Kỳ lạ hồ nước "tử thần" hóa đá những sinh vật vô tình sảy chân xuống

Thứ ba, 26/01/2021 16:06 PM - 0 Trả lời

(CLO) Khi mực nước hạ thấp, xác của những động vật trôi dạt vào bờ. Hầu hết chúng vẫn giữ được hình dáng ban đầu và trên mình phủ một lớp muối dày.

Hồ Natron ở Tanzania - quốc gia nằm ở Đông Phi gần biên giới với Kenya, có màu nước đỏ kỳ lạ. Hồ được mệnh danh là vùng nước tử thần khi các sinh vật nếu vô tình sảy chân rơi xuống sẽ bị hóa đá.

Vốn là hồ cạn ở khí hậu nóng, nhiệt độ nước của nó có thể lên tới 41 độ C. Từ trên cao nhìn xuống, hồ Natron có màu đỏ bởi nước hồ chứa một số loại vi khuẩn đặc biệt. Chính màu đỏ lạ mắt này thu hút rất đông nhiếp ảnh gia từ khắp nơi trên thế giới đổ về, ghi lại nhiều khoảnh khắc ấn tượng không đâu có.

Hồ Natron từ trên cao nhìn xuống

Hồ Natron từ trên cao nhìn xuống

Vào năm 2011, khi lang thang chụp ảnh cho cuốn sách mới về động vật hoang dã đang biến mất ở khu vực Đông Phi, nhiếp ảnh gia Nick Brandt tới thăm hồ Natron và vô tình bắt gặp cảnh tượng đáng kinh ngạc. Có điều gì đó ẩn chứa bên trong khiến những loài động vật không may lỡ sảy chân rơi xuống bị hóa đá.

Khi mực nước hạ thấp, xác của những động vật này trôi dạt vào bờ. Hầu hết chúng vẫn giữ được hình dáng ban đầu và trên mình phủ một lớp muối dày.

Khoảnh khắc những sinh vật

Khoảnh khắc những sinh vật "hóa đá"

Theo các nhà khoa học, hồ Natron vốn là một hồ muối. Điều này có nghĩa là, nước có thể chảy vào trong hồ, nhưng không chảy được ra ngoài. Bởi vậy, nó chỉ có thể thoát ra ngoài bằng cách bốc hơi.

Thời gian trôi qua, khi nước bay hơi sẽ để lại nồng độ muối cao cùng nhiều khoáng chất khác. Nguyên lý này tương tự như xảy ra tại Biển Chết hay hồ muối lớn của Utah.

Bên cạnh nồng độ muối cao, nước ở hồ Natron lại có tính kiềm cao do lượng Natron hóa học cao. Độ pH cao tới 10,5 và ăn da tới mức có thể làm bỏng da, mắt của những động vật không thể thích nghi.

Một con vật bị

Một con vật bị "ướp xác"

Các nghiên cứu chỉ ra, độ kiềm của nước trong hồ do natri cacbonat và các khoáng chất khác chảy vào từ ngọn núi lửa khoảng một triệu năm tuổi Ol Doinyo Lengai nằm ở phía nam. Dung nham của ngọn núi lửa này chảy xuống hồ, mang theo một loại muối khoáng đặc biệt, dần dần loại muối này tồn đọng, tích tụ trong hồ gây nên mức kiềm cực cao.

Và các chất lắng đọng của natri cacbonat - thứ từng sử dụng trong quá trình ướp xác của người Ai Cập, cũng đóng vai trò như chất bảo quản cho những con vật không may rơi xuống vùng nước hồ Natron.

Các chuyên gia cho biết, nguyên nhân hiện tượng động vật "hóa đá" do nồng độ kiềm quá cao khiến chúng bị phân hủy trong thời gian rất ngắn nên vẫn giữ dáng vẻ ban đầu rồi bị vôi hóa.

