Kinh tế tuần hoàn và câu chuyện "người đi đầu" Vinamilk

Thứ năm, 03/09/2020 08:51 AM - 0 Trả lời

(CLO) Mô hình kinh tế tuần hoàn những năm gần đây nổi lên khi không còn mang tính “thời thượng” mà thực sự trở thành một mô hình với nhiều ưu việt so với mô hình kinh tế tuyến tính truyền thống. Khác biệt lớn là mô hình huy động được sự tham gia từ cơ quan quản lý, doanh nghiệp đến mọi người dân.

Mô hình kinh tế tuần hoàn lại chú trọng vào quản lý, tái tạo tài nguyên theo một vòng khép kín nhằm tránh tạo ra phế thải trong khi mô hình kinh tế truyền thống chỉ quan tâm đến khai thác tài nguyên, sản xuất và vứt bỏ sau tiêu thụ, dẫn đến một lượng phế thải khổng lồ thì

Theo đó, nếu áp dụng triệt để “tư duy tuần hoàn” trong hoạt động thiết kế, sản xuất và tái chế hàng hóa, nền kinh tế tuần hoàn sẽ mở ra cơ hội thị trường trị giá ít nhất 4.500 tỷ USD cho doanh nghiệp toàn cầu, tạo ra hàng trăm triệu việc làm mới.

Trong một cách tiếp cận phổ quát, nền kinh tế tuần hoàn chuyển đổi từ mô hình kinh tế truyền thống “khai thác - sản xuất - tiêu hủy” sang mô hình tái sử dụng có chủ đích. Theo đó giữ lại càng nhiều giá trị càng tốt từ các nguồn lực, sản phẩm, thành phẩm và vật liệu nhằm kiến tạo một hệ thống cho phép tái sử dụng, tân trang, tái sản xuất và tái chế lâu dài, tối ưu.

Như vậy, giá trị gia tăng của mô hình kinh tế tuần hoàn không chỉ nằm ở số lượng, chất lượng sản phẩm ở “đầu ra” mà còn tăng thêm hệ số vòng đời của sản phẩm, đem lại một thói quen mới trong quản trị, kinh doanh và tiêu dùng cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng.

Đại diện Vinamilk tham dự lễ công bố Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2018

Đại diện Vinamilk tham dự lễ công bố Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2018

Tuy nhiên mô hình kinh tế tuần hoàn cũng đòi hỏi những nguồn lực đầu tư lớn về công nghệ, nhân lực, và cả một quyết tâm cao cho một chiến lược lâu dài. Có người nói mô hình kinh tế tuần hoàn là mô hình “đắt”. Nhưng cái “đắt” ấy thực sự “xắt được ra miếng”: quốc gia được lợi, doanh nghiệp, thị trường và người tiêu dùng cùng được lợi. Nó đòi hỏi doanh nghiệp tư duy “dấn thân” không vì cái lợi “xổi” mà vì cái lợi dài lâu.

Việt Nam đã xác lập những khung khổ pháp lý tập trung cho mô hình kinh tế tuần hoàn khi năm 2016, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững đến năm 2020, trong đó có đề cập đến chính sách khuyến khích áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất, tiêu dùng hướng đến mô hình kinh doanh, kinh tế phi phát thải tầm nhìn đến 2030,

Tuy nhiên đến nay triển khai trong thực tế còn rất hạn chế. Để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, cần xây dựng được một hành lang pháp lý rõ ràng cho sự hình thành, phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn. Doanh nghiệp là động lực trung tâm, Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, các tổ chức và từng người dân tham gia thực hiện. Vai trò kiến tạo của Nhà nước thể hiện trong việc tạo ra một môi trường để kinh tế tuần hoàn phát triển.

