Trai làng cởi trần tranh tài ở sới vật làng Giá
(CLO) Sới vật hội làng Giá năm 2025 là nơi các trai làng tranh đua lành mạnh với tinh thần thượng võ, góp phần tạo không khí vui tươi cho lễ hội.
Theo dõi báo trên:
Nền kinh tế toàn cầu phục hồi mạnh mẽ vào năm 2021, nhưng đã mất đi một phần lớn trong nửa cuối năm do biến thể mới Omicron bùng phát, rồi tắc nghẽn chuỗi cung ứng, thiếu lao động và chậm triển khai vắc xin. Sự phục hồi chậm lại đã khiến các nhà kinh tế tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu của họ vào tháng 10 và tháng 12 năm ngoái.
Nguy cơ Covid-19 tiếp tục có đột biến mới là một mối đe dọa lớn với nền kinh tế toàn cầu 2022
Các chuyên gia vẫn duy trì triển vọng cho năm 2022 nhưng cảnh báo rằng các biến thể Covid mới có thể làm chệch hướng tăng trưởng, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải nhanh chóng tiêm chủng cho phần lớn dân số toàn cầu. Hơn thế nữa, đại dịch cũng không phải là mối đe dọa duy nhất có khả năng khiến các nhà đầu tư phải chú ý vào năm 2022.
Vào tháng 11, nền kinh tế thế giới dậy sóng với một nỗi lo sợ: một biến thể Covid-19 mới, Omicron, đã được báo cáo ở Nam Phi. Biến thể này có khả năng lây truyền cao đã khiến thị trường tài chính và hàng hóa toàn cầu sụp đổ.
Trong tuần kế tiếp, thị trường toàn cầu tiếp tục chao đảo khi các nhà đầu tư lo sợ tác động kinh tế của biến thể mới. Các chính phủ đã thắt chặt các hạn chế nhằm ngăn chặn biến thể mới lây lan, đe dọa sự phục hồi kinh tế.
Bằng chứng ban đầu cho thấy Omicron dù dễ lây truyền hơn biến thể Delta, song không gây chết người bằng. Khi các nhà khoa học tiếp tục phân tích dữ liệu, các nhà chiến lược của JP Morgan cho biết nếu Omicron quả thực "ít gây chết người hơn" thì nó có thể đẩy nhanh sự kết thúc của đại dịch.
Có thể Omicron sẽ không còn là yếu tố khiến sự phục hồi kinh tế đi chệch hướng, nhưng một biến thể khác trong tương lai có thể tiềm ẩn một rủi ro như vậy. Các chuyên gia đã cảnh báo rằng nếu đại dịch tiếp tục hoành hành, chúng ta có thể thấy sự xuất hiện của các biến thể Covid kháng vắc xin mới, có thể đánh dấu sự quay trở lại của các đợt đóng cửa xã hội.
"Nếu Covid-19 có tác động kéo dài nó có thể làm giảm GDP toàn cầu 5,3 nghìn tỷ USD trong 5 năm tới so với dự báo hiện tại của chúng tôi", nhà kinh tế trưởng IMF Gita Gopinath nhận định vào hồi tháng 10/2021.
Gopinath cho biết chính sách ưu tiên hàng đầu là phải đảm bảo 70% dân số ở mọi quốc gia được tiêm chủng đầy đủ vào giữa năm 2022. Song cho đến cuối năm 2021 vừa rồi, chưa đến 5% dân số ở các nước thu nhập thấp được tiêm chủng đầy đủ!
Sự gián đoạn chuỗi cung ứng cũng đóng một vai trò lớn làm đình trệ sự phục hồi toàn cầu trong năm 2021. Những khó khăn trong vận chuyển, tình trạng thiếu container và nhu cầu tăng mạnh sau đại dịch đã khiến các nhà sản xuất thiếu hụt nghiêm trọng linh kiện và nguyên liệu thô.
Kinh tế thế giới 2022 rất cần tháo gỡ các nút thắt chuỗi cung ứng toàn cầu
Sản xuất ô tô là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với sản lượng sụt giảm trong khu vực đồng euro vào những tháng cuối năm 2021. Các nhà sản xuất ô tô đã cắt giảm sản lượng do thiếu trầm trọng phụ tùng, đặc biệt chất bán dẫn.
Dù đã có những dấu hiệu cho thấy tình trạng thiếu hụt nguồn cung đang được cải thiện, chi phí vận chuyển đã giảm và xuất khẩu chip đã tăng, song các chuyên gia cho rằng nút thắt về nguồn cung vẫn tiếp tục đè nặng lên tăng trưởng trong năm 2022.
Để rồi, chính tình trạng thiếu nguyên liệu và đầu vào, cùng với giá năng lượng cao, đã đẩy lạm phát ở khu vực đồng euro và Mỹ lên mức cao nhất trong nhiều năm. Điều này đã khiến các nhà đầu tư toàn cầu lo sợ. Họ lo các ngân hàng trung ương sẽ buộc phải tăng lãi suất sớm để kiềm chế lạm phát.
Lạm phát tăng cao cũng sẽ là một rào cản của nền kinh tế thế giới 2022
Ngân hàng Trung ương châu Âu cho rằng lạm phát đã bị đẩy lên do các yếu tố tạm thời, như thiếu hụt nguồn cung, năng lượng... Họ hy vọng lạm phát sẽ hạ nhiệt khi các tác động của sự mất cân bằng cung cầu giảm xuống.
Với sự gián đoạn chuỗi cung ứng được cho rằng sẽ còn dai dẳng, lạm phát dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong năm 2022, khiến các ngân hàng trung ương châu Âu rơi vào tình trạng khó khăn.
Ở Mỹ, lo ngại về lạm phát sẽ còn lớn hơn, do các gói kích cầu lớn và tình trạng thiếu hụt lao động cũng như thiếu hụt nguồn cung. Cục Dự trữ Liên bang của Mỹ đã cho biết họ sẽ giảm dần kế hoạch kích thích mua trái phiếu và tăng lãi suất trong năm 2022.
Một vấn đề cũng rất đáng lo khác đối với nền kinh tế toàn cầu nằm ở Trung Quốc. Cường quốc kinh tế châu Á này từng thoát khỏi cuộc suy thoái do đại dịch vào năm 2020, nhờ nhu cầu toàn cầu về hàng hóa điện tử và y tế. Đây là nền kinh tế lớn duy nhất tăng trưởng vào năm 2020 và dự kiến sẽ tăng khoảng 8% trong 2022, trở thành nền kinh tế lớn phát triển nhanh nhất sau Ấn Độ.
Nền kinh tế thế giới phụ thuộc rất nhiều vào các chính sách của Trung Quốc, bao gồm cả chính sách kiểm soát đại dịch Covid-19
Tuy nhiên, sự phục hồi sau đại dịch đang bị cản trở bởi chính sách kiểm soát của Trung Quốc đối với các ông lớn công nghệ, bao gồm Alibaba và Tencent; rồi các công ty bất động sản mắc nợ như Evergrande và Kaisa... Các quan chức hàng đầu của Trung Quốc đã tìm cách xoa dịu sự lo lắng khi nói rằng ổn định nền kinh tế sẽ là ưu tiên hàng đầu của họ trong năm 2022.
Dẫu vậy, việc Trung Quốc vẫn chưa có ý định từ bỏ lập trường "Không Covid", vốn đã khiến nước này bị cô lập trong hơn một năm và áp đặt những hạn chế nghiêm ngặt dù chỉ xuất hiện một ca Covid, vẫn sẽ là một rủi ro lớn đối với nền kinh tế toàn cầu.
Sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa Nga với Mỹ và các đồng minh châu Âu đang gia tăng đến mức lo ngại. Washington đã cảnh báo Moscow về ý định tấn công Ukraine.
