(CLO) Dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo, quản lý, điều hành của Chính phủ, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng (2016 - 2020), kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, nhiều dấu ấn nổi bật, đột phá.
Mặc dù trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 còn nhiều khó khăn, thách thức với nhiều yếu tố khó lường nhưng liên tiếp trong 4 năm, từ 2016-2019, Việt Nam đứng trong tốp 10 nước tăng trưởng cao nhất thế giới, là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất.
Riêng năm 2020 – một năm rất đặc biệt, đúng như nhận định của Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 Nguyễn Xuân Phúc (nay là Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam), phải được xem là năm thành công nhất của nước ta trong 5 năm qua về tinh thần và ý chí vươn lên trong mọi khó khăn, thử thách, là năm mà chỉ số niềm tin của nhân dân lên cao nhất.
Những thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện đó là nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân dưới sự lãnh đạo của Đảng, giám sát của Quốc hội, sự quản lý, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để đưa đất nước tạo nhiều dấu ấn nổi bật, đặc biệt trong bối cảnh vừa quyết liệt phòng, chống đại dịch Covid-19, vừa duy trì, phát triển các hoạt động kinh tế, xã hội.
Thước đo của sự thành công đó là, kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc hơn, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, tạo môi trường và động lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt khoảng 6% (giai đoạn 2016-2019 đạt bình quân 6,8%), thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao nhất trên thế giới, khu vực. Quy mô, sức cạnh tranh của nền kinh tế được tăng lên rõ rệt. Các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm, khả năng chống chịu của nền kinh tế được cải thiện. Cán cân thương mại hàng hoá thặng dư 5 năm liên tiếp và tăng bình quân 11,8%/năm; thu ngân sách nhà nước vượt kế hoạch; bội chi, nợ công giảm mạnh. Mô hình tăng trưởng giảm dần sự phụ thuộc vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, xuất khẩu thô, lao động nhân công giá rẻ; từng bước chuyển sang dựa vào ứng dụng mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2016-2020 đạt 9,2 triệu tỷ đồng, tương đương 33,7% GDP (mục tiêu 32-34%). Cơ cấu đầu tư chuyển dịch tích cực, tỷ trọng đầu tư của khu vực nhà nước giảm, phù hợp với định hướng cơ cấu lại đầu tư công và cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng mạnh; trong đó, tổng vốn đăng ký 5 năm đạt 169,3 tỷ USD, vốn thực hiện 5 năm đạt 92,8 tỷ USD.
Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên
Báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và dự kiến Kế hoạch 5 năm 2021-2025 trình Quốc hội cho thấy, việc cơ cấu lại các ngành kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng đạt kết quả tích cực, đúng hướng và thực chất hơn. Công nghiệp chế biến, chế tạo phát triển khá, tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, hữu cơ được chú trọng, từng bước chuyển đổi sang cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao.
Trong bối cảnh khó khăn, nông nghiệp khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế. Thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, dần trở thành một kênh phân phối ngày càng quan trọng. Ngành du lịch đã có bước phát triển nổi bật trước khi xảy ra đại dịch Covid-19. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt.
Phát triển kinh tế số đang từng bước được hình thành
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, việc cơ cấu lại đầu tư công, các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp nhà nước được thực hiện quyết liệt và đạt nhiều kết quả tích cực. Hiệu quả đầu tư công từng bước được cải thiện, đầu tư dàn trải, phân tán dần được hạn chế, số lượng dự án mới giảm dần, tập trung đầu tư hoàn thành các dự án dở dang. Các giải pháp cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu được triển khai đồng bộ, hiệu quả hơn, bảo đảm ổn định, an toàn hệ thống; tỷ lệ nợ xấu nội bảng ở mức dưới 3%. Đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước thực chất hơn; tập trung rà soát, hoàn thiện quy định pháp luật về cổ phần hóa, thoái vốn.
