(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.
Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị họp thông qua kế hoạch tác chiến, cùng với việc thành lập Bộ Chỉ huy Chiến dịch, Đảng ủy Mặt trận do đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy, Bộ Chính trị cũng quyết định tập trung đại bộ phận quân chủ lực, mở chiến dịch tiến công tiêu diệt Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, giải phóng toàn bộ Tây Bắc, tạo sự chuyển biến mới cho cuộc kháng chiến. Sớm tập trung binh lực lớn cho trận quyết chiến chiến lược đã thể hiện sự quyết tâm, cũng là bước phát triển trong chỉ đạo chiến tranh của Đảng.
Theo đó, 5 địa đoàn quân chủ lực, bao gồm: đại đoàn 312 tức đại đoàn “Chiến thắng”; đại đoàn 308 tức đại đoàn “Quân tiên phong”; đại đoàn 316 tức đại đoàn “Việt Bắc”; đại đoàn 304 tức Đại đoàn “Vinh Quang”; đại đoàn Công pháo 351 được huy động để giao chiến tại Điện Biên Phủ.
Trong đó, Đại đoàn 308 (Sư đoàn 308 ngày nay), là đại đoàn được thành lập đầu tiên của quân đội ta, là một trong những đại đoàn chủ lực cơ động liên tục tham gia chiến đấu trong các chiến dịch lớn, từ Chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950 đến các Chiến dịch Trung du, Chiến dịch đường số 18 Xuân Hè 1951, Chiến dịch Hòa Bình Đông Xuân 1951 - 1952, Chiến dịch Tây Bắc Thu Đông 1953, Chiến dịch Thượng Lào mùa Hè 1953. Đầu tháng 12/1953, Đại đoàn 308 được lệnh hành quân chiến đấu tiến lên Tây Bắc, có nhiệm vụ tiêu diệt địch ở thị xã Lai Châu, sau đó tiến vào bao vây đánh địch ở Điện Biên Phủ. Tới Điện Biên Phủ, đại đoàn được Bộ Chỉ huy mặt trận giao nhiệm vụ bao vây địch và mở đường chuẩn bị cho chiến dịch. Cùng với đó, Trung đoàn 88 và Trung đoàn 102 của Đại đoàn cũng được lệnh gấp rút tiến vào mở đường chiến dịch, sau đó hợp sức cùng các đơn vị bạn kéo pháo vào trận địa, triển khai lực lượng theo phương châm tác chiến ban đầu “đánh nhanh, thắng nhanh”.
Cùng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ còn có Đại đoàn 312, tức Sư đoàn “Chiến Thắng”, mật danh Bến Tre, nay là Sư đoàn 312, Quân đoàn 12, gồm 3 Trung đoàn: Trung đoàn 141 mật danh “Đầm Hà”; Trung đoàn 209 tức Trung đoàn “Sông Lô” mật danh “Hồng Gai”; Trung đoàn 165 tức Trung đoàn “Thành đồng biên giới” mật danh “Đông Triều”, ngày 10/12/1953, cùng với 3 Trung đoàn 141, 165 và 209 dưới sự chỉ huy của đồng chí Lê Trọng Tấn đã chính thức nhận mệnh lệnh hành quân lên Tây Bắc tham gia chiến đấu. Trước đó, là một trong những đại đoàn chủ lực của Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại đoàn 312 từng tham gia nhiều chiến dịch lớn trước Chiến dịch Điện Biên Phủ như: Chiến dịch Trần Hưng Đạo (tháng 12/1950); Chiến dịch Lý Thường Kiệt (tháng 9/1951), Chiến dịch Hòa Bình (1952), Chiến dịch Thượng Lào (1953)...
Đại đội trưởng đại đội chủ công của Đại đoàn 312 nhận cờ Quyết chiến, quyết thắng trước khi đánh cứ điểm Him Lam, mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ, ngày 13/3/1954. Ảnh tư liệu/TTXVN
Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, cùng với Đại đoàn 351, Đại đoàn 312 được giao nhiệm vụ kéo pháo bằng tay vào trận địa trên con đường dài khoảng 15 km và phải vượt qua đỉnh Pha Sông cao 1.150 m. Đặc biệt, Đại đoàn 312 vinh dự nhận nhiệm vụ tấn công cứ điểm Him Lam mở màn cho chiến dịch. Nhận nhiệm vụ đánh Him Lam, đại đoàn bắt tay ngay vào việc xây dựng trận địa, đào giao thông hào để chuyển lương thực, vũ khí, đào hầm chỉ huy, đào hầm để ở, hầm cho cấp dưỡng nấu cơm, hầm cấp cứu, hầm pha chế thuốc, hầm cho thương binh nằm...
