Sáp nhập thôn, xã ở Hà Tĩnh – Sự gắn kết giữa ý Đảng với lòng Dân

Kỳ 2: Những điều còn trăn trở

Thứ sáu, 03/01/2020 07:16 AM - 0 Trả lời

(CLO) Thực hiện Nghị quyết (NQ) số 37 của Bộ Chính trị, NQ 653 và 1211 của UBTV Quốc hội, tuy thời gian chưa đầy 1 năm nhưng Hà Tĩnh đã triển khai khá đồng bộ, có bước đi và cách làm hợp lý. Tuy vậy, qua thực tế còn nhiều điều cần tiếp tục tháo gỡ để NQ thực sự đi vào cuộc sống.

Kỳ 1: Những kết quả bước đầu…

Ông Lê Đình Sơn – Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh làm việc với lãnh đạo huyện Hương Sơn kiểm tra phương án sáp nhập xã

Ông Lê Đình Sơn – Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh làm việc với lãnh đạo huyện Hương Sơn kiểm tra phương án sáp nhập xã

Trong quá trình sáp nhập xã, thôn ở Hà Tĩnh, một vấn đề đặt ra khá tế nhị là xử lý làm sao thật hợp lý về cơ sở vật chất và công nợ trong xây dựng cơ bản. Thực tế cho thấy, cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa cho mỗi trung tâm hành chính cấp xã nếu đầu tư đạt chuẩn NTM phải 40 - 50 tỷ đồng, bao gồm trụ sở, hội trường, nhà văn hóa, thư viện, sân thể thao, đài tưởng niệm, trạm xá (chưa tính các trường học); một nhà văn hóa thôn đạt chuẩn từ 800 triệu đến 1,3 tỷ đồng. Nay 2-3 xã, 2-3 thôn nhập một, chỉ sử dụng 1 Trung tâm đã có hoặc phải xây dựng mới. Vậy các cơ sở vật chất còn lại sử dụng thế nào? Điều nhiều người trăn trở là một số xã trong những năm gần đây đã dồn mọi nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất đạt chuẩn nông thôn mới, nhưng nay những công trình đó lại không sử dụng?

Riêng huyện Thạch Hà, cơ sở vật chất của 15 xã sáp nhập, có 14 xã đã được làm mới, nâng cấp đạt chuẩn, chỉ có 1 xã chưa hoàn thiện. Rồi đây một số trung tâm hành chính có thể chuyển làm công trình văn hóa như ở Can Lộc hoặc chuyển nhượng cho doanh nghiệp. Nhưng công năng sử dụng khác nhau và kinh doanh phải có lợi thế, không phải nơi nào cũng buôn bán, làm ăn được, nên doanh nghiệp chưa hẵn đã mặn mà. Có những đơn vị sáp nhập, mặc dù cơ sở vật chất đều đảm bảo, nhưng không trung tâm về mặt địa lý; nếu không có nhận thức đúng, viện dẫn những lý do không chính đáng để xin đầu tư làm mới càng thêm lãng phí tiền của.

Khi được hỏi, nhiều cán bộ và nhân dân ở cơ sở cho rằng, không nhất thiết trụ sở phải đặt ở ví trí trung tâm khi cơ sở vật chất đã có không được sử dụng. Vấn đề đặt ra là phải điều chỉnh, bổ sung quy hoạch xây dựng hạ tầng giao thông, kết nối từ trụ sở đến các vùng dân cư để đi lại thuận lợi và đẩy mạnh cải cách hành chính công để phục vụ dân được tốt hơn. Mỗi khi cơ vật chất không sử dụng, để hoang phế thì ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân. Hiện các xã sáp nhập còn nợ trên 200 tỷ đồng, có xã nợ nhiểu, có xã không nợ, không thể chia đều nợ cho các xã, cần lắm sự tiếp sức từ ngân sách nhà nước.

Trung tâm hành chính xã Việt Xuyên (huyện Thạch Hà) – Một trong 14 trung tâm hành chính khang trang, sắp tới chỉ sử dụng 6/14 Trung tâm cho đơn vị hành chính mới.

Trung tâm hành chính xã Việt Xuyên (huyện Thạch Hà) – Một trong 14 trung tâm hành chính khang trang, sắp tới chỉ sử dụng 6/14 Trung tâm cho đơn vị hành chính mới.