Thực hiện 3 đột phá chiến lược đạt một số kết quả bước đầu. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước được hoàn thiện theo hướng hiện đại, đầy đủ, đồng bộ và hội nhập. Các yếu tố thị trường và các loại thị trường được phát triển đồng bộ, vận hành cơ bản thông suốt, có sự gắn kết với thị trường khu vực và quốc tế. Quy mô nguồn nhân lực tăng lên trong tất cả các ngành, lĩnh vực, nhất là nhân lực chất lượng cao trong các ngành, lĩnh vực đột phá; hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia bắt đầu hình thành; tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia được tăng cường. Kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông và hạ tầng đô thị lớn; trong đó một số công trình, dự án quan trọng, quy mô lớn được tập trung đầu tư, hoàn thành trong giai đoạn 2016-2020. Nhiều nhà máy, dự án có công nghệ hiện đại đã được đưa vào sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Các nền tảng cần thiết để chuyển đổi số và phát triển kinh tế số đang từng bước được hình thành.
Niềm tin của nhân dân với Đảng được củng cố và tăng cường
Cũng theo báo cáo trình Quốc hội, việc thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội đạt được nhiều thành tựu quan trọng; phát triển văn hoá được quan tâm, chú trọng và đầu tư nhiều hơn; an sinh xã hội cơ bản được bảo đảm, đã kịp thời hỗ trợ người dân, người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Đời sống của người dân được cải thiện; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều của cả nước đã giảm từ 9,88% cuối năm 2015 xuống còn khoảng 2,75% cuối năm 2020, bình quân giảm 1,43%/năm, vượt mục tiêu đề ra, nhất là tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều kết quả quan trọng, vượt mục tiêu đề ra trước thời hạn hơn 2 năm. Công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng được tăng cường. Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu có nhiều chuyển biến tích cực.
Cải cách hành chính được thực hiện quyết liệt; tập trung cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh. Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện rõ rệt, doanh nghiệp thành lập mới tăng cao cả về số lượng và số vốn đăng ký. Tinh thần khởi nghiệp lan toả rộng rãi, xu hướng phát triển các mô hình kinh doanh dựa trên đổi mới sáng tạo diễn ra sôi động. Bộ máy quản lý nhà nước được kiện toàn, từng bước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn; tinh giản biên chế được chú trọng và đạt mục tiêu đề ra. Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí được đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả tích cực.
Chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững và tăng cường; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước. Công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế được chủ động đẩy mạnh, đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả hơn. Ký kết và triển khai nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới quan trọng. Vị thế và uy tín quốc tế của nước ta được nâng cao. Niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước được củng cố và tăng cường.
Chính phủ trình Quốc hội kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021-2025 với 23 chỉ tiêu chủ yếu
Quyết tâm mục tiêu trong giai đoạn mới
Thế và lực của đất nước sau 35 năm đổi mới đã lớn mạnh hơn nhiều cả về quy mô và sức cạnh tranh của nền kinh tế; tình hình chính trị - xã hội, kinh tế vĩ mô ổn định, niềm tin của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp tăng lên; tính tự chủ được cải thiện; tích luỹ và nâng cao năng lực quản trị nhà nước, điều hành phát triển kinh tế - xã hội; uy tín, vị thế đất nước ngày càng được củng cố trên trường quốc tế.
Để bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, trên cơ sở tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô bền vững, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của đất nước; phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân của 5 năm 2016-2020, đến năm 2025 là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp....
Chính phủ đã đưa ra kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021-2025 với 23 chỉ tiêu chủ yếu, tăng 02 chỉ tiêu so giai đoạn 2016-2020, với 08 chỉ tiêu về kinh tế, 09 chỉ tiêu về xã hội và 06 chỉ tiêu về môi trường. Một số chỉ tiêu quan trọng là: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm khoảng 6,5-7%; đóng góp của TFP vào tăng trưởng đạt khoảng 45%; bội chi NSNN bình quân 3,7% GDP; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm 1-1,5%/năm; tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 95% dân số; tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42%.
Thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 là nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở, các doanh nghiệp và toàn dân để cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, trong đó có Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030. Hy vọng, sau khi Quốc hội thông qua kế hoạch, chúng ta sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ này.
(CLO) Mưa lớn đã trút xuống một số khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất ở Myanmar vào cuối tuần, điều này có thể làm phức tạp thêm các nỗ lực cứu trợ và tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
(CLO) Một nghiên cứu đã xếp hạng các quốc gia ít dùng tiền mặt nhất thế giới, dựa trên nhiều yếu tố như tỷ lệ sở hữu tiền điện tử, việc sử dụng thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ, mức độ phổ biến của thanh toán di động và tỷ lệ giao dịch phi tiền mặt trong tổng thanh toán.
