(NB&CL) Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, bất luận hoàn cảnh thuận lợi hay khó khăn, kể cả khi gặp phong ba bão táp “Thân thể trong lao, tinh thần ở ngoài lao” hay “Nay ở trong thơ nên có thép” cũng luôn dào dạt tinh thần lạc quan, yêu đời ắp đầy tính lãng mạn cách mạng.
Mùa Xuân năm 1941, đó là ngày 28/1 sau 28 năm bôn ba năm châu, bốn biển tìm đường cứu nước, Người trở về đất Mẹ và hôn lên nắm đất Tổ quốc trong rớm lệ trên đất Cao Bằng rừng trắng hoa mơ. Kỷ niệm ngày 19/5 năm nay tròn 80 năm Người trở về nước; 52 năm Người từ biệt thế giới này.
Bác Hồ với thiếu nhi. Ảnh: TL.
Ngày Bác về ở Pác Bó mọi việc cực kỳ khó khăn trong khi phải bí mật tuyệt đối với cảnh “Sáng ra bờ suối, tối vào hang”. Với niềm lạc quan vô hạn, Bác tạc lên phiến đá tượng Các Mác rất có hồn; còn dòng nước tuôn ra từ mạch rừng được Bác đặt tên suối Lênin. Tết kháng chiến đầu tiên (Đinh Hợi năm 1947) trên đường lên chiến khu Việt Bắc, Bác Hồ dừng chân ở chùa Trầm của tỉnh Hà Đông (cũ). Nơi đó cũng là điểm sơ tán của Đài Tiếng nói Việt Nam. Tại đây, sau khi thăm và nói chuyện với cán bộ phóng viên, Bác Hồ tự tay viết 8 chữ trên giấy màu đỏ: “Kháng chiến tất thắng, kiến quốc tất thành”.
Phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ (1947) ở Việt Bắc trong khu rừng của huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) không có đèn dầu, chỉ có đống củi lửa bập bùng giữa sân đình. Dưới sự chủ trì của Bác, các thành viên Chính phủ say sưa bàn chuyện đánh giặc, xây dựng giang sơn. Kết thúc, tất cả thưởng thức ngô nếp nướng cùng nước chè xanh vừa nấu. Đơn sơ mà nồng ấm, Bác Hồ đang tư thế ngồi xổm nhanh chóng bật dậy như thể truyền cảm hứng cho mọi người bằng cách đọc thơ Người vừa sáng tác:
“Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
Vượn hót, chim kêu suốt cả ngày
Khách đến thì mời ngô nếp nướng
Săn về thường chén thịt rừng quay
Non xanh nước biếc tha hồ dạo
Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say
Kháng chiến thành công ta trở lại
Trăng xưa, hạc cũ với xuân này”.
Hồ Chí Minh có phong cách độc đáo về tình người, tình đất cùng lối ứng khẩu thành thơ thật điệu nghệ. Đó là sự trải đời hiếm có trong con người của Bác. Bài thơ chữ Hán (1948) đề tặng cụ Bùi Bằng Đoàn (Trưởng ban Thường trực Quốc hội khóa I) trong đó có hai câu: “Khán thư sơn điểu thê song hãn/Phê trát xuân hoa chiếu nghiễn trì”.
Tạm dịch: “Khi xem sách, chim rừng đậu ở song cửa sổ
Lúc phê công văn, đóa hoa xuân soi bóng trong nghiên mực”.
Có thể nào hình dung được sự lãng mạn, yêu người, yêu đời, yêu bạn, yêu đồng nghiệp hết mực chân thành của Bác khiến chim chóc cũng phải ùa về ríu ra ríu rít bên song cửa, hoa xuân soi bóng vào nghiên mực tàu. Thú vị đến thế là cùng. Cảm như bao gian nan, vất vả của cuộc trường chinh chống giặc đều tan biến, nhường chỗ cho hy vọng khát khao cháy bỏng kháng chiến khải hoàn. Đó chính là yêu thương, là khát khao đưa ta tới những hy vọng cao đẹp.
Năm 1948 của thế kỷ trước, thế và lực trên chiến trường của ta thay đổi hẳn. Cuộc chiến từ phòng ngự chuyển sang phản công Bác rất vui nên Rằm tháng Giêng năm đó Bác có bài thơ Nguyên tiêu vừa hay vừa hiện thực của đời sống thời trận mạc:
“Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”.
72 năm trước, tối 19/5/1949 tại xã Điềm Mặc (Định Hóa, Thái Nguyên), Văn phòng Trung ương Đảng họp mặt mừng thọ lần thứ 59 của Bác. Tổng Bí thư Trường Chinh, cụ Hồ Tùng Mậu, cụ Tôn Đức Thắng, đồng chí Hoàng Quốc Việt, Đại tướng Võ Nguyên Giáp… đều tới dự. Trong không khí lửa trại ấm nồng giữa núi rừng chiến khu, Bác Hồ nói lời cảm ơn rồi đọc thơ:
“Vì nước nên chưa nghĩ đến nhà
Năm mươi chín tuổi vẫn chưa già
Chờ cho kháng chiến thành công đã
Bạn sẽ ăn mừng sinh nhật ta”.
