Kỳ thi đánh giá năng lực không phải bản sao của kỳ thi tốt nghiệp!

Thứ ba, 11/01/2022 14:09 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo ông Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí, Đại học Quốc Gia Hà Nội thì kỳ thi đánh giá năng lực khác hoàn toàn với kỳ thi tốt nghiệp vì tập trung đánh giá năng lực không đánh giá kiến thức.

Hiện nay, nhiều Trường Đại học đã công bố phương án tuyển sinh, trong đó sử dụng kết quả của kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Xung quanh kỳ thi này còn nhiều vấn đề gây thắc mắc vì nó có nhiều điểm mới, khác biệt so với kỳ thi tốt nghiệp THPT. Phóng viên Báo Nhà báo & Công luận đã có trao đổi với ông Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí, Đại học Quốc Gia Hà Nội.

ky thi danh gia nang luc khong phai ban sao cua ky thi tot nghiep hinh 1

Nhiều trường đại học hạn chế dùng kết quả kỳ thi tốt nghiệp để tuyển sinh đại học.

Đánh giá năng lực, không đánh giá kiến thức

Thưa ông, hiện nay cách ra đề thi trong kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc Gia Hà Nội có nhiều điểm khác với cách ra đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia. Vậy mục đích của sự khác nhau trong cách ra đề này là gì, ông có thể lý giải rõ hơn được không?

Ông Nguyễn Tiến Thảo: Nếu như kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội giống với kỳ thi Tốt nghiệp THPT thì cần gì phải tổ chức thi thêm. Do đó, những gì kỳ thi tốt nghiệp đã làm thì kỳ thi thi đánh giá năng lực sẽ không làm. Đây không phải là kỳ thi phẩy của kỳ thi tốt nghiệp.

Kỳ thi tốt nghiệp là kỳ thi đánh giá đạt chuẩn để thí sinh có bằng tốt nghiệp, đó là mục tiêu của kỳ thi này.

Còn kỳ thi đánh giá năng lực là xác định đánh giá nhóm năng lực của thí sinh đạt được sau khi hoàn thành chương trình trung học phổ thông. Đây là kỳ thi đánh giá năng lực không phải là kiểm tra, đánh giá kiến thức.

Trong kỳ thi đánh giá năng lực, có các phần thi đánh giá nhóm năng lực như sáng tạo, tư duy, vận dụng khoa học tự nhiên, xã hội. Cho nên mục tiêu của hai kỳ thi là khác nhau.

Nếu làm giống như bài thi tốt nghiệp thì đã không cần phải làm. Vì đề thi tốt nghiệp đủ để đánh giá thí sinh tốt nghiệp rồi.

Khi thi đánh giá theo năng lực, vậy khi công bố điểm thi thì có công bố theo nhóm năng lực nhằm giúp các trường căn cứ vào đó để tuyển sinh hay chỉ công bố chung chung?

Ông Nguyễn Tiến Thảo: Hiện nay trong đề thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội có 3 phần. Tùy vào đó, các trường căn cứ để khai thác, sử dụng trong tuyển sinh.

Ví dụ, nếu các trường có xu hướng ưu tiên các nhóm năng lực Toán thì nhân đôi Toán còn muốn năng lực ngôn ngữ thì nhân đôi ngôn ngữ, còn năng lực khoa học thì nhân hệ số bài thi năng lực môn khoa học. Bài thi của Đại học Quốc gia Hà Nội giống như đề thi chuẩn hóa quốc tế ở các nước Mỹ và Anh.

Chênh lệch điểm thi tốt nghiệp với kỳ thi đánh giá năng lực là bình thường

Hiện nay nhiều trường có xu hướng tuyển sinh ưu tiên về các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, trong khi kỳ thi đánh giá năng lực lại  không có phần thi ngoại ngữ, vậy vấn đề này có đi ngược với xu hướng chung, khác biệt này có bù đắp được về các kỹ năng ngoại ngữ không thưa ông?

Ông Nguyễn Tiến Thảo: Khi một người đạt được năng lực theo bài thi này đánh giá thì sẽ có năng lực toàn diện. Khi đạt được năng lực toàn diện thì tất nhiên trong đó có nhóm tư duy ngôn ngữ.

Bài thi này không đáng giá kiến thức tiếng Anh. Nếu thí sinh đạt điểm cao về tư duy ngôn ngữ thì chắc chắn có khả năng học tiếng Anh dễ dàng.

Những thí sinh đạt điểm cao trong kỳ thi đánh giá năng lực thì khả năng ngôn ngữ của họ cũng đạt. Còn nếu các trường muốn yên tâm hơn thì cần căn cứ thêm vào điểm học bạ tiếng Anh.

