Kinh tế tư nhân sẽ là động lực cho nền kinh tế Việt Nam cất cánh

Thứ năm, 19/09/2019 08:10 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sự hình thành và phát triển của khu vực kinh tế tư nhân có thể coi là một trong những thành quả quan trọng nhất trong công cuộc đổi mới kinh tế ở nước ta và sẽ là động lực quan trọng giúp cho nền kinh tế Việt Nam cất cánh trong thập niên tới (2021 - 2030).

Cần có những chính sách thích hợp để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển. (Ảnh minh họa)

Cần có những chính sách thích hợp để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển. (Ảnh minh họa)

Tiềm năng vẫn còn rất lớn

Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định: Khu vực kinh tế tư nhân tiềm năng phát triển còn rất lớn và đây là một động lực kỳ vọng sẽ góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam tiếp tục “cất cánh”, tăng trưởng nhanh, phát triển bền vững trong thập niên tới (2021 - 2030), cần có những chính sách thích hợp để thúc đẩy.   

Tính đến hết năm 2018, khu vực này đã đóng góp chiếm tỷ trọng 62% GDP cả nước (tư nhân trong nước 42%, FDI 20%); chiếm 66% vốn đầu tư xã hội (trong nước 43%, FDI 23%); nộp ngân sách nhà nước chiếm 72% (trong nước 38%, FDI 34%); lao động trong doanh nghiệp khu vực tư nhân chiếm 92% (trong nước 61%, FDI 31%).

Trong tổng số khoảng 700.000 doanh nghiệp trên cả nước đang hoạt động hiện nay, có tới 99,6% là doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân (FDI chiếm 2,9%) và khoảng 5,2 triệu hộ kinh doanh (trong đó có 1,6 triệu hộ đăng ký) có thể phát triển trở thành doanh nghiệp.

Theo dự báo của các tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước, đến năm 2020 khu vực kinh tế tư nhân có thể sẽ đóng góp khoảng 70% GDP của Việt Nam, năm 2025 đóng góp khoảng 75%, đến 2030 đóng góp khoảng 80%. Kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng giúp cho nền kinh tế Việt Nam có thể cất cánh trong thập niên tới, rất cần có những giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ hơn.

Điểm yếu của khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam hiện nay là qui mô doanh nghiệp còn quá nhỏ, thiếu các doanh nghiệp vừa và nhiều chủ thể kinh tế khu vực tư nhân “không chịu lớn”. Bên cạnh đó, trình độ quản trị công ty cũng như tính liên kết giữa các doanh nghiệp còn yếu, kém minh bạch, công nghệ lạc hậu, đầu tư vào đổi mới và sáng tạo còn hạn chế, chuyển đổi số yếu. Việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đối với các doanh nghiệp tư nhân còn hạn chế, lép vế do tiềm lực tài chính, công nghệ, trình độ quản trị cũng như thương hiệu còn yếu, khó tận dụng cơ hội từ các FTA.

Đến nay, các doanh nghiệp khu vực tư nhân Việt Nam vẫn chủ yếu tham gia vào các chuỗi giá trị và những phân khúc thị trường, những khâu giá trị gia tăng thấp. Năng suất lao động và hiệu suất kinh doanh ở khu vực tư nhân còn thấp, tỷ lệ kinh doanh thua lỗ còn cao.

Coi phát triển bền vững là hệ giá trị nền tảng

Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng và công bố báo cáo bền vững; thúc đẩy kinh doanh liêm chính. (Ảnh minh họa)

Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng và công bố báo cáo bền vững; thúc đẩy kinh doanh liêm chính. (Ảnh minh họa)

Theo ông Vũ Tiến Lộc, khu vực tư nhân đóng vai trò hết sức quan trọng như những tay chèo, còn Nhà nước đóng vai trò kiến tạo động lực, dẫn dắt và cầm lái con thuyền. Do vậy, cần đổi mới thể chế cho phù hợp, định hướng, thúc đẩy khu vực tư nhân nâng cấp trình độ quản trị, công nghệ, đổi mới và sáng tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, coi phát triển bền vững là hệ giá trị nền tảng.

