Kỳ lạ ngôi chùa có hai ngôi tam bảo

Thứ ba, 24/09/2019 16:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chùa Sùng Đức thuộc thôn Văn Khê, xã Nghĩa Hương, huyện Quốc Oai, Hà Nội từ năm 2012 tới nay có tới hai ngôi tam bảo. Vì đâu lại có sự kỳ lạ này?

Chùa Sùng Đức thuộc thôn Văn Khê, xã Nghĩa Hương, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Ảnh: V.H

Chùa Sùng Đức thuộc thôn Văn Khê, xã Nghĩa Hương, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Ảnh: V.H

Chùa Sùng Đức là một ngôi chùa làng, việc coi sóc, hương khói, lễ Phật từ nhiều đời nay được người dân chung tay vun vén và trở thành một địa chỉ tâm linh, thành kính của một vùng thuần nông ngoại thành Hà Nội.

Tháng 10/2003, phật tử chùa Sùng Đức có đơn gửi các cơ quan chức năng cho phép đón sư trụ trì về coi sóc nhà chùa với lý do người trông nom chùa đã già yếu. Trong đơn có ghi rõ là mời đích danh Đại đức Thích Minh Hiển (khi đó đang là trụ trì chùa Thầy) về trụ trì.

Ngày 12/1/2004, UBND xã Nghĩa Hương đã tiến hành bàn giao đất và cơ sở vật chất cho nhà chùa theo quy định.

Không bao lâu sau, cũng vì lý do sức khỏe, Đại đức Thích Minh Hiển không thể tiếp tục đảm nhận việc trông coi ngôi chùa; ngày 10/6/2004, phật tử chùa Sùng Đức lại có đơn đề nghị Đại đức Thích Minh Hiền (trụ trì chùa Hương Tích, Hương Sơn, huyện Mỹ Đức) về kiêm nhiệm trụ trì và được Tỉnh hội Phật giáo Hà Tây (cũ) chấp thuận.

Sau khi về làm trụ trì chùa Sùng Đức, do công việc bận bịu nên Đại đức Thích Minh Hiền đã giao cho đệ tử là sư ông Thích Đạo Tú nhiệm vụ thường xuyên coi sóc ngôi chùa này.

Năm 2012, UBND TP Hà Nội đã ban hành quyết định số 2997/QĐ-UBND về việc cho phép chùa Sùng Đức (thuộc Thành hội Phật giáo Hà Nội) tiếp tục sử dụng gần 16,5 nghìn mét vuông tại thôn Văn Khê, xã Nghĩa Hương, huyện Quốc Oai làm cơ sở tín ngưỡng.

Từ đây bắt đầu câu chuyện ngôi chùa có hai ngôi tam bảo.

Thừa ủy thác của Đại đức Thích Minh Hiền, sư ông Thích Đạo Tú đã tiến hành tu sửa, xây mới chùa vì chùa cũ có khuôn viên hẹp, các cấu kiện gỗ nhà chùa đã bị mối mọt có nguy cơ sụp đổ. Đến năm 2011 thì việc xây dựng ngôi tam bảo mới được hoàn thành.

Ông Vương Văn Hoa, nguyên trưởng thôn Văn Khê cho biết: Năm 2012, khi các phật tử thực hiện làm sân, san nền thì có người làng là ông Tăng tổ chức họp một số người dân trong làng nói rằng việc đào sân như vậy là “phá chùa”.

Sau đó, ông Tăng cùng một số người đã tổ chức quyên góp, thành lập “Ban đại tu chùa Sùng Đức cổ”, tự ý xây dựng, sửa chữa, gắn biển “Di sản văn hóa – Chùa cổ Sùng Đức – Xây dựng năm 1407”.

Trao đổi với ông Vương Trường Tăng, ông cho biết ông đúng là “Trưởng ban đại tu chùa Sùng Đức cổ”. Và chức danh trưởng ban của ông là do “dân bầu” sau khi ông về hưu về làng. Ông cũng tự nhận ông là “ủy viên bảo tồn – bảo tàng xã Nghĩa Hương”. Tuy vậy, khi hỏi ông là cơ sở nào để khẳng định chùa Sùng Đức là chùa cổ và được xây dựng từ năm 1407 thì ông không đưa ra được cơ sở nào. Tấm biển “Di sản văn hóa” cũng do chính ông Tăng gắn vào vách chùa cũ.