Thông thường đã đạt được năng lực ngôn ngữ rồi thì sẽ học tiếng Anh tốt. Ngược lại,những em có điểm ngoại ngữ tốt thì chưa chắc đã có năng lực ngôn ngữ toàn diện.

Trong trường hợp những em đạt 30 điểm trong kỳ thi tốt nghiệp nhưng điểm thi đánh giá năng lực lại thấp, nếu vậy thì đâu là nguyên nhân?

Ông Nguyễn Tiến Thảo: Thông thường giữa kiến thức và kỹ năng có mối tương quan nhất định. Tuy nhiên, điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp nhưng thấp trong bài thi đánh giá năng lực cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Bởi vì, bài thi đánh giá năng lực là kiểm tra năng lực của thí sinh từ khả năng biết để vận dụng từ thấp đến cao. Một người có thể học lý thuyết rất giỏi, học thuộc giỏi nhưng khi vận dụng vào một vấn đề không vận dụng, không giải quyết được vấn đề kể cả vấn đề đơn giản.

Nếu chỉ giỏi làu làu về lý thuyết nhưng không vận dụng được thì sẽ không đạt. Như anh thi lái xe, lý thuyết thì giỏi nhưng không lái được xe thì cũng trượt.

Bài thi đánh giá năng lực cũng vậy. Nếu điểm cao lý thuyết nhưng vận dụng không được thì sẽ không có tác dụng gì.

Bản thân con người sinh ra số ít có năng lực toàn diện cả tự nhiên, xã hội. Trong khi, có người có khuynh hướng tự nhiên và có khuynh hướng xã hội. Trong khi kỳ thi lại yêu cầu đánh giá tổng thể. Vậy điều này có đánh mất đi năng lực bản năng riêng của học sinh hay không?

Ông Nguyễn Tiến Thảo: Chắc chắn một điều hiện không có ai tuyệt đối, toàn diện cả.

Thang điểm tuyệt đối 150 nhưng những năm trước đây, kể cả trên thế giới không ai đạt tuyệt đối. Điều này, để nói rằng, không có ai toàn diện. Mà chỉ có những năng lực nào vượt trội.

Đến nay, bài thi cao nhất trong kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia mới chỉ 120 điểm. Nói vậy để thấy, để đạt được năng lực toàn diện vô cùng khó khăn.

Do đó, các em có mặt mạnh nào thì phát huy mặt mạnh đó. Việc đạt điểm tuyệt đối hầu như không xảy ra hoặc nếu có thì như vậy rất ít, đó là những tinh hoa của nhân loại, của đất nước.

Bài thi này không lặp lại các bài thi tốt nghiệp, để các em có thêm một kênh khác vào đại học.

Khi các chương trình đại học đang phát triển theo hướng liên ngành đòi hỏi những người có năng lực toàn diện. Như chuyên gia kinh tế rất giỏi nhưng nếu không có khả năng về toán, hay cả tư duy toán thì sẽ không thể phân tích tốt được.

Ngược lại, một nhà báo chỉ đào tạo văn, sử, địa nếu không có tư duy phân tích của toán học rất khó để trở thành một chuyên gia phân tích.

Đây là hướng đi mới theo khoa học đo lường của quốc tế. Bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội theo hướng chuẩn hóa của quốc tế chứ không phải bài kiểm tra kiến thức, nhớ như bài thi tốt nghiệp đang triển khai.

Hai cách thi khác nhau. Mục đích là tìm ra được những học sinh đạt được năng lực khá toàn diện, đặc biệt đối với chương trình đào tạo có tính liên ngành, hoặc đòi hỏi tính phân loại cao thì cách thi này sẽ đáp ứng được cho việc tuyển sinh.

Như Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nói, những chương trình có điểm chuẩn cao, hoặc trường hot thì nên sử dụng bài thi tốt nghiệp là một công cụ sàng lọc, có bài thi riêng để phân loại. Đây là hướng đánh giá năng lực để tập trung những ngành, trường có điểm chuẩn tương đối cao.

Công bằng cho tất cả thí sinh học thiên hướng tự nhiên và xã hội

Như ông đã trao đổi, vậy mục đích của kỳ thi đánh giá năng lực có phải chỉ dành cho các trường Top đầu hay ngành hót hay không, hay như thế nào?

Ông Nguyễn Tiến Thảo: Hiện nay, trong trường nào cũng có ngành điểm cao, điểm thấp. Bài thi đánh giá năng lực có tính phân loại tốt hơn. Đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT việc chênh nhau có 1 – 2 điểm nếu bảo năng lực của các em khác nhau rất là khó.