Để có giải pháp cho kinh tế tư nhân phát triển bền vững trong giai đoạn tới, những kiến nghị đã được đưa ra bao gồm: Triển khai hiệu quả mô hình đối tác hợp tác công - tư (PPP) nhằm phân định rạch ròi chức năng giữa Nhà nước với tư nhân. Nâng cao sự "cộng sinh" hài hoà giữa khu vực kinh tế tư nhân và Nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Tại Hội nghị toàn quốc Phát triển bền vững 2019, do Hội đồng quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh, tổ chức mới đây, ông Vũ Tiến Lộc đã kiến nghị: Đưa PPP thành một chủ trương lớn ghi trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Quốc hội cần xem xét ban hành Luật về PPP, mở rộng phạm vi các lĩnh vực có thể thực hiện PPP như: Các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ công, các ngành công nghiệp dẫn dắt; phát triển thị trường PPP và thành lập quỹ phát triển PPP, tổ chức tốt công tác xúc tiến các dự án PPP…

Cần tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt của VCCI và Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững trong triển khai kinh tế tuần hoàn; xếp hạng và tôn vinh các doanh nghiệp phát triển bền vững. Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng và công bố báo cáo bền vững, thúc đẩy kinh doanh liêm chính.

Ông Vũ Tiến Lộc cho rằng, chủ trương thúc đẩy kinh tế tuần hoàn cũng cần nên xem xét đưa vào Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Quốc hội xem xét ban hành Luật về Phát triển kinh tế tuần hoàn, Chính phủ cần có chính sách khuyến khích phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn trong cộng đồng dân cư và doanh nghiệp...

Nhật Phương

Tin khác

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

(CLO) Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.

Thị trường - Doanh nghiệp
Quỹ bình ổn xăng dầu bộc lộ nhiều bất cập, vì sao Bộ Công Thương vẫn giữ?

Quỹ bình ổn xăng dầu bộc lộ nhiều bất cập, vì sao Bộ Công Thương vẫn giữ?

(CLO) Bộ Công Thương thừa nhận, thời gian qua, quỹ bình ổn xăng dầu đã bộc lộ nhiều bập cập, tuy nhiên, muốn bỏ quỹ vẫn cần lấy ý kiến để đưa ra các đề xuất phù hợp.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank phát hành cổ phiếu ưu đãi Esop cho cán bộ nhân viên

Nam A Bank phát hành cổ phiếu ưu đãi Esop cho cán bộ nhân viên

(CLO) Ngày 29/03, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – HoSE: NAB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024. Đại hội đã nhận được sự đồng thuận cao, thông qua nhiều quyết sách quan trọng về kế hoạch kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mumbai (Ấn Độ) lần đầu vượt Bắc Kinh (Trung Quốc) trở thành thủ đô dành cho tỷ phú châu Á

Mumbai (Ấn Độ) lần đầu vượt Bắc Kinh (Trung Quốc) trở thành thủ đô dành cho tỷ phú châu Á

(CLO) Mumbai hiện là thủ đô châu Á có nhiều tỷ phú nhất với con số 92, vượt qua Bắc Kinh với 91 tỷ phú, theo danh sách người giàu toàn cầu của Viện nghiên cứu Hurun.

Thị trường - Doanh nghiệp
Lý do Dubai mất dần sức hút đối với nhà giàu Nga

Lý do Dubai mất dần sức hút đối với nhà giàu Nga

(CLO) Dubai từng trở thành địa điểm được nhiều người Nga yêu thích để gửi tiền hoặc xây dựng cuộc sống mới sau chiến sự tại Ukraine. Sức hấp dẫn đó hiện đang giảm dần khi sinh hoạt phí ở vương quốc hào nhoáng này tăng cao, các ngân hàng ngày càng khắt khe hơn trong việc thực thi các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Thị trường - Doanh nghiệp