Ở Hà Tĩnh, bộ máy 80 xã sáp nhập hiện có 2.321 cán bộ, công chức và cán bộ không chuyên trách. Nếu theo Nghị định 34/CP chỉ xếp 676 cán bộ, còn dôi dư 873 cán bộ. Thực hiện chính sách bảo hiểm và thuyên chuyển chỉ giải quyết được 294 trường hợp (Chuyển lên cơ quan tỉnh, huyện 51, giải quyết hưu 170, điều chuyển các cơ sở khác 73), còn dôi dư 580 cán bộ. Số cán bộ này phần lớn sẽ xin nghỉ công tác hưởng chế độ một lần. Nhà nước đã có chính sách để tháo gỡ khó khăn, giúp cán bộ ổn định cuộc sống.

Nhưng điều băn khoăn lớn nhất sẽ mất đi một đội ngũ cán bộ dự nguồn quan trọng, vì số cán bộ này phần đông còn trẻ, có năng lực và kinh nghiệm, có động cơ phấn đấu, được đào tạo cơ bản theo chuyên ngành. Thực tế lâu nay, kinh phí đào tạo chủ yếu là cán bộ tự cân đối, tổ chức chỉ hỗ trợ một phần. Nay phải nghỉ do dôi dư sau sáp nhập là sự hẫng hụt về tư tưởng, tình cảm và cuộc sống. Với tổ chức, mỗi khi cán bộ đã nhận chế độ thì không thể sử dụng trở lại. Vậy lấy nguồn nào để bù đắp sự hẫng hụt này khi đội ngũ cán bộ biến động? Sinh viên mới tốt nghiệp không thể thay thế một sớm một chiều.

Một vị xã đội trưởng năm nay mới 35 tuổi tâm sự: “Tôi làm công tác xã đội 13 năm, đã học Trung cấp Chính trị 2 năm, học Cao đẳng quân sự 3 năm, hai vợ chồng đều công chức nên không được cấp ruộng đất để làm nông nghiệp, nguyện vọng muốn được làm việc theo sở trường, vừa phục vụ nhân dân, vừa là vì cuộc sống của gia đình”.

Đối với đội ngũ cán bộ thôn/tổ dân phố sau sáp nhập cũng có rất nhiều tâm tư. Vì không có cơ hội và động cơ phấn đấu để trưởng thành lên cấp xã như trước đây, quy mô thôn lại quá lớn (riêng Kỳ Anh và Lộc Hà có 58 thôn từ 300 đến trên 600 hộ), công việc hết sức nặng nề nhưng chế độ phụ cấp quá thấp nên anh em không mấy mặn mà với công việc. Vì thế mà một số nơi vận động để bầu Bí thư, Thôn trưởng rất khó.

Ông Nguyễn Hữu Kỳ- Bí thư Chi bộ thôn Trung Trinh, xã Việt Xuyên, huyện Thạch Hà cho rằng: “Thực hiện chế độ khoán, giảm người và kiêm việc ở thôn điều hành công việc sẽ nhịp nhàng hơn, tạo sự gắn kết giữa Bí thư, Thôn trưởng và các đoàn thể, nhưng chế độ phụ cấp không thỏa đáng, nên cán bộ không an tâm làm việc. Tôi làm Bí thư kiêm Trưởng ban Công tác Mặt trận và Chi hội trưởng người cao tuổi, công tác Khuyến học - một núi công việc, nhưng theo NĐ 34 mỗi tháng phụ cấp cả kiêm nhiệm hệ số 1.7 vốn đã thấp, nhưng công việc đâu chỉ Bí thư và Thôn trường làm, nên phải phân chia cho cán bộ đoàn thể để động viên họ trong công việc. Vì thế bản thân chỉ được nhận 1,34 triệu đồng/tháng, chỉ bằng 3 - 4 công làm thợ nề”. Đây là một thực tế cần đề xuất các cấp xem xét, điều chỉnh phù hợp nhằm ổn định tư tưởng đội ngũ cán bộ “đầu binh, cuối cán” này.

Mục đích tối thượng sáp nhập và tinh giảm để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống tổ chức, đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới và phát triển; nhưng với quy mô sau sáp nhập, việc duy trì hoạt động của hệ thống tổ chức Đảng, đoàn thể là một bài toán khó, rất cần lời giải kịp thời. Do quá đông, không có hội trường nào đủ chỗ nên đảng viên, đoàn viên, hội viên viện cớ để vắng sinh hoạt. Vì vậy, không nắm được các chủ trương, chính sách nên ý thức trách nhiệm không được đề cao, sức chiến đấu bị giảm sút. Với thôn/tổ dân phố là nơi trực tiếp thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở, nên ở một số huyện sáp nhập quy mô thôn quá lớn sẽ rất khó khăn trong điều hành của cán bộ, có khi việc diễn ra từ dân cư nhưng cán bộ không nắm bắt kịp thời.