Cảnh quan kỳ lạ của hồ Natron thu hút rất đông nhiếp ảnh gia. Và, dù bị coi là "vùng nước tử thần", nhưng nơi đây vẫn là điểm đến ưa thích của chim hồng hạc.

Hồ Natron là môi trường sinh sản lý tưởng của chim hồng hạc

Hồ Natron là môi trường sinh sản lý tưởng của chim hồng hạc

Khi nước hồ giảm xuống, loài chim này sẽ đậu trên các mỏm muối, tạo nên cảnh tượng kỳ thú, khiến du khách tận mắt chứng kiến đều thấy thích thú.

Theo ước tính, vào mùa sinh sản, hơn 2 triệu con hồng hạc chọn hồ cạn này làm nơi sinh sản chính của chúng ở châu Phi. Tổ của chúng xây trên các mỏm muối nhỏ hình thành trong hồ vào mùa khô.

ho 5

Chính môi trường sống khắc nghiệt của hồ lại trở thành "cái bẫy" giúp chim hồng hạc chống lại kẻ thù. Tuy vậy, đôi lúc vẫn có những con hồng hạc xấu số không may lỡ chân sa xuống nước và trở thành "xác ướp" như những sinh vật khác.

Duy Chung

Tin khác

Khánh thành khu trưng bày chuyên đề “Sức mạnh Hậu cần trong chiến thắng Điện Biên Phủ”

Khánh thành khu trưng bày chuyên đề “Sức mạnh Hậu cần trong chiến thắng Điện Biên Phủ”

(CLO) Chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng ngày 26/4, tại Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Tổng cục Hậu cần (TCHC) chỉ đạo Cục Chính trị phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên tổ chức khai mạc, cắt băng khánh thành khu trưng bày chuyên đề “Sức mạnh Hậu cần trong chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Các Nghị quyết, chỉ đạo quan trọng của Bộ Chính trị và Trung ương Đảng quyết định thắng lợi Điện Biên Phủ

Các Nghị quyết, chỉ đạo quan trọng của Bộ Chính trị và Trung ương Đảng quyết định thắng lợi Điện Biên Phủ

Trong bối cảnh cuộc chiến Điện Biên Phủ đang dần bước vào những thời khắc quyết định, Bộ Chính trị và Trung ương Đảng đã đưa ra các nghị quyết, chỉ đạo quan trọng mang tính định hướng cho Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi.

Đời sống văn hóa
Du khách ấn tượng với 46 tác phẩm độc đáo tại Triển lãm 'Thăng Long hội tụ'

Du khách ấn tượng với 46 tác phẩm độc đáo tại Triển lãm "Thăng Long hội tụ"

(CLO) Nhân Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2024), ngày 25/4, tại Hà Nội đã diễn ra khai mạc Triển lãm mỹ thuật mang tên "Thăng Long hội tụ" do các nghệ sĩ, họa sĩ tài hoa từ thị xã Sơn Tây và Hà Nội phối hợp tổ chức.

Đời sống văn hóa
Liên hoan Múa rối quốc tế 2024 diễn ra tại Hà Nội

Liên hoan Múa rối quốc tế 2024 diễn ra tại Hà Nội

(CLO) Theo dự kiến, Liên hoan Múa rối quốc tế năm 2024 sẽ diễn vào tháng 10 tại Hà Nội. Sự kiện do Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức.

Đời sống văn hóa
Ngỡ ngàng với không gian nghệ thuật đặc sắc trên cầu đi bộ ở Hà Nội

Ngỡ ngàng với không gian nghệ thuật đặc sắc trên cầu đi bộ ở Hà Nội

(CLO) Những ngày gần đây, người dân Thủ đô Hà Nội đi trên cầu đi bộ bắc qua phố Trần Nhật Duật (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) không khỏi ngỡ ngàng khi được chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật được nên ý tưởng từ "hầm thủy cung" đẹp lung linh, qua nghệ thuật sắp đặt ánh sáng.

Đời sống văn hóa