Lãi suất “chờ” để tăng: Người mua nhà “ngồi trên đống lửa”?

Thứ hai, 20/06/2022 15:10 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, khi lãi suất cho vay tăng, những người đã vay tiền để mua nhà, mua xe trước đó đương nhiên sẽ phải “cõng” thêm mức lãi suất mới. Dù vậy, áp lực lên vấn đề xử lý nợ xấu của các ngân hàng cũng không quá lớn.

Lãi suất huy động đang tăng, lãi suất cho vay “chờ” tăng

Trong năm 2021, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần điều chỉnh lãi suất theo hướng giảm, để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi và phát triển kinh tế. Trước sự điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước, bình quân lãi suất cho vay trong giai đoạn cuối năm 2021 chỉ dao động trong khoảng 5%/năm, mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua.

lai suat cho de tang nguoi mua nha ngoi tren dong lua hinh 1

Nhiều ngân hàng đã và đang có kế hoạch tăng lãi suất cho vay, điều này đã khiến nhiều người mua nhà “ngồi trên đống lửa”.

Nhờ vào mức lãi suất cho vay đang thấp “kỷ lục”, nhiều người đã tranh thủ mua nhà trả góp. Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại, nhiều ngân hàng đã và đang có kế hoạch tăng lãi suất cho vay, điều này đã khiến nhiều người mua nhà “ngồi trên đống lửa”.

Ghi nhận từ thực tế cho thấy, trong tháng 6/2022, lãi suất cho vay không có nhiều biến động. Chỉ có duy nhất Shinhan Bank điều chỉnh tăng gấp rưỡi lãi suất cho vay, từ 4,9% lên 8,2/năm.

Các ngân hàng khác vẫn duy trì mức lãi suất cho vay như cũ. Trong đó, MSB đang là ngân hàng có mức lãi suất cho vay mua nhà thấp nhất, ghi nhận ở mức 4,99%. Khách hàng sẽ được hưởng mức lãi suất ưu đãi này cố định trong 3 tháng đầu. 

Ở vị trí thứ hai là PVcomBank với lãi suất vay ưu đãi 5%/năm cố định trong 6 tháng đầu. Lãi suất phải trả ở các tháng sau đó là 12%/năm. Theo sau đó là ngân hàng TPBank với lãi suất vay ngân hàng mua nhà từ 5,9%/năm. 

Tuy nhiên, sự “ổn định” của lãi suất cho vay đang có nguy cơ bị “phá vỡ”, nguyên nhân là do lãi suất huy động đang tăng nhanh.

Cụ thể, Ngân hàng TMCP Quốc Tế (VIB) đã điều chỉnh tăng mạnh lãi suất với mức cao nhất lên tới 0,8%/năm, cho kỳ hạn 6 tháng và 9 tháng. Ngoài ra, kỳ hạn 3 tháng cũng được điều chỉnh tăng thêm 0,5%/năm, kỳ hạn 24 tháng được điều chỉnh tăng thêm 0,4%/năm.

Ngân hàng Techcombank cũng tăng lãi suất kỳ hạn 1 tháng lên 2,75 - 3 %/năm, 3 tháng 3,2 %/năm, 6 tháng là 4,5 %/năm, 12 tháng là 5,3 %/năm… Tương tự, VPBank tăng thêm 0,3% lãi suất đối với tiền gửi các kỳ hạn 12, 24 và 36 tháng, đưa lãi suất lên 6,4 %/năm.

Đối với nhóm ngân hàng cổ phần có vốn nhà nước chi phối, lãi suất cũng nhích nhẹ, như BIDV thêm 0,1%/năm từ 12 tháng trở lên, lên 6%/năm. Trước đó, Vietcombank cũng đã điều chỉnh lãi suất huy động online thêm 0,1%/năm ở một số kỳ hạn.

Áp lực lên người mua nhà không lớn?

Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế nhận định: Việc các ngân hàng tăng lãi suất cho vay trong bối cảnh hiện nay là điều dễ đoán.

Bởi vì, trong năm 2021, do lãi suất tiết kiệm thấp, nên dòng tiền đã chảy từ ngân hàng sang các kênh đầu tư khác, như bất động sản và trái phiếu. Điều này đã tạo ra sức ép rất lớn cho các ngân hàng, khi huy động tiền gửi của người dân.

“Ngay trong tháng 5/2022, tăng trưởng tín dụng đã tăng 8,05%, thế nhưng, tăng trưởng tiền gửi chỉ tăng 4,5%. Điều này chứng tỏ, với mức lãi suất như hiện nay, người dân vẫn “chê” gửi tiền vào ngân hàng”, ông Thịnh nói.

