“Cuộc bầu cử lần này rất đặc biệt. Lần đầu tiên chúng ta tiến hành một cuộc bầu cử trong bối cảnh bùng phát dịch Covid-19 mạnh nhất, ở mức độ nguy hiểm nhất từ trước tới nay trên địa bàn của gần một nửa số tỉnh, thành phố của cả nước, khiến nhiều nơi phải thực hiện cách ly, giãn cách xã hội”- Đó là nhìn nhận của Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia Vương Đình Huệ khi trả lời báo chí trước ngày bầu cử 23/5.
Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh về tính trọng đại của ngày chủ nhật 23/5/2021 khi 69.198.594 cử tri cả nước sẽ tới 84.767 khu vực bầu cử thực hiện quyền làm chủ của mình để bầu ra 500 đại biểu Quốc hội và hàng nghìn đại biểu HĐND các cấp. Cũng bởi tính chất trọng đại ấy, Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia, trong nhiều cuộc họp trước ngày bầu cử đã liên tục nhấn mạnh: phải bảo đảm an toàn tuyệt đối cho bầu cử trong bối cảnh dịch bệnh.
Cùng chung nhìn nhận ấy, trong cuộc phỏng vấn trực tuyến với chủ đề “Ngày hội của toàn dân” do báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức mới đây, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an, Phó Trưởng Tiểu ban thường trực, Tiểu ban An ninh, trật tự bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026, Bộ Công an cũng chia sẻ về một số khó khăn, thách thức trong việc bảo đảm an ninh, trật tự cuộc bầu cử lần này. Đó là âm mưu, hoạt động chống phá quyết liệt, ngày càng manh động, liều lĩnh, trắng trợn của các thế lực thù địch, phản động, phần tử xấu, các loại tội phạm nhằm gây mất an ninh, an toàn cuộc bầu cử; tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, nhiều khu vực đã và đang phải thực hiện giãn cách xã hội, phong tỏa, đã đặt ra những khó khăn, thách thức chưa từng có trong triển khai lực lượng, biện pháp bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn cuộc bầu cử.
Đà Nẵng, những ngày trung tuần tháng 5, để đối phó diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, đảm bảo an toàn tối đa cho cuộc bầu cử ngày 23/5, đã xây dựng, diễn tập 4 phương án phục vụ bầu cử. Một trong những điểm đặc biệt trong các phương án này là việc tổ chức bầu cử cho người đang thực hiện cách ly tại nhà; Tổ chức bầu cử cho người đang thực hiện cách ly tại khu cách ly tập trung, bệnh viện, cơ sở y tế, Tổ chức bầu cử trong Khu cách ly tập trung, khu vực phong tỏa hoặc giãn cách. Tại những khu vực phục vụ bầu cử sẽ có những chi tiết mà có lẽ chỉ xuất hiện trong thời dịch Covid-19 như tại khu vực bầu cử trong khu vực phong tỏa, thùng phiếu sẽ được đặt ngoài hàng rào khu phong tỏa; Các cử tri sẽ lần lượt được phát thẻ cử tri, bút, thước để bầu các đại biểu; Mọi người đứng giãn cách 2m; Sau khi bầu xong, các cử tri bỏ phiếu vào thùng phiếu, bút, thước bỏ vào thùng rác…
Không chỉ Đà Nẵng, hầu hết các địa phương đều chủ động, sớm đề xuất phương án bầu cử riêng, phù hợp với tình hình dịch của địa phương mình. Như Hà Nội, Ủy ban bầu cử thành phố Hà Nội đã kiến nghị Hội đồng Bầu cử Quốc gia về phương án chia nhỏ và ghép số lượng cử tri đang ở khu cách ly vào các khu vực bỏ phiếu liền kề, nhưng vẫn bảo đảm số lượng cử tri tại một đơn vị bầu cử không vượt quá 4.000 người.