Thực hành “kinh tế tuần hoàn” không những giúp cải thiện môi trường mà còn giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Điều này đòi hỏi có những doanh nghiệp đi tiên phong, thậm chí là dấn thân vào mô hình này. Một trong những “người đi tiên phong” đó là Vinamilk với việc dồn nguồn lực đầu tư nhằm giảm thiểu và sử dụng tối ưu lượng vật liệu sử dụng trong sản xuất; nâng cấp và thay thế vật liệu thô bằng các vật liệu thân thiện với môi trường và tăng cường tái sử dụng, tái chế.

Với Vinamilk, đầu tư có nghĩa là tạo ra một hạ tầng hiện đại phục vụ sản xuất, chủ động về vùng nguyên liệu và bám sát thị trường nội địa để vươn ra thế giới. Năm 2020, doanh nghiệp sữa hàng đầu Việt Nam vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng dương trong bối cảnh nền kinh tế chung đang chịu tác động mạnh vì Covid-19.

Kinh tế tuần hoàn là một xu hướng phát triển bền vững đạt được cả hai mục tiêu: ứng phó với sự cạn kiệt của tài nguyên đầu vào và tình trạng ô nhiễm môi trường trong phát triển ở đầu ra. Ở cấp độ thấp, kinh tế tuần hoàn tập trung vào quá trình sản xuất của các doanh nghiệp và các mặt hàng nông sản, các nhà sản xuất được khuyến khích và yêu cầu áp dụng các phương pháp sản xuất sạch hơn và thiết kế sinh thái. Ở cấp độ cao, cấp độ doanh nghiệp, toàn bộ các công đoạn của quá trình sản xuất đều được thiết kế và không có chất thải đưa ra môi trường. Chất thải đều được giảm thiểu tối đa, tái sử dụng và tái chế.

Tư duy đầu tư nhằm cụ thể hóa xu hướng trên đã được Vinamilk áp dụng ở tất cả các công đoạn sản xuất của mình. Ở mục tiêu nâng cấp thay thế vật liệu bằng các vật liệu thân thiện môi trường, Vinamilk nghiên cứu ứng dụng các vật liệu nhựa có khả năng phân hủy vi sinh toàn toàn ở điều kiện ủ thông thường; ưu tiên ứng dụng các vật liệu thay thế nhựa thông thường bằng những vật liệu có khả năng tái tạo như giấy, gỗ, tinh bột…

Riêng ở mục tiêu tăng cường tái sử dụng, tái chế, Vinamilk đã sử dụng bao bì giấy theo công nghệ Tetra brick aseptic; sử dụng bao bì có thể tái chế toàn bộ và được chứng nhận FSC - chứng nhận sản phẩm mang lại lợi ích về môi trường, kinh tế và xã hội. Ngoài ra, công ty còn hợp tác với các đối tác thiết lập giải pháp thu gom và tái chế bao bì phù hợp, nhất là tái chế nhựa trong sản xuất nhưng vẫn bảo đảm các yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm.

Cùng với những giải pháp trên, Vinamilk nỗ lực tìm kiếm các giải pháp kiểm soát các yếu tố đầu vào (vật liệu, năng lượng, nguồn nước) một cách hiệu quả, làm cơ sở để giảm thiểu chất thải phát sinh, hạn chế tối đa các tác động đến môi trường. Theo đó, hiện Vinamilk đã áp dụng hiệu quả hàng loạt công nghệ cao trong phát triển bền vững như 100% trang trại đầu tư công nghệ xử lý chất thải theo công nghệ yếm khí Biogas; 100% nước thải đầu ra được xử lý và tái sử dụng.

Riêng lĩnh vực tiết kiệm năng lượng và tài nguyên thông qua sử dụng hệ thống pin mặt trời tại Trang trại bò sữa Organic Đà Lạt. Công ty đã đầu tư cho hệ thống công nghệ cao để sử dụng hiệu quả năng lượng như hệ thống điều khiển làm mát tự động, hệ thống đèn led giảm lượng điện tiêu thụ, hệ thống tái sử dụng nước trong chăn nuôi.

