Kinh tế Nhật Bản tiếp tục suy giảm trong quý II: Hệ quả từ những chính sách
Giới chức Nhật Bản vừa công bố những thông tin về việc nền kinh tế nước này đã sụt giảm 1,6% trong quý II năm 2015 – hệ quả của sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu cũng như việc thắt chặt hầu bao của người dân nước này. Đây được đánh giá là dấu hiệu tiêu cực cho những chính sách mạnh tay của Thủ tướng đương nhiệm Shinzo Abe nhằm đưa nền kinh tế Nhật Bản thoát khỏi chuỗi thời gian dài suy giảm liên tiếp.
CLO - Giới chức Nhật Bản vừa công bố những thông tin về việc nền kinh tế nước này đã sụt giảm 1,6% trong quý II năm 2015 – hệ quả của sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu cũng như việc thắt chặt hầu bao của người dân nước này. Đây được đánh giá là dấu hiệu tiêu cực cho những chính sách mạnh tay của Thủ tướng đương nhiệm Shinzo Abe nhằm đưa nền kinh tế Nhật Bản thoát khỏi chuỗi thời gian dài suy giảm liên tiếp.
Sự chững lại của nền kinh tế Trung Quốc trong thời gian gần đây đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nước trong khu vực, đặc biệt là các quốc gia có tỷ suất xuất khẩu cao như Nhật Bản và Hàn Quốc. Những số liệu ảm đạm về nền kinh tế Nhật Bản là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy sự bế tắc trong việc điều hành vĩ mô của Chính phủ nước này, đồng thời cũng đặt nặng áp lực lên các nhà hoạch định chính sách về vấn đề hỗ trợ các gói kích cầu tiền tệ vào cuối năm tài khóa 2015.
Theo báo cáo của Văn phòng Nội các, sự sụt giảm tổng sản phẩm quốc nội (GPD) giảm 1,9% so với dự báo có thể coi là một bước tiến sau quý đầu năm giảm tới 4,5%, tuy nhiên, không thể đảm bảo một tương lai sáng sủa cho nền kinh tế Nhật Bản khi tăng trưởng vẫn còn là điều xa vời.
[caption id="attachment_37596" align="aligncenter" width="488"]Theo nhận định của ông Hiromichi Shirakawa - Trưởng Ban kinh tế Nhật Bản trực thuộc tập đoàn tài chính Credit Suisse, nếu thị trường tiêu thụ nội địa tiếp tục duy trì ở mức thấp, nhiều khả năng quyền điều hành Chính phủ của ông Abe sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn, khi mà tỉ lệ ủng hộ ông đang tụt giảm nhanh chóng, nhất là trong thời điểm cuộc bầu cử tại thượng viện sẽ diễn ra vào năm sau. Đồng thời, ông cũng Shirakawa cũng cho rằng, những diễn biến này sẽ dẫn tới việc Chính phủ buộc phải bổ sung thêm các gói kích cầu tài chính mới.
Lĩnh vực tiêu dùng cá nhân, vốn chiếm khoảng 2/3 tỷ trọng nền kinh tế Nhật Bản, giảm 0,8% so với quý trước, gấp 2 lần dự đoán của các chuyên gia. Đây là lần đầu tiên giảm kể từ tháng 6 năm 2014, thời điểm Chính phủ Nhật Bản tăng thuế hàng hóa tiêu dùng, dẫn đến sự cắt giảm chi tiêu của người dân vào các mặt hàng như thời trang, máy tính cá nhân và đồ điện gia dụng. Điểm sáng duy nhất của nền kinh tế Nhật Bản trong thời gian qua là nhu cầu từ nước ngoài tăng nhẹ ở mức 0,3% vì lý do khối lượng hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ và châu Á giảm mạnh.
Những con số trong bản báo cáo mới nhất buộc Ngân hàng Trung Ương Nhật Bản phải hạ mức dự báo tăng trưởng 1,5% của nền kinh tế trong năm nay, hệ quả tất yếu của việc tỷ trọng tiêu thụ sụt giảm tới ngưỡng đáng báo động. Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản, ông Akira Amari thừa nhận, sức tiêu thụ của người dân nước này đã bị ảnh hưởng bởi giá lương thực tăng cao cũng như việc chủ động làm suy yếu đồng Yên đã khiến chi phí nhập khẩu bị ảnh hưởng nặng nề. Một nguồn tin cho hay, Chính phủ của ông Abe đã được cảnh báo rằng việc hạ giá đồng Yên sẽ khiến giá lương thực tiếp tục tăng cao, đồng thời làm suy giảm sức mua của người tiêu dùng.
Trước những diễn biến phức tạp của nền kinh tế đứng thứ 3 thế giới, nhiệm vụ cấp thiết của Chính phủ do ông Abe đứng đầu hiện đang bị đặt dưới áp lực đưa con thuyền tài chính vững mạnh hàng đầu châu Á về đúng với hải trình của nó. Tuy nhiên, đây là một nhiệm vụ hết sức khó khăn trong thời điểm hiện tại, khi mà nền kinh tế Nhật Bản chỉ tăng trưởng đúng 2% kể từ khi ông Shinzo Abe nhậm chức vào tháng 12/2012, dù gói kích cầu tài chính lên tới 3% GDP đã được kích hoạt.
[caption id="attachment_37597" align="aligncenter" width="1200"]Tuy nhiên, theo ông Yuichiro Nagai, chuyên gia kinh tế đến từ Barclays Capital nhận định: “Không phải không có những hiệu quả từ các chính sách của ông Abe, tuy nhiên, mức tăng lương mà Chính phủ hỗ trợ vẫn chưa đủ để đáp ứng sự leo thang của vật giá và chi phí sinh hoạt”. Ông Nagai cũng cho rằng sẽ không có sự hỗ trợ nào đáng kể từ Ngân hàng Trung Ương Nhật Bản, vì vậy, nhiều khả năng Chính phủ nước này sẽ phải tiếp tục hỗ trợ tài chính nếu mức tiêu thụ của người dân tiếp tục duy trì ở mức thấp trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9.
Trả lời giới truyền thông, Bộ trưởng Kinh tế Akira Amari khẳng định: “Chính phủ Nhật Bản không có bất cứ kế hoạch nào về một gói kích cầu kinh tế mới, thay vào đó, các thành viên nội các sẽ tiếp tục gây sức ép lên các tập đoàn, công ty để tăng tiền lương cho người lao động”.
Anh Tú (Theo Reuters)