Những con đường mới của báo chí:

Kỳ vọng về sự bùng nổ các mô hình sáng tạo và hiệu quả!

Chủ nhật, 26/06/2022 09:30 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Hai năm qua, đại dịch COVID-19 đã giáng thêm đòn chí mạng vào kinh tế báo chí toàn cầu. Tuy nhiên, báo chí đã và đang sẵn sàng bùng nổ trở lại nhờ những mô hình, những nền tảng truyền thông mới và cả những cơ hội lớn đến từ mạng xã hội hay thế giới ảo nói chung.

ky vong ve su bung no cac mo hinh sang tao va hieu qua hinh 1

Cơ hội và thách thức sau đại dịch COVID-19

Năm 2022 đã và đang được kỳ vọng là một năm hồi phục đối với báo chí vừa bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19. Trong 2 năm qua, cả nhà báo và độc giả, ở một mức độ nào đó, đều có phần bị “kiệt sức”. Ngoài ra, sự “kiệt sức” còn đến từ những vấn đề tiêu cực khác không ngừng xảy ra trên thế giới từ xung đột quân sự, chính trị, xã hội, tôn giáo đến văn hóa. Bởi vậy, đây đang là giai đoạn mà báo chí cần lấy lại nhịp phát triển, tập trung vào những điều cơ bản và trở lại mạnh mẽ hơn.

Ở nhiều nơi trên thế giới, lượng độc giả đã giảm trong suốt năm 2021 bởi các sự kiện lớn diễn ra quá dài và quá tiêu cực (COVID-19, xung đột Nga - Ukraine…). Bởi vậy, thách thức quan trọng và trước tiên đối với các phương tiện truyền thông trong năm nay là kiến tạo lại sức hút với những người đã quay lưng lại với tin tức.

Nhiều tổ chức báo chí truyền thống vẫn không ngừng tập trung vào việc chuyển đổi kỹ thuật số nhanh hơn, khi mà giá giấy và chi phí năng lượng ngày càng tăng cao khiến cho việc in ấn càng trở nên khó khăn ở một số quốc gia. Việc số hóa và thu phí tin tức trực tuyến là mục đích cuối cùng của cơ quan báo chí, song sự mệt mỏi sau đại dịch và nền kinh tế xấu đi là thách thức không nhỏ đối với mục tiêu này.

Trong 2 năm qua, dù đại dịch COVID-19 đã khiến báo chí gặp nhiều khó khăn, nhưng không bởi thế mà công nghệ, khoa học và đặc biệt các xu hướng mới thôi ngừng chảy. Các công nghệ tiếp theo như trí tuệ nhân tạo (AI), tiền điện tử và Metaverse đã có bước phát triển rầm rộ, đã và đang tạo ra một loạt thách thức mới cho xã hội, cũng như tạo ra các cơ hội mới. Điều đó có nghĩa, báo chí tiếp tục phải cập nhật xu hướng để bám sát các xu hướng công nghệ mới, nếu không muốn tụt lại phía sau.

Nhưng không phải vì thế mà viễn cảnh báo chí phía trước chỉ gồm khó khăn. Vẫn có rất nhiều triển vọng đầy hứa hẹn. Theo một nghiên cứu được thực hiện chung giữa Viện Reuters và Đại học Oxford trong năm 2022, thực tế vẫn có tới 59% cơ quan báo chí được khảo sát báo cáo tăng trưởng trong doanh thu, bao gồm cả nguồn thu từ đăng ký đặt báo, thuê báo lẫn quảng cáo.

Cụ thể, New York Times hiện có 8,4 triệu người đăng ký, trong đó 7,6 triệu là bản kỹ thuật số, đang trên đà đạt mục tiêu 10 triệu vào năm 2025. Đối với nhiều cơ quan báo chí hàng đầu, doanh thu kỹ thuật số hiện vượt xa báo in.

ky vong ve su bung no cac mo hinh sang tao va hieu qua hinh 2

Từ dịch vụ công, trí tuệ nhân tạo đến thế giới ảo

Đúng là viễn cảnh tươi sáng không đúng với tất cả, khi một số cơ quan báo chí nhỏ trên khắp các quốc gia đều có xu hướng suy giảm về doanh thu và lượng độc giả. Song không phải thế mà các cơ quan báo chí nhỏ có thể buông xuôi, khi mà vẫn còn rất nhiều con đường khác để thành công trong thời đại 4.0 này.

Các nhà nghiên cứu trên thế giới vẫn đang tìm kiếm và đúc kết những mô hình hoạt động để phù hợp với tất cả các cơ quan báo chí. Có một xu thế chung là các cơ quan báo chí đang hướng tới việc xuất bản trên nhiều nền tảng công nghệ khác nhau, chứ không chỉ trên báo in và báo điện tử truyền thống, như cách mà hai kênh tin tức BuzzFeed và Vox đang theo đuổi. Cụ thể, họ làm việc trên nhiều nền tảng để mang lại cho họ quy mô lớn hơn, giúp dành được nhiều nguồn thu từ quảng cáo, tính tiền người đọc cho đến cả thương mại điện tử.