Trong trường hợp như vậy, bộ công cụ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ có tính phân loại tốt hơn.

Hiện nay, nhiều trường ưu tiên xét tuyển học bạ học sinh trường chuyên, trong khi kỳ thi này đòi hỏi học sinh học toàn diện. Vậy có mâu thuẫn gì với xu hướng các trường đang lựa chọn?

Ông Nguyễn Tiến Thảo: Nếu căn cứ vào chương trình giáo dục phổ thông tổng thể ban hành 2018 và tới đây học sinh sẽ tốt nghiệp 2024 thì chương trình sẽ đào tạo toàn diện, sẽ không còn đào tạo lệch, hay chuyên như hiện nay. Trừ các trường năng khiếu có chương trình đào tạo riêng.

Còn chương trình phổ thông tổng thể hướng tới đào tạo tổng thể, toàn diện. Công dân ra đời sẽ là công dân toàn diện, không thể công dân lệch lạc.

Hiện nhiều học sinh rất lo, vì học xu hướng chuyên khối từ lâu, nay đòi hỏi thi toàn diện kỹ năng, ông có chia sẻ gì với các thí sinh?

Ông Nguyễn Tiến Thảo: Trong bài thi đánh giá năng lực sẽ có Toán, Ngôn ngữ, Khoa học (Sử, Địa, Hóa, Lý, Sinh) khá toàn diện.

Nếu như các em học thiên về khoa học xã hội hay thiên về khoa học tự nhiên thì kiểu gì các bạn xuất phát điểm vẫn giống nhau. Tất cả các bạn xuất phát như nhau nên không lo lắng. Tất cả nên cố gắng để hoàn thiện hơn.

Còn việc để đạt điểm tối đa là rất khó, trừ khi các bạn rất toàn diện. Các bạn khởi điểm giống nhau thì rất công bằng.

Trong bài thi không phải kiểm tra về kiến thức, do vậy các bạn không phải nhớ kiến thức mà là hiểu để vận dụng kiến thức.

Các bạn học xã hội không cần phải nhớ tất cả kiến thức tự nhiên mà nhớ cơ bản kiến thức cốt lõi nhất để vận dụng từ câu hỏi thấp đến câu hỏi cao. Nếu như làm câu hỏi cao thì bạn toàn diện rồi.

Qua triển khai thực tế ông có thể tiết lộ mức điểm nào là mức điểm phổ biến?

Ông Nguyễn Tiến Thảo: Năm 2021 mức điểm trung bình 87/150 điểm. Điều này cho thấy, học sinh nước ta muốn đạt được kiến thức, kỹ năng toàn diện còn rất là xa. Hiện nay, đa số học sinh đang tập trung ở khu vực điểm 87/150 nên các thí sinh không nên quá lo lắng.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Dinh dưỡng trong học đường'

Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường"

Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường" do Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp cùng Công ty Ajinomoto Việt Nam tổ chức.

Giáo dục
Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

(CLO) Hiện nay, nhiều người được gắn với danh xưng giáo sư, tiến sĩ tuy nhiên lại chưa được nhà nước công nhận mà do một vài tổ chức nước ngoài phong tặng. Điều này đang gây ra tranh cãi, liệu giá trị của những danh xưng này đến đâu?

Giáo dục
Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

(CLO) Chuyến thăm và làm việc tại Angola của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, với tư cách đại diện Chính phủ Việt Nam, là minh chứng sinh động cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, là dấu mốc quan trọng và ý nghĩa đối với việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên.

Giáo dục
Thanh Hóa: Hàng trăm phụ huynh tập trung phản đối sáp nhập trường học

Thanh Hóa: Hàng trăm phụ huynh tập trung phản đối sáp nhập trường học

(CLO) Chiều 27/3, hàng trăm phụ huynh Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) đã không cho con em mình đi học, đồng thời kéo tới trường để phản đối khi hay tin huyện có thông báo việc sáp nhập trường.

Giáo dục
Hưng Yên: Hơn 1 nghìn học sinh tham gia ngày hội tư vấn hướng nghiệp và giới thiệu việc làm

Hưng Yên: Hơn 1 nghìn học sinh tham gia ngày hội tư vấn hướng nghiệp và giới thiệu việc làm

(CLO) Ngày 27/3, tại Trường THPT Phù Cừ (Phù Cừ), Tỉnh đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh Hưng Yên, Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh Hưng Yên tổ chức Ngày hội tư vấn hướng nghiệp và giới thiệu việc làm cho thanh, thiếu niên. Ngày hội thu hút hơn 1 nghìn học sinh các trường THPT trên địa bàn tỉnh tham gia.

Giáo dục