Đáp lễ, cụ Hồ Tùng Mậu đọc thơ rồi nói: “Năm mươi chín tuổi vẫn chưa già, vẫn có thể lấy vợ và nên cưới cho Hồ Chủ tịch một bà vợ”. Mọi người vỗ tay tỏ ý đồng tình, coi đó là lẽ tự nhiên của mỗi cuộc đời. Bác Hồ và cụ Huỳnh Thúc Kháng (Bộ trưởng Nội vụ) như đôi bạn tri kỷ. Một lần cụ Huỳnh ứng tác thơ như là câu hỏi thôi thúc chuyện vợ con đối với bạn mình: “Năm mươi sáu tuổi vẫn chưa già/Cụ ông thì thấy, cụ bà thì không”? Bác cười rồi đọc thơ thay câu trả lời: “Non sông một gánh chung nhau gánh/Độc lập xong rồi cưới vợ thôi”.
Bác Hồ của chúng ta như thế đó. Mộc mạc, giản dị mà cao sang đến khó nói khó tả, từ việc quốc gia đại sự đến việc đi thăm, chúc Tết gia đình nghèo, ra đồng tát nước chống hạn với bà con nông dân… Bác của chúng ta luôn ắp đầy tình thân nghĩa nặng chẳng khác gì người trong một nhà. Những địa danh được Bác đến thăm là hồng phúc, ơn Bác nguyện làm theo lời Bác, biến thành hành trang trong cuộc sống.
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: T.L
Di tích lưu niệm Trụ sở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại căn nhà số 13 (nay là 248 – 250) đường Văn Minh, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc là địa danh gắn liền với sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Quảng Châu từ năm 1924 đến năm 1927. Căn nhà số 13 là trụ sở của Tổng bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc sáng lập, và ra tờ báo Thanh Niên, cơ quan ngôn luận của Tổng bộ Hội. Tại đây, Nguyễn Ái Quốc đã mở ba lớp huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ cách mạng Việt Nam, với tổng số 75 người. Người trực tiếp phụ trách và là giảng viên chính. Năm 1971, căn nhà số 13 đường Văn Minh được Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định giữ gìn làm Di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh, lấy tên là “Trụ sở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên”.
Di tích thuộc quyền quản lý của Bảo tàng Lịch sử Cách mạng Quảng Đông, đã được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia Trung Quốc. Di tích này hiện trưng bày nhiều hiện vật lịch sử thời đó của Bác như: Máy đánh chữ, giường nằm, ghế mây, chậu thau đồng rửa mặt… Năm tháng trôi đi, kỷ vật đi xuyên thế kỷ nhưng vẫn mang tâm hồn, trí tuệ và phong cách của Bác. Lán Nà Lừa (Định Hóa - Thái Nguyên), ngôi nhà sàn trong Phủ Chủ tịch (Hà Nội) nơi Bác làm việc nhiều năm, tất cả ắp đầy dáng dấp đơn sơ, mộc mạc như tre như nứa.
Thế giới này có hai cái lán của lãnh tụ đơn sơ, mong manh đời áo vải mà làm nên lịch sử để đời, hồn cao muôn trượng. Lán bằng cỏ Razliv của Lê Nin bên bờ hồ tuyết trắng xứ Phần Lan Bắc Âu (Trước cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917). Lán Nà Lừa của Hồ Chí Minh tại Định Hóa - Thái Nguyên trước năm 1954, rộng khoảng 4-5m2 bằng tre nứa, là nơi Bác vừa làm việc vừa ăn ở. Phía sau có giao thông hào thoát hiểm. Đã đành ở chiến khu là thế, nhưng khi trở về Hà Nội, làm việc trong Phủ Chủ tịch, Bác của chúng ta vẫn chọn ngôi nhà bình dị để ở và làm việc, trước khi dựng ngôi nhà sàn; dùng chuông giật dây thay chuông điện, bên cạnh quạt điện còn có quạt nan… Nhà sàn của Bác là ngôi nhà duy nhất trên thế giới dùng cho nguyên thủ quốc gia. Chỉ điều này thôi cũng khiến ta nghĩ tới câu nói của ai đó đã thấm vào nếp nghĩ, cách làm của Bác: “Tuổi của trái tim không được đo bằng tóc bạc” hay như E. Ronan nói: “Làm việc là cách tốt nhất để ta yêu cuộc sống”.
Nhiều vị Tổng thống, Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước, chính khách, nhà văn, nhà báo quốc tế từ các châu lục đến thăm nơi ở, nơi làm việc của Người đều tỏ lòng kính phục. Nhà văn nổi tiếng nước Pháp viết: “Chúng ta khâm phục Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là một phong cách hấp dẫn, có thể nói là quyến rũ nữa, một nhà yêu nước không bao giờ nghĩ đến lợi ích riêng tư. Cả thế giới đều biết từ nửa thế kỷ nay, dưới 20 bí danh khác nhau: Người sáng lập nước Việt Nam vẫn giương cao ngọn cờ của những người dân thuộc địa. Từ khu phố Mouffetard đến Quảng Trường Đỏ, từ Điện Biên Phủ đến chiến tranh chống Mỹ leo thang. Đây là con người đã tiến hành cuộc chiến tranh lâu dài nhất, chống lại cái trật tự mà các cường quốc áp đặt. Đó là con người bất tử - Chủ tịch Hồ Chí Minh”.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ phân công Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn làm Tổ trưởng Tổ công tác về tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Hoa Kỳ.