(CLO) Theo Ban quản lý dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành, nhiều hạng mục dự án đang bước vào giai đoạn nước rút với một số công trình cán đích trước ngày 30/4 và một số hạng mục khác dự kiến hoàn thành trong năm 2025.
(CLO) Một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa 2 xe máy xảy ra vào đêm 5/4 trên tuyến Quốc lộ 1 đoạn qua xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình khiến 2 người thiệt mạng và 1 người khác bị thương nặng.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thị xã Sơn Tây vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu xây lắp, thuộc dự án xây dựng Trường Mầm non Phú Thịnh.
(CLO) Những ngày đầu tháng 4, vùng biển xã Thạch Trị (TP Hà Tĩnh) đang vào chính vụ sứa biển. Lượng sứa dồi dào, chất lượng cao giúp ngư dân địa phương liên tiếp trúng đậm, mang lại nguồn thu nhập đáng kể sau mỗi chuyến ra khơi.
(CLO) Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam đã tiến hành xác minh, giải quyết vụ việc chết người xảy ra ngày 02/01/2023 và làm rõ đối tượng giết người là Tô Thị Ty Na (SN 1981; khu phố 3, thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam).
(CLO) Ban Quản lý dự án chuyên ngành Giao thông và Dân dụng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu xây lắp, thuộc Dự án "Đường nối vào cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu (từ nút giao Vũng Vằn đến đường ven biển ĐT.994)".
(CLO) Lễ trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh lần thứ II năm 2025 vừa diễn ra trong không khí trang trọng và ấm áp, quy tụ nhiều gương mặt nổi bật của giới văn hóa, giải trí Việt Nam như nghệ sĩ Xuân Hinh, NSND Xuân Bắc, NSND Tự Long, ca sĩ Hòa Minzy, nhạc sĩ Tuấn Cry...
(CLO) Một số tài liệu đã được CIA giải mật cho thấy cơ quan này từng tiến hành một nhiệm vụ bí mật nhằm truy tìm Adolf Hitler tại Nam Mỹ - mười năm sau khi ông ta được cho là đã chết.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng không phải là duy nhất; đồng thời đây cũng là cơ hội để cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nhanh, bền vững, xanh hóa, số hóa, dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; cơ cấu lại thị trường xuất khẩu, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng các mặt hàng để xâm nhập vào các thị trường khác còn nhiều tiềm năng, như Trung Đông, Đông Âu, Trung Á, Mỹ La tinh, Ấn Độ, ASEAN…
(CLO) Chiều 5/4 (theo giờ địa phương), tại Tòa nhà Quốc hội Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Uzbekistan Tanzila Narbaeva.
(CLO) Tối 5/4 theo giờ địa phương, tại Thủ đô Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Lễ khai mạc Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150) với chủ đề “Hành động của nghị viện vì phát triển và công bằng xã hội”.
(CLO) Chiều 5/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương về hợp tác kinh tế, thương mại cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ; triển khai thông điệp cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sau khi Hoa Kỳ công bố chính sách thuế quan mới.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý giao UBND tỉnh Bắc Giang là cơ quan chủ quản thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Vân Hà, kết nối xã Vân Hà, thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang với phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng trình Chính phủ bổ sung cơ chế về Chỉ định thầu cho dự án trong tháng 4/2025; Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội vào tháng 5 năm 2025.
(CLO) Khoảng 13h30 ngày 5/4 theo giờ địa phương (tức 15h30 giờ Việt Nam), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến thủ đô Tashkent, Cộng hòa Uzbekistan, bắt đầu tham dự tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-150), thăm chính thức Uzbekistan từ ngày 5-8/4.
Với các hoạt động thực chất, chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Cộng hòa Armenia đã thành công tốt đẹp, góp phần mở ra trang mới cho hợp tác nghị viện hai nước.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ nghiêm khắc phê bình 19 Bộ, cơ quan trung ương và 28 địa phương đến ngày 15/3/2025 chưa phân bổ chi tiết hết kế hoạch vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2025 đã được giao; đồng thời, phê bình 30 Bộ, cơ quan trung ương, 27 địa phương đến hết ngày 31/3/2025 có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công dưới mức trung bình cả nước.
(CLO) Ngày 5/4, theo Sở Tài chính Hải Dương, tỉnh này đã tạm dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, nhằm tiết kiệm, chống lãng phí trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính,