co ban duoc khong che hinh 1

Kinh tế ban đêm- Đòn bẩy cho du lịch khi dịch Covid-19 cơ bản được khống chế.

Bài liên quan

Kinh tế ban đêm đòn bẩy cho du lịch

Hà Nội là nơi tiềm năng lớn về phát triển kinh tế ban đêm. Đây là trung tâm văn hóa chính trị của cả nước, trung tâm du lịch với rất nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh.

Ngành du lịch Thủ đô đã khẳng định vai trò, vị trí là ngành kinh tế lớn, tốc độ tăng trưởng ổn định, quy mô hoạt động ngày càng mở rộng, đóng góp có hiệu quả vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố.

Hà Nội là nơi có tài nguyên du lịch phong phú, hệ thống các đơn vị biểu diễn phục vụ du khách các loại hình biểu diễn văn nghệ nghệ thuật truyền thống hấp dẫn các nhà hàng, quán ăn giới thiệu ẩm thực của Hà Nội và quốc tế, nhiều trung tâm mua sắm lớn; Với trên 1.100 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, trên 60 doanh nghiệp lữ hành nội địa.

Tính đến tháng 12/2020 Hà Nội có xấp xỉ 3.600 khách sạn và cơ sở lưu trú với trên 65 nghìn buông, phòng; hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không và các loại hình phương tiện phong phú; Hà Nội có trên 1350 làng nghề và làng có nghề, trong đó có những điểm đến du lịch đặc sắc và hấp dẫn.

Theo UBND TP Hà Nội, thực tế, kinh tế ban đêm tại Hà Nội đang diễn ra khá sôi động với nhiều hoạt động như phố ẩm thực, phố đi bộ, chợ đêm, hệ thống cửa hàng tiện lợi... Trên địa bàn TP Hà Nội có nhiều cơ sở dịch vụ kinh doanh về đêm, có hình thức dịch vụ, kinh doanh, có điều kiện về an toàn trật tự đã được quy định về nội dung cũng như thời gian hoạt động theo Nghị định 96/2016/NĐ-CP của Chính phủ. Bên cạnh đó có hình thức dịch vụ, kinh doanh về đêm khác chưa có quy định về công tác quản lý.

Việc phát triển kinh tế ban đêm mang lại tác động tích cực đến nền kinh tế, là một phần không thể thiếu của phát triển du lịch. Tổ chức triển khai thí điểm kinh tế ban đêm trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và các khu vực có đủ điều kiện thúc đẩy tăng trưởng du lịch được coi là một trong những nhiệm vụ đột phá, cần tập trung triển khai trong Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Kế hoạch số 191/KH-UBND của UBND TPHà Nội ngày 30/9/2020).

Bên cạnh đó, việc phát triển kinh tế ban đêm có thể coi là đòn bẩy cho du lịch khi dịch Covid-19 cơ bản được khống chế, tạo thêm nguồn thu cho người dân địa phương cũng như đóng góp cho ngân sách Nhà nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực, kinh tế ban đêm cũng tiềm ẩn những nguy cơ về tệ nạn xã hội, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, đòi hỏi cần có chiến lược, chính sách để phát triển kinh tế ban đêm bền vững, phù hợp với đối tượng, lứa tuổi, tín ngưỡng, văn hóa.

Theo UBND TP Hà Nội, Thành phố cũng đã quan tâm đến việc nghiên cứu, phát triển “kinh tế đêm” trên địa bàn. Ngày 05/01/2021, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 46/QĐ-UBND phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố để tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện trong kế hoạch năm 2021. Trong đó, xác định Đề án khoa học “Phát triển kinh tế ban đêm trên địa bàn TP Hà Nội thuộc danh mục nhiệm vụ khoa học công nghệ thực hiện theo phương thức tuyển chọn qua kênh Sở Khoa học và Công nghệ. Hiện nay, đã có đơn vị trúng tuyển thực hiện nhiệm vụ.

kinh te ban dem don bay cho du lich ha noi khi dich covid 19 co ban duoc khong che hinh 2

Hà Nội nhiều khu vực có đầy đủ tiềm năng để phát triển kinh tế đêm.

Khu vực tiềm năng để phát triển kinh tế đêm

Cùng với những định hướng của Thành phố, các quận, huyện trên địa bàn cũng đã chủ động trong việc phát triển kinh tế đêm, nhiều địa phương dần trở thành những khu vực tiềm năng để phát triển kinh tế đêm trong tương lai, cụ thể:

Quận Hoàn Kiểm: là địa bàn đã có những thành tựu về phát triển kinh tế đêm. Từ năm 2016, Quận đã tổ chức không gian phố đi bộ quanh khu vực Hồ Gươm và phố cổ; một số quán bar nhà hàng trong khu Phố cổ kinh doanh thị điểm tới 2h sáng vào các ngày cuối tuần.

Hiện nay, Quận đang trình Đề án tổ chức thí điểm phát triển kinh tế ban đêm trên địa bàn quận Hoàn Kiếm. Đây là một trong những quận đi đầu của Thành phố để cụ thể hóa định hướng về phát triển kinh tế đêm và xác định những kế hoạch, nhiệm vụ cụ thể dễ thực hiện.

Quận Tây Hồ: phát triển kinh tế đêm với Không gian biểu diễn nghệ thuật, ẩm thực đường phố tại phố Trịnh Công Sơn. Kể từ khi quận Tây Hồ triển khai Đề án “Không gian biểu diễn, ẩm thực đường phố quận Tây Hồ" nhận được sự quan tâm của người dân, khách du lịch và trở thành không gian đi bộ mới sau khu vực phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm.

Quận Hai Bà Trưng: đã có chủ trương để xây dựng Đề án hình thành tuyến phố đi bộ khu vực cổng Công viên Thống Nhất và Hồ Thiền Quang.

Quận Long Biên: là quận "trẻ" nhưng phát triển nhanh, có nhiều bứt phá, lợi thế phát triển về hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy kết nối với các tỉnh, Thành phố Lạng Sơn, Hải Phòng. Long Biên có tốc độ độ thị hóa nhanh, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị khá hoàn chỉnh và ngày càng gia tăng giá trị mới hiện đại, tiềm năng trở thành trung tâm đô thị mới bên sông với nhiều khu đô thị lớn và hiện đại, trung tâm thương mại. Thời gian gần đây, khu phố ẩm thực Ngọc Lâm thu hút khách hàng có nhu cầu về ẩm thực tới trải nghiệm và trở thành lựa chọn mới cho người dân Hà Nội về ăn uống.

Huyện Đông Anh: Những năm gần đây, Đông Anh là huyện có tốc độ đô thị hóa nhanh, phát triển kinh tế bền vững, toàn diện. Đây là mảnh đất của văn hiến, lịch sử, với những di tích lịch sử quốc gia (Cổ Loa, dền Sái, khu sinh thái vườn làng nghề chạm khắc gỗ Liên Hà, nghệ thuật ca trù Lỗ Khê, rối nước Đào Thục....).

Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, huyện Đông Anh sẽ trở thành đô thị trung tâm, một quận của Thủ đô - một Thành phố thông minh bên bờ Bắc sông Hồng. Mục tiêu giai đoạn 2020 - 2025, Đông Anh trở thành trung tâm kinh tế, tài chính hiện đại, trung tâm văn hóa, lịch sử của Thủ đô Hà Nội. Trong quy hoạch phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội sẽ xây dựng 6 không gian du lịch, trong đó Đông Anh là một trong những vùng du lịch trọng điểm.

Minh Chí

Bình Luận

Tin khác

Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

(CLO) Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Festival Huế, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Thương mại.

Tin tức
Hà Nội sắp tổ chức hội nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, làng nghề

Hà Nội sắp tổ chức hội nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, làng nghề

(CLO) UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 128/KH-UBND về tổ chức Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề.

Tin tức
Thanh tra Chính phủ công bố quyết định điều động, bổ nhiệm nhiều lãnh đạo chủ chốt

Thanh tra Chính phủ công bố quyết định điều động, bổ nhiệm nhiều lãnh đạo chủ chốt

(CLO) Ngày 25/4, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định về luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhiều công chức lãnh đạo, quản lý cấp cục, vụ về công tác cán bộ đối với lãnh đạo Ban Tiếp công dân Trung ương.

Tin tức
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương tìm kiếm người còn mất tích do chìm thuyền trên sông Chanh

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương tìm kiếm người còn mất tích do chìm thuyền trên sông Chanh

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tiếp tục huy động lực lượng, phương tiện cần thiết để tập trung tìm kiếm những người còn mất tích với tinh thần khẩn trương nhất, kịp thời nhất.

Tin tức
Xem xét cho phép doanh nghiệp lắp đặt trực tiếp cột điện tại thực địa Đường dây 500 kV mạch 3

Xem xét cho phép doanh nghiệp lắp đặt trực tiếp cột điện tại thực địa Đường dây 500 kV mạch 3

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Bộ Công Thương, EVN, EVNNPT tiếp tục xem xét, nghiên cứu cho phép doanh nghiệp lắp đặt trực tiếp sản phẩm (cột điện - PV) tại thực địa Đường dây 500 kV mạch 3 nếu đáp ứng đủ điều kiện về năng lực thiết kế, công nghệ, quy trình kiểm chuẩn, kiểm soát chất lượng và có cam kết trách nhiệm.

Tin tức