Bắc Giang, địa bàn có số lượng ca nhiễm gia tăng thuộc hàng nhanh nhất trong làn sóng dịch thứ 4 này đã lên phương án chia nhỏ cử tri thành nhiều đợt để bỏ phiếu theo giờ, tránh tập trung đông người. Cùng với đó, tại mỗi điểm bầu cử, khu bỏ phiếu đều phải có đầy đủ điều kiện phòng dịch như sát khuẩn, giữ khoảng cách, đo thân nhiệt cử tri, yêu cầu phải đeo khẩu trang y tế, đặt vị trí thùng phiếu đúng khoảng cách an toàn để bảo đảm khoảng cách an toàn cho cử tri khi ghi phiếu, bỏ phiếu và trong lúc đứng chờ bỏ phiếu…
Tại TP.HCM, hoạt động bầu cử tại các khu vực thực hiện giãn cách xã hội, khu vực phong tỏa sẽ thực hiện các biện pháp phòng chống dịch nghiêm ngặt; Cử tri bỏ phiếu theo từng khu vực, điểm dân cư theo thời gian nhất định và thực hiện phân luồng từ xa; Xử lý khử khuẩn phiếu bầu và thùng phiếu, đảm bảo giữ khoảng cách 2m giữa những người tham dự… Tại Quảng Ninh, ngoài việc tiến hành khai báo y tế toàn dân là đồng loạt tiến hành khử khuẩn ở tất cả các khu vực bỏ phiếu, ngoài khu vực bỏ phiếu trong toàn tỉnh trong ngày 21/5/2021; Thực hiện lấy mẫu xét nghiệm tất cả các thành viên phụ trách các tổ chức bầu cử và có kết quả trước 18h00 ngày 22/5/2021…
Vận động bầu cử thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, vận động bầu cử trực tuyến; xét nghiệm Covid-19 ứng cử viên trước khi tiếp xúc cử tri; Thành lập tổ bầu cử lưu động; Đeo khẩu trang y tế; Xử lý khử khuẩn phiếu bầu và thùng phiếu; Đo thân nhiệt cử tri, giãn cách giữa cử tri với cử tri… đó thực sự là những chi tiết đặc biệt, những phương án “ứng phó với tình hình mới riêng có trong kỳ bầu cử diễn ra trong “sức nóng” của đại dịch Covid-19 lần này. Những chi tiết đặc biệt, những phương án bầu cử riêng có để “ứng phó với tình hình mới” ấy… cho thấy nỗ lực, quyết tâm rất cao của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ban ngành, tất cả các địa phương, vì một mục tiêu tối thượng, cao nhất: đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cuộc bầu cử.
Như một sự trùng hợp kỳ lạ của lịch sử. Kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sau cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên cách đây tròn 75 năm. 75 năm trước, “Ngày hội non sông” đầu tiên đã được Đảng, Chính phủ, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nỗ lực quyết tâm tổ chức trong bộn bề khó khăn của những ngày nước nhà mới giành được độc lập, thù trong giặc ngoài. Thì nay, 75 năm sau, cuộc bầu cử lần thứ 15 lại phải đối mặt với những thách thức chưa từng có gây ra bởi “giặc” Covid-19.
Cũng bởi nhận diện rất rõ những thách thức ấy, ngay từ rất sớm, “bầu cử an toàn trong bối cảnh dịch Covid-19” đã trở thành mệnh lệnh, quyết tâm được truyền tải, thấu đạt, thống nhất cao từ Đảng, Nhà nước, Chính phủ tới các bộ, ban ngành, địa phương.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, trong nhiều cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, đều nhấn mạnh các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan chủ động xây dựng kịch bản nhằm triển khai công tác bầu cử trong điều kiện xảy ra dịch COVID-19. Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Nội vụ phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Hội đồng Bầu cử Quốc gia, Bộ Y tế và các cơ quan liên quan hướng dẫn cụ thể công tác chuẩn bị trong ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp. Thủ tướng đặc biệt lưu ý Bộ Y tế hướng dẫn các địa phương xây dựng phương án cụ thể đối với trường hợp xảy ra dịch COVID-19 trước, trong và sau ngày bầu cử, nhất là tại các địa phương có dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.
Cũng bởi nhận diện rất rõ những thách thức ấy, ngay từ rất sớm, “bầu cử an toàn trong bối cảnh dịch Covid-19” đã trở thành mệnh lệnh, quyết tâm được truyền tải, thấu đạt, thống nhất cao từ Đảng, Nhà nước, Chính phủ tới các bộ, ban ngành, địa phương.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, trong nhiều cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, đều nhấn mạnh các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan chủ động xây dựng kịch bản nhằm triển khai công tác bầu cử trong điều kiện xảy ra dịch COVID-19. Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Nội vụ phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Hội đồng Bầu cử Quốc gia, Bộ Y tế và các cơ quan liên quan hướng dẫn cụ thể công tác chuẩn bị trong ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp. Thủ tướng đặc biệt lưu ý Bộ Y tế hướng dẫn các địa phương xây dựng phương án cụ thể đối với trường hợp xảy ra dịch COVID-19 trước, trong và sau ngày bầu cử, nhất là tại các địa phương có dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.
5 ngày trước cuộc bầu cử, Thủ tướng đã có công điện yêu cầu các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung cao độ cho công tác bầu cử, trong đó đặc biệt yêu cầu có phương án, kịch bản chi tiết, cụ thể cho ngày bầu cử trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhất là đối với các đơn vị bầu cử, khu vực bỏ phiếu thực hiện cách ly y tế do dịch bệnh phát sinh.