Lãnh đạo huyện Can Lộc gặp số cán bộ tự nguyện xin nghỉ công tác

Lãnh đạo huyện Can Lộc gặp số cán bộ tự nguyện xin nghỉ công tác

Ông Nguyễn Xuân Hương, Chủ tịch UBND phường Đại Nài cho rằng: “Với đô thị thành phố, trước mắt không nên cứng nhắc về quy mô số hộ của mỗi Tổ dân phố, vì dân số đô thị phát triển theo cơ học, hiện tại quy mô nhỏ nhưng lâu dài sẽ tăng”. Từ thực tế này, Hà Tĩnh đã có văn bản đề nghị Bộ Nội vụ sửa đổi một số nội dung trong Thông tư  09 của Bộ về quy mô, điều kiện nhập, giải thể và phân loại thôn/tổ dân phố…. Với những thôn/tổ dân phố có trên 300 đến 700 hộ như hiện nay, nếu thực hiện dân chủ đại diện mỗi hộ một người dự họp thì làm sao có chỗ sinh hoạt? Và mỗi khi chủ trương không được quán triệt thấu đáo, dân không được luận bàn, quyết định, chỉ thông báo trên hệ thống truyền thanh thì khó mà tạo được sự đồng thuận cao và đảm bảo sự ổn định từ cơ sở. Số lượng cán bộ thôn/tổ dân phố ít, phải kiêm nhiệm nhiều chức danh, đặt ra yêu cầu lãnh đạo phải có chế tài kiểm tra, giám sát chặt chẽ để đảm bảo tính công khai, dân chủ trong mọi hoạt động.

Khi công việc và đối tượng phục vụ tăng lên, cán bộ giảm, địa bàn rộng và chia cắt (có xã sáp nhập như Phúc Mai Thủy, huyện Hương Sơn từ trung tâm xã đến hết địa giới xã xa 8 km) là một thách thức đối với đội ngũ cán bộ. Thực tế đó đặt ra yêu cầu đội ngũ cán bộ phải thực sự có năng lực và trách nhiệm; làm việc có tính chuyên nghiệp cao; có thiết bị công nghệ đầy đủ thì mới nâng cao được hiệu quả công tác, phục vụ nhân dân tận tình.

Cái mới ra đời chưa thể hoàn thiện là tất yếu, nhưng thực tiễn Hà Tĩnh đã làm là bài học rất quý. Dù thời gian triển khai quá gấp gáp, nhưng nếu nhận biết, đánh giá tình hình khách quan, lường trước được thuận lợi và những khó khăn thì mới hạn chế tối đa những sai sót, để tìm ra lời giải khoa học và hiệu quả.

Trần Thanh Bình

Tin khác

Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm trong hoạt động quảng cáo

Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm trong hoạt động quảng cáo

(CLO) Ngày 17/4/2024, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 55/QĐ-XPVPHC đối với Công ty TNHH Truyền thông WPP (Công ty WPP) do có nhiều vi phạm trong lĩnh vực quảng cáo.

Đời sống
Sẽ thu hồi Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe nếu gian lận tập huấn và kiểm tra

Sẽ thu hồi Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe nếu gian lận tập huấn và kiểm tra

(CLO) Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe (Giấy chứng nhận) sẽ bị thu hồi khi cá nhân có hành vi gian lận để được tham dự tập huấn và kiểm tra để được Giấy chứng nhận.

Đời sống
Thanh Hóa: Người dân lập lán phản đối xây dựng bãi tập kết và xử lý rác

Thanh Hóa: Người dân lập lán phản đối xây dựng bãi tập kết và xử lý rác

(CLO) Nhiều ngày qua, rất đông người dân xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa treo băng rôn, phản đối việc xây dựng bãi tập kết và xử lý rác vì cho rằng sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống, sản xuất và đời sống của người dân.

Đời sống
Vườn Cúc Phương tràn ngập sắc trắng của mùa bướm

Vườn Cúc Phương tràn ngập sắc trắng của mùa bướm

(CLO) Mấy tuần qua, hàng ngàn lượt khách đã đổ về Vườn Quốc gia Cúc Phương để ngắm bướm trắng bay rợp trời.

Đời sống
Hưởng ứng Ngày Trái đất 2024 - Tiết kiệm năng lượng với VNPT Smart Lighting

Hưởng ứng Ngày Trái đất 2024 - Tiết kiệm năng lượng với VNPT Smart Lighting

(CLO) VNPT phát triển và cho ra mắt giải pháp chiếu sáng thông minh VNPT Smart Lighting, giúp tiết kiệm đáng kể chi phí sử dụng và bảo trì nhằm bảo vệ môi trường.

Đời sống