Mỹ và các đồng minh châu Âu đang cân nhắc thêm các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga, bao gồm cả việc dừng đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 nếu Nga tấn công nước láng giềng.
Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao của tập đoàn thương mại OANDA, nói: “Căng thẳng Mỹ-Nga là một nguy cơ to lớn có thể khiến các đồng minh phía đông NATO rơi vào chiến tranh. Nếu Mỹ và châu Âu ngừng đường ống Dòng chảy phương Bắc 2, điều đó có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu, khiến giá dầu tăng lên 100 USD / thùng ... Giá năng lượng tăng cao có thể buộc các ngân hàng trung ương toàn cầu đẩy nhanh việc thắt chặt chính sách tiền tệ".
Quan hệ Mỹ-Trung cũng căng thẳng vì Đài Loan, với việc Washington cảnh báo Bắc Kinh không nên đơn phương thay đổi hiện trạng đối với hòn đảo này. Đáp lại, Trung Quốc đe dọa rằng Mỹ sẽ "phải trả giá" cho các quyết định của mình.
Rõ ràng, thế giới 2022 vẫn sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, thậm chí các mối đe dọa lớn. Tuy nhiên, đây phần lớn là những vấn đề nằm trong tầm kiểm soát của các cường quốc và các tổ chức lớn trên thế giới. Nếu cùng chung tay tìm kiếm giải pháp, thế giới hoàn toàn có thể vượt qua được khó khăn, qua đó có thể cùng nhau vượt qua khủng hoảng và phát triển trở lại.
Hải Anh
(CLO) Sới vật hội làng Giá năm 2025 là nơi các trai làng tranh đua lành mạnh với tinh thần thượng võ, góp phần tạo không khí vui tươi cho lễ hội.
(CLO) Tối 7/4/2025, câu lạc bộ CAHN có màn lội ngược dòng ngoạn mục đánh bại SHB Đà Nẵng tỷ số 2-1 ở trận đấu muộn nhất vòng 17 LPBank V.League 2024/25, qua đó vươn lên vị trí thứ 5 trên bảng xếp hạng giải đấu với 25 điểm.
(CLO) Chiều 7/4, theo ghi nhận của phóng viên báo Nhà báo và Công luận, trên một số tuyến đường cửa ngõ của Thủ đô, lưu lượng phương tiện trở lại Hà Nội có sự gia tăng nhưng không còn cảnh ùn tắc kéo dài như mọi năm.
(CLO) Một hiện tượng vũ trụ kỳ diệu sắp diễn ra, khi các nhà thiên văn học khắp thế giới đang chờ đợi màn trình diễn ngoạn mục từ T Coronae Borealis – một hệ sao cách Trái đất khoảng 3.000 năm ánh sáng.
(CLO) Hội đàm với Phó Thủ tướng Uzbekistan Jamshid Khodjaev, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị hai bên cần tiếp tục khai thác tiềm năng và dư địa, nỗ lực đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới, phù hợp với lợi ích và nguyện vọng của nhân dân hai nước và vì hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
(CLO) Ngày 7/4, bên lề Hội nghị Đầu tư thường niên (AIM) lần thứ 14 tại Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng đã tiếp bà Nan Li Collins, Giám đốc Ban Đầu tư và doanh nghiệp, Cơ quan về Phát triển và Thương mại của Liên Hợp Quốc (UNCTAD) và Tiến sĩ Samir Hamrouni, Giám đốc điều hành Tổ chức các Khu tự do thế giới (World Free Zones Organization - WFZO).
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 8/4, TP HCM và khu vực Nam Bộ tiếp tục xuất hiện nắng nóng với nhiệt độ cao nhất 35-36 độ, có nơi trên 36 độ. Thời gian nắng nóng trong ngày kéo dài 12–15 giờ, dự báo nắng nóng có khả năng duy trì đến khoảng ngày 10/4.