Đại đoàn 316, mật danh Biên Hòa, Sư đoàn 316 hiện nay, cũng là một trong những đại đoàn tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, đảm nhiệm tiến công tiêu diệt những cứ điểm quan trọng như các vị trí A1, C1, C2 - vốn kiên cố án ngữ những vị trí trọng yếu trong hệ thống tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của quân Pháp.
Đại đoàn 304, mật danh là đoàn Vinh Quang, với 2 trung đoàn Trung đoàn 9 và Trung đoàn 57 cũng được lệnh tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong Chiến dịch, Ðại đoàn 304 được giao nhiệm vụ bao vây phân khu Hồng Cúm, khống chế sân bay và trận địa pháo binh địch, tiến tới chia cắt phân khu Hồng Cúm với phân khu trung tâm Mường Thanh. Ðây là một trong ba phân khu của tập đoàn cứ điểm ÐBP, với hơn 2.000 tên địch.
Đại đoàn Công pháo 351 trong Chiến dịch Điện Biên Phủ mang mật danh “Long Châu” gồm 4 Trung đoàn là: Trung đoàn phòng không 367 mật danh “Hương Thủy”; Trung đoàn 45 lựu pháo 105 mật danh “Tất Thắng”; Trung đoàn công binh 151; Trung đoàn 675 (gồm 2 tiểu đoàn Sơn Pháo 75 mm, 1 tiểu đoàn cối 120 mm, 1 tiểu đoàn DKZ và tiểu đoàn hỏa tiễn 6 nòng H6). Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại đội pháo binh 806 thuộc Đại đoàn pháo binh 351 là đơn vị được giao nổ những loạt đạn pháo đầu tiên mở màn cuộc tấn công dữ dội vào tập đoàn cứ điểm uy lực của thực dân Pháp dưới lòng chảo Điện Biên Phủ.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp kiểm tra pháo binh trước khi diễn ra trận đánh mở màn tại trung tâm đề kháng Him Lam tháng 3/1954. Ảnh tư liệu: Vov.vn
Như vậy, chỉ trong thời gian ngắn, ta đã đưa lực lượng lớn các đại đoàn chủ lực lên Tây Bắc. Tướng Navarre và Bộ chỉ huy quân viễn chinh Pháp đã không thể ngờ ta lại có thể nhanh chóng huy động, tập trung một lực lượng chủ lực lớn nhất để giao chiến tại Điện Biên Phủ. Tổng số quân chủ lực của ta khoảng hơn 40.000 người, nếu tính cả tuyến hai thì số quân lên tới 55.000 người.
Dồn sức người, sức của chi viện cho mặt trận Điện Biên Phủ
Thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị và lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Toàn dân, toàn Đảng và Chính phủ nhất định đem toàn lực chi viện cho chiến dịch Điện Biên Phủ và nhất định làm mọi việc cần thiết để giành toàn thắng cho chiến dịch này”, để tập trung giành thắng lợi, Trung ương Đảng, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, địa phương trong cả nước huy động tối đa sức mạnh vật chất, tinh thần, với khẩu hiệu “Tất cả cho Điện Biên Phủ; tất cả để chiến thắng”. Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, Nhân dân ta dồn sức người, sức của chi viện cho mặt trận Điện Biên Phủ, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc được huy động ở mức cao nhất.
Khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng’’ đã biến thành hành động thực tế của hàng triệu nhân dân ta ở hậu phương, cả vùng tự do và các vùng căn cứ du kích. Nhân dân đã nhiệt tình cống hiến sức người, sức của cho tiền tuyến chuẩn bị cho trận đánh lớn chưa từng có trong kháng chiến chống Pháp.