Vì lẽ đó, từ tháng 4/2022 cho tới nay, các ngân hàng đang có xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm, để thu hút dòng tiền từ người dân. 

“Đương nhiên, khi các ngân hàng tăng lãi suất huy động, thì sớm hay muộn cũng sẽ tăng lãi suất cho vay. Đó là chưa kể, vừa qua, hàng loạt các ngân hàng trung ương trên thế giới đã tăng lãi suất, nếu các ngân hàng trong nước không tăng theo, đồng Việt Nam sẽ rất dễ bị mất giá, và điều này không tốt cho nền kinh tế”, ông Thịnh nhấn mạnh.

Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, khi lãi suất cho vay tăng, những người đã vay tiền để mua nhà, mua xe trước đó, đương nhiên sẽ phải “cõng” thêm mức lãi suất mới. Dù vậy, áp lực lên vấn đề xử lý nợ xấu ở các ngân hàng không quá lớn.

“Lãi suất cho vay tăng là điều đã được dự báo từ trước, nhưng từ nay tới hết năm 2022, lãi suất có thể chỉ tăng thêm 0,5% - 1%, như vậy tác động của nó lên nợ xấu là không lớn”, ông Thịnh chia sẻ.

Theo khuyến cáo của ông Thịnh, trước khi lựa chọn mua nhà trả góp, người dân phải tính toán mức lãi suất lâu dài, tránh trường hợp không thể thanh toán được theo tiến độ.

“Hiện nay, ngân hàng nào cho vay mua nhà đều có ưu đãi trong 1 - 2 năm, khi hết thời gian ưu đãi, lãi suất sẽ thả nổi theo thị trường. Do đó, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù lãi suất có thấp như năm 2021 đi chăng nữa, thì cũng phải tính đến việc lãi suất sẽ tăng cao trở lại”, ông Thịnh nói thêm.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Thị trường bất động sản cho thuê tại Việt Nam vẫn duy trì sự ổn định

Thị trường bất động sản cho thuê tại Việt Nam vẫn duy trì sự ổn định

(CLO) Mới đây, Savills Châu Á – Thái Bình Dương đã công bố Báo cáo khảo sát Prime Benchmark - Xác định quy chuẩn giá thuê do đơn vị này thực hiện. Báo cáo này đã cung cấp những thông tin về hoạt động của thị trường cho thuê tại nhiều thành phố khác nhau trong khu vực Châu Á.

Bất động sản
“Tâm chấn” Vinhomes Royal Island khuynh đảo thị trường

“Tâm chấn” Vinhomes Royal Island khuynh đảo thị trường

(CLO) Với việc ra mắt chính thức siêu phẩm thành phố đảo Hoàng Gia trên “chợ trực tuyến” Vinhomes Market, Vinhomes mở ra một hướng đi mới cho thị trường bất động sản, đặc biệt là trong bối cảnh giao dịch trực tuyến đang là xu hướng chủ đạo với mọi ngành nghề, lĩnh vực.

Bất động sản
Khánh Hòa xin thu hồi gần 3.000ha đất để xây 2 khu đô thị cao cấp

Khánh Hòa xin thu hồi gần 3.000ha đất để xây 2 khu đô thị cao cấp

(CLO) Ngày 28/3, HĐND tỉnh Khánh Hòa đã thông qua 2 nghị quyết về danh mục các dự án cần thu hồi đất và danh mục dự án thu hồi đất để chấp thuận chủ trương đầu tư. Trong đó có việc thu hồi đất cho 2 dự án khu đô thị cao cấp Tu Bông và Đầm Môn.

Bất động sản
Kỳ vọng vào sự trở lại dòng khách quốc tế để đánh thức thị trường bất động sản nghỉ dưỡng

Kỳ vọng vào sự trở lại dòng khách quốc tế để đánh thức thị trường bất động sản nghỉ dưỡng

(CLO) Trong năm 2023, hoạt động kinh doanh nghỉ dưỡng tại phần lớn các quốc gia trên thế giới gần như đã khôi phục về mức trước đại dịch. Riêng tại Việt Nam, thị trường vẫn đang chờ đợi sự trở lại của dòng khách quốc tế, hứa hẹn có sự tăng trưởng trong năm 2024.

Bất động sản
Đà Nẵng Times Square: Chủ đầu tư nợ như “chúa Chổm”, dự án bị cầm cố ở ngân hàng

Đà Nẵng Times Square: Chủ đầu tư nợ như “chúa Chổm”, dự án bị cầm cố ở ngân hàng

(CLO) Trước khi được chuyển đổi từ condotel thành chung cư, trước khi được phép huy động vốn, Đà Nẵng Times Square của chủ đầu tư ngập nợ Kim Long Nam bị Đầu tư Phương Trang cầm cố ở ngân hàng.

Bất động sản