Hiện tại các nhà máy của Vinamilk đang sử dụng năng lượng xanh và năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng chính trong hoạt động sản xuất. Theo đó, nhiên liệu biomass từ vỏ trấu, xơ dừa, mùn cưa, dăm gỗ được chuyển thành năng lượng lò hơi phục vụ cho sản xuất – thân thiện với môi trường. Năng lượng Biomass chiếm 35% năng lượng sử dụng và tăng dần qua các năm (Vinamilk có 9 nhà máy đang sử dụng năng lượng từ Biomass).

Ngoài ra, các trang trại bò sữa của Vinamilk cũng không sử dụng hóa chất trong thức ăn và thức uống của gia súc; không sử dụng thuốc trừ sâu bọ, không dùng hóa chất để bón trên cánh đồng thức ăn thô xanh; không được nuôi lớn đàn bò bằng kích thích tố tăng trưởng nhân tạo. Về thực phẩm chăn nuôi, công ty luôn kiểm soát hàm lượng nitơ bón cho đất theo yêu cầu của tiêu chuẩn Organic – EU và trồng luân canh để cải tạo đất ở các trang trại hữu cơ.

Chính nhờ chuẩn hóa đầu tư từ đầu mà 13/13 nhà máy của Vinamilk đều đạt các chứng nhận FSSC 22000, ISO 14001, ISO 50001, OHSAS 18001, Kiểm soát năng lượng chuẩn ISO 50001, Kiểm soát môi trường chuẩn ISO 14001.

Vinamilk còn tập trung nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng và cán bộ công nhân viên của công ty thông qua việc triển khai các hoạt động trách nhiệm xã hội hướng về cộng đồng và bảo vệ môi trường, từ đó tạo sự đồng bộ cho chiến lược triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn của công ty.

Đáng kể nhất là các chương trình Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam và chương trình Sữa học đường quốc gia được triển khai trên phạm vi toàn quốc. Tính đến nay, Quỹ đã trồng được hơn 850 ngàn cây xanh các loại với tổng giá trị 11 tỷ đồng tại 38 địa điểm của 17 tỉnh, thành trên cả nước. Dự kiến trong năm 2020, chương trình sẽ hoàn thành mục tiêu trồng được 1 triệu cây xanh cho Việt Nam.

Câu chuyện về “người tiên phong” Vinamilk trong việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn không chỉ là câu chuyện về hiện thực hóa giấc mơ sữa Việt vươn ra thị trường thế giới giữa muôn vàn thách thức mà còn là bước hiện thực hóa ngoạn mục, một chứng thực sâu sắc về điều doanh nghiệp Việt Nam có thể thành công với mô hình kinh tế tuần hoàn.

Với những nỗ lực trong chiến lược phát triển bền vững và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường, Vinamilk là doanh nghiệp 3 năm liên tiếp được bình chọn vào top 10 doanh nghiệp bền vững.

PV

Tin khác

VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

(CLO) Ngày 19/4/2024, Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt (VietCredit – “TIN”) tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

(CLO) Trung Quốc dự kiến sẽ ghi nhận làn sóng du lịch mạnh mẽ trong kỳ nghỉ lễ Tháng Năm sắp tới, trong đó lĩnh vực này sẽ nắm bắt cơ hội để lấy lại phong độ trước đại dịch Covid-19 và tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế đất nước thông qua đợt tiêu dùng lớn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Chiều nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thông báo đấu thầu vàng

Chiều nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thông báo đấu thầu vàng

(CLO) NHNN thông báo sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng SJC ngay trong chiều nay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

(CLO) Theo báo cáo do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố, xuất khẩu lúa mì của Liên minh châu Âu (EU) sang Bắc Phi đã giảm 25% trong 7 tháng đầu của mùa trồng trọt 2023-2024, với nguồn cung từ Nga chiếm ưu thế trên thị trường khu vực.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

(CLO) Xuất khẩu dầu thô từ Iran đạt mức cao nhất trong 6 năm trong quý đầu tiên của năm, dữ liệu từ Vortexa được Financial Times trích dẫn cho thấy.

Thị trường - Doanh nghiệp