Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng kỷ lục 18,3% trong quý I/2021

Thứ bảy, 17/04/2021 08:47 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong quý I/2021, kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng 18,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tốc độ tăng trưởng quý cao nhất kể từ năm 1992, một mức tăng kỷ lục phản ánh đà phục hồi ngày càng mạnh mẽ của nước này sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Trung Quốc đã ghi nhận sự phục hồi kinh tế trong tất cả các lĩnh vực quan trọng. Ảnh: SCMP.

Trung Quốc đã ghi nhận sự phục hồi kinh tế trong tất cả các lĩnh vực quan trọng. Ảnh: SCMP.

Cụ thể, theo số liệu do Tổng cục Thống kê Trung Quốc (NBS) công bố hôm 16/4, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này trong quý I/2021 đạt 24.930 tỷ NDT (tương đương khoảng 3.820 tỷ USD), tăng 18,3% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là tốc độ tăng trưởng quý cao nhất kể từ khi số liệu này được chính quyền Bắc Kinh công bố lần đầu tiên vào năm 1993.

Theo NBS, trong 3 tháng đầu năm 2021, sản xuất công nghiệp của Trung Quốc hồi phục vững chắc trong khi doanh số bán hàng trong thị trường cải thiện, hoạt động đầu tư tài sản cố định phục hồi và xuất khẩu hàng hóa tiếp tục chứng kiến những tiến triển tích cực.

Trung Quốc đã ghi nhận sự phục hồi kinh tế trong tất cả các lĩnh vực quan trọng khi hầu hết nhịp sống của người dân nước này đã quay trở lại bình thường.

Trong tháng 3, sản lượng công nghiệp của Trung Quốc tăng 14,1% so với cùng kỳ năm ngoái, nâng mức tăng trưởng quý trong lĩnh vực này đạt mức 24,5%. Cũng trong tháng này, doanh số bán lẻ tại Trung Quốc tăng 34,2%, cao hơn so với hai tháng đầu năm và nâng mức tăng trưởng quý đầu tiên của năm nay lên mức 33,9%.

Người phát ngôn Tổng cục Thống kê Trung Quốc – bà Liu Aihua nhận định những số liệu trên cho thấy, kinh tế Trung Quốc đang có một khởi đầu thuận lợi, tiếp tục duy trì đà phục hồi tăng trưởng quý vững chắc. “Nền kinh tế đất nước đã có một khởi đầu thuận lợi”, bà Liu nhận định. Quan chức NBS này cũng nói thêm rằng, tăng trưởng hàng quý chứng minh sự phục hồi ổn định.

Tuy nhiên, dù đây là mức tăng trưởng quý kỷ lục nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình 19% mà giới phân tích đưa ra trước đó.

Ngoài ra, cơ sở so sánh của quý I/2021 là mức tăng trưởng âm kỷ lục quý I/2020 (-6,8%) tạo sự độ vênh lớn và giúp cho mức tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc trong quý I/2021 đạt mức 2 chữ số.

Trước đó, Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ hai thế giới - là nền kinh tế lớn duy nhất ghi nhận tăng trưởng trong năm 2020 khi các thị trường khác trên thế giới hầu như tê liệt vì những tác động của đại dịch Covid-19. Đặc biệt, trong ba quý cuối năm 2020, Trung Quốc trở lại đà tăng trưởng nhờ áp dụng các biện pháp phòng chống và kiểm soát dịch bệnh hiệu quả.

Tốc độ tăng trưởng của ba quý cuối năm 2020 lần lượt là 3,2% trong quý II, 4,9% trong quý III và 6,5% trong quý IV. Sự tăng trưởng trên được cho là nhờ hoạt động sản xuất tăng mạnh mẽ khi các nhà máy tại nước này chạy đua để đáp ứng những đơn hàng từ nước ngoài khi nhu cầu nội địa cũng trên đà tăng sốc.

Mặc dù kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực, bà Liu cũng thận trọng đưa ra cảnh báo cho rằng kinh tế Trung Quốc có thể sẽ chịu tác động khi tình hình kinh tế thế giới vẫn còn nhiều bất ổn và biến động.

Trong khi đó, nhà kinh tế trưởng phụ trách thị trường Trung Quốc Qu Hongbin của Ngân hàng HSBC cho rằng, chặng đường phục hồi kinh tế Trung Quốc còn nhiều trở ngại khi ngành tiêu dùng cá nhân vẫn trì trệ do tình trạng thất nghiệp gia tăng.

“Sự phục hồi giữa các lĩnh vực vẫn chưa đồng đều, với mục tiêu dùng cá nhân tụt lại do tỷ lệ thất nghiệp tăng”, ông Qu Hongbin cho hay. Ông Qu cũng chia sẻ thêm rằng, nếu cơ sở so sánh thấp với mức tăng trưởng hàng năm bị loại bỏ thì mức tăng trưởng GDP cơ bản của Trung Quốc có khả năng thấp hơn mức trước đại dịch Covid-19 là 6%.

Theo SCMP, Trung Quốc đặt mục tiêu tạo ra thêm 11 triệu việc làm mới tại thành thị và giữ tỷ lệ thất nghiệp thành thị ở mức 5,5% trong năm 2021.

Chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6% trong năm 2021. Dẫn số liệu từ một khảo sát của Reuters cho thấy, nền kinh tế Trung Quốc được dự đoán sẽ tăng trưởng 8,6% trong năm nay, sau khi chỉ tăng 2,3% trong năm ngoái, mức tăng yếu nhất trong 44 năm qua.

                                                                                             Hương Vũ

Tin khác

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

(CLO) Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông Sacombank đã họp thường niên, thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

(CLO) Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gạo Việt Nam tiếp thục 'thăng hạng', xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

Gạo Việt Nam tiếp thục "thăng hạng", xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

(CLO) Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Căn hộ tại Hà Nội “ế” nhưng “ngáo giá”

Căn hộ tại Hà Nội “ế” nhưng “ngáo giá”

(CLO) Bộ Xây dựng cũng đi kiểm tra tại một số vị trí chung cư được rao giá bán cao ở Hà Nội nhưng không có nhiều giao dịch, giao dịch thành công rất ít.

Bất động sản