Kinh tế TP. HCM vượt trội so với cả nước, nhưng độ tăng trưởng đang chững lại

Thứ ba, 07/07/2020 13:49 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đó là vẫn đề mà Bí thư Thành ủy TP.HCM đặt ra tại hội nghị lần thứ 42 Ban chấp hành Đảng bộ TP.HCM khóa X, nhiệm kỳ 2016-2020 sáng ngày 7/7.

Báo cáo gợi mở các vấn đề để Hội nghị thảo luận, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân cho biết tốc độ tăng trưởng kinh tế so với cả nước đang giảm, năm 2001-2010 bằng 1,6 lần cả nước; năm 2011-2019 bằng 1,2 lần cả nước.

Đánh giá chung là kinh tế TP vượt trội so với cả nước, nhưng độ tăng trưởng đang chững lại, thấp hơn so với trung bình cả nước. Có nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan. Nhưng có một nguyên nhân phải chú ý, đó là:

Trong 20 năm qua, tỷ lệ ngân sách để lại cho TP ngày càng giảm, trong khi tỷ lệ đóng góp ngân sách ngày càng tăng. Theo đó, từ năm 2001-2010 TP.HCM đóng góp 26% ngân sách cho cả nước, năm  2011-2019 là  27%.

Trong khi tỷ lệ ngân sách để lại càng giảm, theo đó năm 2000 tỷ lệ để lại là 33%, năm 2017- 2020  chỉ còn 18%, và là địa phương giảm mạnh nhất tỷ lệ này sau 20 năm. Theo ông Nhân, đây là một trong những nguyên nhân khách quan làm tốc độ kinh tế TP tăng trưởng chậm.

Bí thư Thành ủy tp.HCM Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại hội nghị lần thứ 42 Ban chấp hành Đảng bộ TP.HCM khóa X, nhiệm kỳ 2016-2020 sáng ngày 7/7-ảnh: H/V.

Bí thư Thành ủy tp.HCM Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại hội nghị lần thứ 42 Ban chấp hành Đảng bộ TP.HCM khóa X, nhiệm kỳ 2016-2020 sáng ngày 7/7-ảnh: H/V.

Theo người đứng đầu Đảng bộ TP, cũng trong 20 năm đó, tỷ lệ ngân sách để lại cho TP.Hà Nội tăng từ 30% lên 35%;  TP.Hải Phòng từ 100% còn 78%, các tỉnh thành khác cũng đều cao hơn TP.HCM.

Trước đó, bên lề kỳ họp HĐND TP.HCM cuối của năm 2019, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong đã có cuộc trao đổi ngắn với VietNamNet về tỷ lệ điều tiết ngân sách của Trung ương cho TP.

Theo ông Phong, tỷ lệ ngân sách hiện nay được Trung ương điều tiết cho TP là 18%, thấp nhất thế giới.

"Theo tôi biết, tỷ lệ trên thế giới mà một thành phố (thuộc siêu đô thị như TP.HCM - PV) được giữ lại thấp nhất là 30% thuộc một TP của Nhật Bản, và cao nhất là 60% thuộc một TP của Na Uy. Trong khi, TP.HCM được giữ lại 18% là thấp nhất thế giới”, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong cho biết.

Và tại kỳ họp này, HĐND TP.HCM đã thông qua tờ trình, đề nghị Trung ương điều chỉnh tỷ lệ thu ngân sách, cho phép TP giữ lại 33% thay vì 18% như hiện nay và lộ trình từ 2021-2030.

Theo đó, TP kiến nghị Trung ương tăng tỷ lệ điều tiết phần giữ lại cho TP như sau: Từ 2018-2020, tỷ lệ điều tiết là giữ nguyên 18% (mức này Quốc hội đã duyệt).

Giai đoạn 2021-2025, tỷ lệ là 24%, tăng 6%. Giai đoạn 2026-2030, tỷ lệ là 33%, tăng 9% trong 5 năm và bằng mức điều tiết so với năm 2003.

Còn tại cuộc họp trực tuyến giữa Chính phủ với các địa phương ngày 30/12/2019, Chủ tịch UBND TP. HCM Nguyễn Thành Phong một lần nữa mong muốn Chính phủ quan tâm, ủng hộ nhằm tạo nguồn lực tương xứng, động lực mạnh mẽ hơn cho sự phát triển của thành phố.

Ông Phong đề nghị Chính phủ cho phép TP chủ động thực hiện "Đề án xây dựng tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách thành phố cùng các địa phương giai đoạn 2021 - 2025".

Hiện, tỷ lệ điều tiết ngân sách của TP HCM là 18%, thấp hơn so với các tỉnh, thành phố khác, như Hà Nội (35%), Đà Nẵng (68%), hay Bình Dương (36%)... Thành phố đang triển khai xây dựng đề cương chi tiết đề xuất tiến độ tăng tỷ lệ để lại tổng ngân sách là 33% theo lộ trình trong vòng 10 năm.

Khuất Đại Nam

Tin khác

Hà Nội uỷ quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT giải quyết 13 thủ tục hành chính

Hà Nội uỷ quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT giải quyết 13 thủ tục hành chính

(CLO) Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa có quyết định ủy quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội thực hiện giải quyết 13 thủ tục hành chính lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND TP Hà Nội.

Tin tức
Tỉnh Hà Nam và Nam Ninh (Trung Quốc) xây dựng mối quan hệ hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực

Tỉnh Hà Nam và Nam Ninh (Trung Quốc) xây dựng mối quan hệ hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực

(CLO) Bí thư Thành ủy Nam Ninh mong muốn thời gian tới, thành phố Nam Ninh và tỉnh Hà Nam xây dựng mối quan hệ hợp tác song phương trong các lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, logistics; giao lưu, hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, khoa học công nghệ, y tế, văn hoá, du lịch

Tin tức
Hà Nội phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 4

Hà Nội phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 4

(CLO) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1972/QĐ-UBND, phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 4, tỷ lệ 1/2000 thuộc địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện"; cùng với đó, có các giải pháp từng khâu trong việc bảo đảm cung ứng điện, gồm: Nguồn điện, tải điện, phân phối điện, sử dụng điện và giá điện; yêu cầu dứt khoát hoàn thành đường dây 500 kV mạch 3 trước 30/6.

Tin tức
Bộ Công Thương đề xuất 2 phương thức nhà máy điện gió, điện mặt trời bán trực tiếp cho khách hàng

Bộ Công Thương đề xuất 2 phương thức nhà máy điện gió, điện mặt trời bán trực tiếp cho khách hàng

(CLO) Bộ Công Thương đề xuất đơn vị phát điện năng lượng tái tạo sở hữu nhà máy điện gió hoặc mặt trời (Đơn vị phát điện) sẽ được bán điện trực tiếp cho khách hàng sử dụng điện lớn (các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng dịch vụ) thông qua đường dây riêng hoặc qua lưới điện quốc gia.

Tin tức