Từ những chỉ đạo liên tục sát sao của Thủ tướng, của Bộ Y tế… các địa phương, các bộ, ban ngành liên quan đã tích cực vào cuộc với mục tiêu cao nhất: đảm bảo an toàn tối đa cho cuộc bầu cử. Tới thời điểm này, mọi việc, như khẳng định của Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia Vương Đình Huệ tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026: Công việc chuẩn bị cho cuộc bầu cử cơ bản hoàn tất. Cả nước đã sẵn sàng cho ngày bầu cử 23/5/2021. Trong đó, như khẳng định của Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm cho biết, công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho ngày bầu cử 23/5 cơ bản được đảm bảo, không có vấn đề gì phức tạp. Những tỉnh, thành phố khó khăn nhất như Bắc Giang, Bắc Ninh, Đà Nẵng dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp đều thể hiện quyết tâm chính trị cao, tổ chức bầu cử đúng thời gian quy định.
Ngoài công tác chuẩn bị công phu, kỹ càng thì phẩm chất đạo đức, năng lực, sự thuyết phục trong chương trình hành động của các ứng cử viên cũng như tính dân chủ, công khai, minh bạch trong các quy trình bầu cử cũng là những yếu tố căn bản góp phần làm nên một kỳ bầu cử thành công.
“Cá nhân tôi đánh giá cao tính dân chủ trong các hoạt đồng bầu cử Quốc hội ở Việt Nam. Điều này được thể hiện qua số người tự ứng cử cao, công tác bầu cử chuẩn bị chu đáo, công khai, minh bạch. Người tham gia bầu cử được chủ động lựa chọn người đại diện, tiêu biểu, thích hợp theo mong muốn nguyện vọng của mình mà không chịu sự tác động bởi bất cứ một yếu tố nào. Đặc biệt, để bảo đảm tính dân chủ, mọi hoạt động công tác liên quan đến bầu cử đều thực hiện một cách chu đáo, cẩn thận, đúng quy trình đáp ứng được nguyện vọng của cử tri”- nhìn nhận của Luật sư Trương Anh Tú, Chủ tịch TAT Law firm – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội- có lẽ cũng là nhìn nhận chung nhất của rất nhiều cử tri về Kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Ngoài tính minh bạch, công khai, dân chủ thì phẩm chất đạo đức cũng như các chương trình hành động được xây dựng công phu, kỹ lưỡng của các ứng cử viên là những yếu tố nhen lên ngọn lửa niềm tin trong các cử tri, tạo dựng niềm tin lớn cho cuộc bầu cử.
Trong kỳ bầu cử lần này, Hội đồng Bầu cử Quốc gia và Ban Công tác đại biểu (Ủy ban Thường vụ Quốc hội) đã có cải tiến, đó là yêu cầu các ứng cử viên nộp chương trình hành động làm cơ sở theo dõi, giám sát lời hứa của ứng cử viên khi trở thành đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. Đây là một đổi mới quan trọng để đánh giá đại biểu và trong đổi mới hoạt động của Quốc hội cũng tiến tới việc đánh giá cụ thể chất lượng hoạt động của các đại biểu Quốc hội, gắn trách nhiệm của đại biểu Quốc hội trước nhân dân, cử tri và trước Quốc hội.
Sự đổi mới này cùng với không khí dân chủ, cởi mở, giàu sức thu hút từ các hội nghị tiếp xúc cử tri… đã có thể giúp nuôi niềm tin rằng, kỳ bầu cử thứ 15 lần này, sẽ tiếp tục là một kỳ bầu cử thành công, thực sự là Ngày hội non sông.
Ngày hôm nay 23/5, 69.198.594 cử tri sẽ thực hiện quyền bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Trong những lá phiếu của họ, hiển hiện lấp lánh những niềm tin được gửi trọn…
(CLO) Quyết định nêu rõ hai phi công được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì "đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện bay chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc."
(CLO) Đánh giá cao vai trò và tầm ảnh hưởng chính trị ngày càng quan trọng của Đảng Cách mạng hiện đại cầm quyền (PRM) tại Cộng hòa Dominica, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam mong muốn thúc đẩy, tiến tới thiết lập quan hệ chính thức giữa hai Đảng trong thời gian tới.
(CLO) Từ ngày 19-21/11/2024, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Dominica đã đón Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica.
(CLO) Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
(CLO) Ngày 21/11, tại Nam Định, thanh tra 9 tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng gồm: Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Vĩnh Phúc đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
(CLO) Ngày 21/11, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Hải Dương tổ chức hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về công tác cán bộ của Tỉnh đoàn Hải Dương.