Ông Vương Trường Tăng cho biết ông phản đối quyết định số 2997/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội đã ban hành năm 2012. Do vậy ông và một số người phải có trách nhiệm giữ ngôi chùa “cổ” này (?!). Ông Tăng cho biết, bây giờ ông rất muốn gặp thầy trụ trì của chùa Sùng Đức để trao đổi về việc này nhưng thầy trụ trì cũng bận bịu nhiều công việc nên không phải lúc nào cũng ở chùa.

Sự việc một ngôi chùa mà hai ngôi tam bảo chính quyền địa phương biết từ lâu nhưng tỏ ra loay hoay trong việc đưa ra phương án giải quyết. Ông Nguyễn Đức Thiêm, Phó chủ tịch xã Nghĩa Hương – là người sinh ra lớn lên tại đây cho biết: Trong việc này, “xã cũng có cái khó của xã”. “Quan điểm của địa phương chúng tôi là nếu người dân hiểu ra mà để nhà chùa xây dựng thì đẹp quá”, ông Thiêm tâm sự.

Sự việc một ngôi chùa hai ngôi tam bảo diễn biến đã lâu năm, thực tế đã từng xảy ra mâu thuẫn giữa ông Tăng và một số phật tử vào giữ ngôi chùa cũ đã từng dẫn đến mâu thuẫn với các phật tử khác ủng hộ việc xây dựng chùa mới, có dấu hiệu mất trật tự an ninh nông thôn. Chính quyền và các ban ngành địa phương cần nhanh chóng giải quyết dứt điểm để giữ được tính tôn nghiêm của pháp luật cũng như, thanh tịnh của chốn tu hành.

Tử Hưng

Tin khác

Lễ hội Sen Đồng Tháp năm 2024 sẽ có nhiều hoạt động nhất từ trước đến nay

Lễ hội Sen Đồng Tháp năm 2024 sẽ có nhiều hoạt động nhất từ trước đến nay

(CLO) Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề “Rạng ngời sắc Sen” sẽ khai mạc ngày 16/5, tại Quảng trường Văn Miếu, tại TP Cao Lãnh.

Đời sống văn hóa
Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển

Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển

(CLO) Sở GTVT Quảng Ninh đề nghị không cấp phép cho các tàu du lịch trên biển đón khách du lịch xem chương trình Carnaval Hạ Long 2024, để bảo đảm an toàn.

Đời sống văn hóa
Phát hành bộ tem 'Hà Nội 12 mùa hoa'

Phát hành bộ tem 'Hà Nội 12 mùa hoa'

(CLO) Bộ tem “Hà Nội 12 mùa hoa” ứng với 12 tháng trong năm với các loài hoa được phỏng theo lời bài hát "Hà Nội 12 mùa hoa" của nhạc sĩ Giáng Son.

Đời sống văn hóa
Sẵn sàng các điều kiện chuẩn bị cho mùa du lịch Sầm Sơn năm 2024

Sẵn sàng các điều kiện chuẩn bị cho mùa du lịch Sầm Sơn năm 2024

(CLO) Chuẩn bị cho năm du lịch 2024, TP Sầm Sơn (Thanh Hóa) đang khẩn trương chỉnh trang đô thị, chuẩn bị cơ sở hạ tầng để phục vụ tốt nhất cho du khách khi tới tham quan, nghỉ dưỡng.

Đời sống văn hóa
Trưng bày gần 150 tài liệu, hiện vật về ý nghĩa, tầm vóc và giá trị của chiến thắng Điện Biên Phủ

Trưng bày gần 150 tài liệu, hiện vật về ý nghĩa, tầm vóc và giá trị của chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 -7/5/2024) và ký Hiệp định Gienève (21/7/1954-21/7/2024), sáng nay 25/4, Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức trưng bày chuyên đề: "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt".

Đời sống văn hóa