Sự đóng góp to lớn của lực lượng dân công, bảo đảm hậu cầu cho chiến dịch là một trong những nguyên nhân chính làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: TTXVN
Tính chung trong chiến dịch, nhân dân ta đã “đóng góp 25.560 tấn gạo, 226 tấn muối, 1.909 tấn thực phẩm, 20.991 xe đạp thồ, 1.800 mảng nứa, 756 xe thô sơ, 914 con ngựa thồ và 3.130 chiếc thuyền, hơn 261.653 dân công chủ yếu được huy động từ nhiều xã, huyện khác nhau trong các tỉnh ở Tây Bắc, Việt Bắc, Liện khu 3 và Liên khu 4. Ngay tại hỏa tuyến, đồng bào Điện Biên cũng đưa 3.000 người đi dân công với 64.670 ngày công phục vụ. Khu Tây Bắc huy động 31.818 dân công. Việt Bắc, căn cứ địa kháng chiến chung của cả nước cũng cung cấp cho mặt trận 36.518 dân công. Đến tháng 2/1954, số lượng thanh niên xung phong của các tỉnh miền Bắc phát triển lên đến 10.063 đội viên, được biên chế thành 50 đại đội”, tham gia làm và sửa chữa hàng trăm kilômét đường, nhiều bến, cầu, phá bom mìn; vận chuyển hơn 25 nghìn tấn lương thực, thực phẩm, hàng nghìn tấn vũ khí trang bị, đạn dược tới mặt trận; giữ vững mạch máu giao thông quan trọng nhất của mặt trận, ngoài ra còn trực tiếp tham gia chiến đấu cùng các đơn vị quân đội.
Biết bao sức người, sức của đã hướng về Điện Biên Phủ để chuẩn bị cho một trận đánh lớn chưa từng có trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong điều kiện hậu phương cách xa chiến trường, đường sá đi lại khó khăn, địch liên tục bắn phá trên các cung đường vận chuyển, quân Pháp đã không thể ngờ, phái ta đã hóa giải tài tình bài toán hậu cần tưởng như vô cùng hóc búa cho chiến trường Điện Biên Phủ. Như nhìn nhận của Đại tá, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Dương Hồng Anh - nguyên Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự, bất ngờ lớn nhất đối với Henri Navarre chính là ở chỗ quân dân ta đã khắc phục được những khó khăn để bảo đảm hậu cần cho chiến dịch.
(CLO) Ít nhất 33 người Palestine đã thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong các cuộc không kích của Israel vào ba trường học đang là nơi trú ẩn cho người tị nạn ở khu phố Tuffah, thành phố Gaza, theo các quan chức địa phương.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.
(CLO) Nhà Trắng đã tiến hành một đợt sa thải hàng loạt nhân sự cấp cao sau cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Donald Trump và nhà hoạt động cực hữu Laura Loomer.
(CLO) Tối qua (3/4), hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ Quân đội thuộc các khối diễu binh, diễu hành được cơ động ra ga Hà Nội để khởi hành vào miền Nam, chuẩn bị cho kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.
(CLO) Trong các ngày 31/3 và 03/4/2025, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì Kỳ họp.
(CLO) Thị trường chứng khoán và đồng đô la lao dốc vào thứ Năm (3/4) sau khi chính sách áp thuế mới nhất trên toàn thế giới của Tổng thống Donald Trump thổi bùng một cuộc chiến thương mại mà nhiều người lo ngại sẽ gây ra suy thoái kinh tế và làm tăng lạm phát.
(CLO) "Xiên bẩn" - một món ăn đường phố khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ, học sinh, sinh viên. Sở dĩ được gọi là “xiên bẩn” bởi nó có nguồn gốc không rõ ràng, bày bán ở những nơi bụi bặm, được chiên đi chiên lại nhiều lần và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khoẻ.
(CLO) Từ tháng 4, du khách đến TP Hạ Long sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ của vịnh Hạ Long và Bái Tử Long từ khinh khí cầu neo cố định ở độ cao 80-100 m, mang lại trải nghiệm mới lạ và đầy hấp dẫn.
(NB&CL) Các chuyên gia kỳ vọng, dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi sẽ tập trung vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.
(NB&CL) Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung… đã một trong những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quyết tâm hiện thực hoá từ rất lâu. Và đến nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu lớn: tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao… làm thế nào để chủ trương ấy thực sự đi vào cuộc sống, thực thi hiệu quả đang được xem là ưu tiên hàng đầu.
(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.
(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.
(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.
(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.
(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.
(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.
(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa giao Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ khung pháp lý quản lý tài sản số, tiền kỹ thuật số ngay trong tháng 3 này. Việc có một khung pháp lý rõ ràng, đồng bộ và tiên tiến là yếu tố quyết định để phát triển tài sản số, từ đó thúc đẩy nền kinh tế số.