Thực ra, quảng cáo doanh thu truyền thống của báo chí vẫn có thể mang lại nguồn thu chính cho nhiều nhà xuất bản, các tòa soạn và cơ quan truyền thông. Nghiên cứu của Oxford và Reuters chỉ ra, việc có được trung bình khoảng 3 hoặc 4 nguồn doanh thu khác nhau là rất quan trọng đối với các cơ quan báo chí trong giai đoạn hậu COVID-19 này.

Một mô hình báo chí khác cũng đang được nhiều tòa soạn hướng tới, đó là miễn phí các sản phẩm theo hướng của một dịch vụ công; giúp thông tin đến được với tất cả mọi người chứ không chỉ một tầng lớp nhất định, trong bối cảnh mà bất bình đẳng thông tin ngày càng tăng.

Có nghĩa, báo chí sẽ hoạt động như một dịch vụ công quan trọng, đó là các sản phẩm không mang lại lợi nhuận thương mại nhưng lại rất cần thiết cho lợi ích chung của cộng đồng. Đây là mô hình không trực tiếp thu tiền từ độc giả, quảng cáo thương mại, mà sẽ dựa vào các nguồn tài trợ hoặc nguồn ngân sách, nhờ các giá trị cộng đồng mà nó mang lại.

Còn đó những mô hình báo chí linh hoạt, có thể áp dụng với mọi cơ quan báo chí khác. Đặc biệt trong số này là báo chí có thể cùng độc giả bước vào thế giới mạng xã hội vốn đang trên đỉnh cao. Các xu hướng truyền thông mới đang nở rộ cũng sẽ mang lại cơ hội cho những tờ báo biết cách đi tắt đón đầu.

Theo nghiên cứu của Đại học Oxford, việc sử dụng điện thoại thông minh để xem tin tức chiếm tới 73%, tăng với tốc độ nhanh nhất trong nhiều năm. Tất nhiên sự bùng nổ của việc đọc tin tức qua điện thoại di động đã diễn ra từ lâu, nhưng chính đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy xu hướng này lên mức cao hơn bao giờ hết.

Sự bùng nổ của các công nghệ trực tuyến trong đại dịch COVID-19 rõ ràng đã gợi mở cho các tòa soạn những hướng phát triển mới. Ví như, các nền tảng mới như Substack, cùng với các dịch vụ sản phẩm mới từ các công ty công nghệ khổng lồ, đã cho phép các cây bút, vlogger, podcast cá nhân… kiếm được số tiền đáng kể bằng cách đăng bài lên các nền tảng này, đưa sức sống mới vào “nền kinh tế sáng tạo”. Vào tháng 11, Substack thông báo rằng họ đã đạt được cột mốc 1 triệu đăng ký trả phí, giúp các cây bút hàng đầu có thể kiếm được hàng trăm nghìn USD.

Cả Facebook và Twitter đều đã tung ra các sản phẩm cạnh tranh với Substack. Ví dụ: Twitter vào tháng 9 năm 2021 đã ra mắt tính năng đăng ký Super Follows, giúp các kênh thông tin, các cá nhân nổi bật có thể kiếm tiền từ những người hâm mộ trung thành. Facebook cũng đã giới thiệu tính năng đăng ký và tặng sao dành cho các tài khoản nổi bật. Trong khi đó, nền tảng Podcast cũng đang kích hoạt các tính năng tương tự.

Tất nhiên, nói về mạng xã hội lúc này không thể bỏ qua TikTok hay nơi cũng có thể giúp các cơ quan báo chí đưa các sản phẩm của mình đến tay độc giả trên toàn cầu. Washington Post là đơn vị tiên phong ban đầu sử dụng các nền tảng mạng xã hội để đưa tin tức đến độc giả và đã rất thành công. BBC cũng đã có rất nhiều hoạt động thực hiện việc đưa tin thông qua từng tính năng của mạng xã hội, như từ các câu chuyện trên các TikTok, bản tin trên Twitter và những bài viết trên Facebook.

Như vậy, có thể tin rằng báo chí cũng như nhiều lĩnh vực khác của đời sống, đang có đủ cơ hội và thời cơ để bùng nổ trở lại sau đại dịch COVID-19, theo nhiều mô hình sáng tạo, hiện đại và hiệu quả hơn!

Hoàng Hải

Tin khác

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

(CLO) Chiều 28/3, tại Hà Nội, Báo Hànộimới phát động Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào” nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 67 năm ngày Báo Hànộimới mới xuất bản số hàng ngày đầu tiên (24/10/1957-24/10/2024) và Kỷ niệm 35 năm xuất bản ấn phẩm Hànộimới Cuối tuần (2/4/1989-2/4/2024).

Nghề báo
Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

(CLO) Ngày 28/3, Bộ Công thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công thương về việc bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh, Phó Tổng biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công thương.

Nghề báo
Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

(CLO) Ngày 28/3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại, Ban Tuyên giáo Trung ương, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Nghề báo
Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

(CLO) Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng (2/4/1904 - 2/4/2024), chiều 27/3, tại TP Hải Dương, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt, trao Giải báo chí "Hải Dương khát vọng, phát triển".

Nghề báo
Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

(CLO) Ngày 26/3, nhân kỷ niệm 93 Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tổ chức trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư cho Trường Trung học Cơ sở Trung Yên, xã Trung Yên, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Nghề báo