(CLO) Ngày 3/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố "thẻ vàng" trị giá 5 triệu USD có in hình ông, tuyên bố rằng thẻ này sẽ được phát hành trong vòng chưa đầy hai tuần nữa.
(CLO) Trong vòng hơn nửa năm, Vũ Thị Khánh Huyền đã dụ dỗ, lừa gạt 8 người Việt Nam đưa các nạn nhân ra nước ngoài để cưỡng bức lao động và đòi hơn 1 tỷ đồng tiền chuộc.
(CLO) Trong một bước ngoặt làm chấn động giới công nghệ, hai mô hình AI hàng đầu thế giới là GPT-4.5 của OpenAI và Llama-3.1 của Meta đã chính thức vượt qua bài kiểm tra Turing - thử thách kinh điển được nhà toán học Alan Turing đề xuất từ năm 1950.
(CLO) Lực lượng chức năng đã làm việc với tài xế xe tải cố ý vượt rào chắn đường ngang, khi chắn đang dịch chuyển đóng đường ở thành phố Huế. Chiếc ô tô đã va chạm và làm cong vênh một gác chắn, gãy một gác chắn.
(CLO) Ban quản lý dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành vừa phối hợp với các đơn vị nâng thành công hệ kết cấu thép mái trung tâm Nhà ga hành khách cảng hàng không quốc tế Long Thành.
(CLO) Giá bán lẻ thực tế tại đại lý của mẫu xe Mazda CX-5 hiện đang giảm “thủng đáy” xuống dưới ngưỡng 700 triệu đồng, giảm đến 60 triệu đồng so với giá niêm yết của nhà sản xuất.
(CLO) Theo các thành viên của ủy ban tình báo Thượng viện và Hạ viện, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã sa thải Giám đốc và Phó Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA), cơ quan tình báo mạng hùng mạnh của Mỹ.
(CLO) Ngày 4/4, tại Trụ sở Bộ Biên tập Báo Nhân Dân, số 71 Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Báo Nhân Dân phối hợp cùng Tập đoàn TH tổ chức Hội thảo “Tương lai cho thế hệ vươn mình”.
(CLO) UBND quận Hoàn Kiếm cho biết đã điều chỉnh thời gian hoạt động phố đi bộ và khu vực phố cổ vào dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và nghỉ lễ 30/4-1/5.
(CLO) Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nêu rõ, Việt Nam lấy làm tiếc trước việc Hoa Kỳ công bố quyết định áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ và tin rằng quyết định trên chưa phù hợp với thực tế hợp tác kinh tế - thương mại cùng có lợi giữa hai nước.
(CLO) Sau gần 4 tháng báo Nhà báo và Công luận có bài phản ánh về Dự án khu đền thờ Nguyễn Cao có tổng mức đầu tư hơn 100 tỷ đồng do Ban Quản lý các dự án xây dựng TX Quế Võ làm chủ đầu tư, Công ty CP xây dựng Phú Đạt là nhà thầu xây dựng có dấu hiệu kém chất lượng, vừa làm đã hỏng, đến nay công trình chỉ được sửa chữa qua loa. PV cũng phát hiện thêm dự án đền Đậu, TX Quế Võ có dấu hiệu bị thi công không đúng thiết kế, kém chất lượng.
(CLO) Thông tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị vừa bắt giữ Nguyễn Thùy Linh (sinh năm 1991), trú tại xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương. Linh là đối tượng đang bị cơ quan Công an truy nã về tội “Buôn bán hàng cấm”.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.
(CLO) Ngày 3/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", nhằm xin ý kiến chuyên gia về Đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".
(NB&CL) Với sự trọng thị thơ ca, với đức khiêm nhường và sự chân thành, Thuận Hữu luôn lảng tránh và không bao giờ nhận mình là nhà thơ khi bạn bè và các nhà thơ gọi ông là nhà thơ, cho dù ông có những bài thơ quá nhiều người thuộc như bài Những phút xao lòng.
(CLO) Đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh do UBND tỉnh Nghệ An chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh, Bộ VHTT&DL xây dựng.
(CLO) Hơn 120 năm, trải qua bao biến cố lịch sử, dưới mưa bom, bão đạn và sự bào mòn của thời gian, cầu Hàm Rồng vẫn hiên ngang, in bóng bên dòng sông Mã.
(CLO) Hàng trăm tư liệu, hiện vật đặc biệt trong những năm tháng chiến đấu được các cựu binh sưu tầm, trưng bày nhân dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng Hàm Rồng tại Khu tưởng niệm 64 giáo viên, học sinh hy sinh trên công trường đắp đê sông Mã.
(CLO) Nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật sẽ diễn ra tại trung tâm các quận huyện của Thủ đô trong dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.