(CLO) Nga tuyên bố sẵn sàng làm mọi cách có thể để giúp hạ nhiệt căng thẳng giữa Mỹ và Iran liên quan đến chương trình hạt nhân của Tehran, trong bối cảnh Mỹ gây áp lực buộc Iran phải ký thỏa thuận hạt nhân, nếu không sẽ đối mặt nguy cơ bị tấn công quân sự.
(CLO) Chiều 7/4, theo Phòng Cảnh sát giao thông - Công an TP Hà Nội, trong 3 ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, an toàn giao thông được bảo đảm, không xảy ra ùn tắc kéo dài.
(CLO) Hội Nhà báo Palestine cho biết số lượng nhân viên truyền thông thiệt mạng trong các cuộc tấn công của Israel vào Gaza kể từ tháng 10/2023 đã tăng lên 210 sau vụ giết hại nhà báo Helmi al-Faqawi.
(CLO) Khoảng 17.980 học sinh tại thành phố Duisburg, miền tây nước Đức đã buộc phải nghỉ học vào ngày 7/4 sau khi một loạt thư nặc danh với nội dung đe dọa cực đoan được gửi đến nhiều trường học trong khu vực.
(CLO) Lực lượng chức năng TP. HCM đang trích xuất camera an ninh để xác minh, làm rõ vụ nam thanh niên đập kính xe cứu hộ trên đường Phan Văn Khải.
(CLO) Lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) - Công an TP.Hà Nội đã triển khai mô hình “Vành đai an toàn đường sắt” nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trước thực trạng người dân và du khách tập trung check-in tại khu vực cà phê đường tàu.
(CLO) Mặc dù chính quyền địa phương đã “tuýt còi”, nhiều lần yêu cầu chủ cơ sở tháo dỡ công trình sai phạm, tuy nhiên cá nhân này vẫn ngó lơ không thực hiện. Mới đây, UBND xã Hải Yang, huyện Đăk Đoa (Gia Lai) đã có kế hoạch tổ chức cưỡng chế, phá dỡ toàn bộ công trình sai phạm.
(CLO) Nghị quyết 171 của Quốc hội và Nghị định 175 của Chính phủ đã bổ sung đầy đủ các phương thức tiếp cận, sử dụng đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại, những quy định này tại Luật Đất đai 2024 chưa quy định rõ.
(CLO) Tập đoàn Đèo Cả vừa có văn bản gửi Bộ Xây dựng đề xuất đầu tư nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Nội Bài - Bắc Ninh lên cao tốc 6 làn xe theo hình thức PPP.
(CLO) Sau khi Romania đặt mua 54 pháo tự hành K9 Thunder hồi tháng 1, Na Uy mới đây cho biết cũng mua thêm 24 khẩu pháo 155mm có biệt danh “Thần sấm” này. Những đơn hàng liên tiếp đưa K9 Thunder trở thành lựu pháo tự hành bán chạy nhất thế giới và giúp Hàn Quốc khẳng định vị thế trên thị trường vũ khí toàn cầu.
(CLO) Mức thuế quan cao mà Tổng thống Donald Trump đưa ra sẽ khiến Mỹ trở thành một trong những quốc gia bảo hộ nhất thế giới. Vậy trong lịch sử, có những nước “siêu bảo hộ” khác không và tác động của chính sách này với họ như thế nào?
(CLO) Kỷ nguyên thương mại quốc tế ngày càng tự do và mở rộng, được xây dựng dựa trên luật lệ mà Mỹ góp phần tạo ra, đã kết thúc đột ngột.
(NB&CL) Xúc động, biết ơn - đó là cảm xúc của người dân Myanmar cũng như giới chức nước này trước những nỗ lực chung tay cùng hỗ trợ trong thảm họa của Việt Nam. Trước đó, chiều ngày 30/3 - chưa đầy 2 ngày sau thảm họa tại Myanmar, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.