Lãi suất giảm, tín dụng yếu: Gỡ “nút thắt” từ đâu?

Chủ nhật, 16/07/2023 14:58 PM - 0 Trả lời

(CLO) Lãi suất giảm khá mạnh trong 6 tháng đầu năm 2023 nhưng tín dụng vẫn yếu. Muốn gỡ nút thắt, cần phải giải quyết rất nhiều vấn đề.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng tín dụng tính đến thời điểm 20/6/2023 mới chỉ đạt 3,13%, thấp hơn nhiều mức tăng của cùng kỳ năm trước (8,51%).

Tại Hội nghị Thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2023 và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023 của Ngân hàng Nhà nước cho thấy đến cuối tháng 6/2023, đại diện Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã chỉ ra những “nút thắt” và cách tháo gỡ.

Ông Phạm Đức Ấn- Chủ tịch HĐTV Agribank cho biết trong thời gian chống chọi với Covid-19, chính sách thắt chặt tiền tệ để kiểm soát lạm phát của nhiều nền kinh tế lớn, chính sách cấm vận, cạnh tranh chiến lược kéo dài, đã ảnh hưởng rất tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp, sức cầu cả trong nước và quốc tế giảm thấp, hàng tồn kho tăng cao, quan hệ kinh tế, thương mại suy giảm nghiêm trọng.

“Vì vậy, mặc dù Agribank đưa rất nhiều giải pháp nhưng tăng trưởng tín dụng vẫn thấp, dù lãi suất cho vay của Agribank đã giảm từ 2-4% tuỳ theo đối tượng khách hàng và Agribank tổ chức nhiều đoàn công tác làm việc trực tiếp các Chi nhánh trong toàn hệ thống để đánh giá nguyên nhân, tìm ra giải pháp tăng trưởng tín dụng”, ông Ấn nói.

lai suat giam tin dung yeu go nut that tu dau hinh 1

Ông Phạm Đức Ấn- Chủ tịch HĐTV Agribank đánh giá chính sách tài khóa sẽ đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt phải khơi thông được giải ngân đầu tư công. Ảnh: SBV

Theo ông Ấn, việc tăng trưởng thấp của Agribank vừa do tính chất mùa vụ trong hoạt động nông nghiệp nhưng bên cạnh đó còn do những nguyên nhân cơ bản như: khách hàng không đáp ứng các điều kiện cho vay như các đại biểu khác đã đề cập, có khách hàng vay để đảo nợ tránh nợ xấu tại ngân hàng khác, để cơ cấu lại tài chính, thanh toán trái phiếu đã phát hành nhưng không đáp ứng điều kiện cho vay, hoặc là khách hàng trong tình trạng hoạt động cầm chừng, không có nhu cầu vay vốn vì không có thị trường tiêu thụ, thậm chí khi có nguồn sẵn sàng trả để giảm dư nợ để chờ thời cơ phục hồi kinh doanh.

Chủ tịch Agribank nêu quan điểm: “Trong điều kiện hiện nay, chính sách tài khóa sẽ đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt phải khơi thông được giải ngân đầu tư công, qua đó sẽ góp phần tăng nguồn lực cho nền kinh tế, nâng sức cầu trong nước”.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần tạo cơ chế tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp nhà nước, các ngân hàng thương mại nhà nước, qua đó ưu tiên quản lý mục tiêu thay cho quản lý hành vi, để ngân hàng thương mại nhà nước chủ động, linh hoạt, có nhiều giải pháp sáng tạo trong đầu tư vào công nghệ, phối hợp với các công ty Fintech để tạo các sản phẩm dịch vụ mới một cách nhanh nhất đáp ứng yêu cầu cạnh tranh.

Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Vinh – Tổng giám đốc VPBank khẳng định bản thân ngân hàng rất hưởng ứng các chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước. Nếu so sánh với đỉnh cao của thanh khoản vào cuối năm ngoài và đầu năm nay lãi suất huy động lên tới 10% thì đến nay đã giảm, ngân hàng cũng chấp nhận giảm lợi nhuận của mình, có những ngân hàng lớn như BIDV… qua việc giảm lãi suất đã giảm lợi nhuận hơn 2.000 tỷ, bản thân VPBank đã giảm hơn 1.000 tỷ, mức giảm từ 2-3%.

Theo ông Vinh, các điều kiện để tăng thêm mức tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp, nền kinh tế nói chung, VPBank cùng các ngân hàng khác cũng đang tiếp tục triển khai.

Nếu như trước đây chỉ tập trung các chủ trương hỗ trợ nền kinh tế, doanh nghiệp trong khi doanh nghiệp lại không có đầu ra thì đến nay đã có chủ trương kích cầu, kích thích tiêu dùng.

Hai động lực của chúng ta về đầu tư và xuất khẩu đều khó khăn, rất may trong 6 tháng đầu năm chúng ta đã phục hồi trong đầu tư công. Điều này sẽ tạo ra những cơ hội cho tăng trưởng, đưa được nguồn vốn lớn cũng ứng ra nền kinh tế nhưng chúng tôi đó là không đủ.

“Bởi vậy, tôi cho rằng, tiêu dùng và tiêu dùng nội địa sẽ là yếu tố quan trọng nhất”, ông Vinh nhấn mạnh.

Theo ông Vinh khi kinh tế khó khăn, sức khỏe doanh nghiệp giảm sút dẫn đến không đáp ứng được các yêu cầu cấp tín dụng. Vậy ngân hàng có hỗ trợ không? Thực tế hỗ trợ doanh nghiệp khỏe, người ta cũng cần nhưng không cần lắm. Trong khi toàn nền kinh tế có đến 70-80% không đáp ứng được yêu cầu, mấy trăm nghìn công nhân thất nghiệp có hỗ trợ không…

Bài toán này cần đặt vấn đề ngược lại với các cơ quan nhà nước về chính sách. Hãy để các  ngân hàng được cân đối những rủi ro trong phạm vi cho phép, khi khách hàng đang gặp khó khăn, khổng thể đáp ứng đầy đủ 100% điều kiện thì ngân hàng có thể chấp nhận nếu nhìn thấy tiềm năng trong tương lai.

Để giảm lãi suất, Thủ tướng, Thống đốc, Hiệp hội ban hành rất nhiều các văn bản kêu gọi, vận động, áp dụng các biện pháp hành chính cũng đã giảm được rất nhiều nhưng gốc rễ của lãi suất không nằm ở thủ tục hành chính mà nằm ở thị trường.

“Đó là vấn đề thanh khoản, nếu chúng ta không giữ môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, một chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ cùng các chính sách khác ổn định… thì sẽ rất khó”, ông Vinh phân tích.

Thứ 3, đối với hỗ trợ tài chính tiêu dùng, nhu cầu của người dân là có nên cần chính sách để triển khai hết các hình thái cho vay tiêu dùng để giải quyết việc suy giảm tiêu dùng của người dân trong thời gian qua.

Thứ 4, cần có chính sách bảo vệ nhà đầu tư, quyền và lợi ích của ngân hàng, nhà đầu tư ở khắp mọi nơi nhưng khi thực hiện lại gặp khó khăn; bảo vệ tổ chức, cá nhân trong mối quan hệ về đầu tư, củng cố hoạt động lành mạnh của ngân hàng. Theo tôi người cho vay đang chịu nhiều rủi ro nhất, cơ quan quản lý có những quy định về quyền đòi nợ, quyền xử lý nợ. Ngân hàng có quyền đòi nợ, người đi vay phải có trách nhiệm trả nợ.

Hoàng Tú

Bình Luận

Tin khác

Cổ phiếu chứng khoán khởi sắc, VN-Index tăng 6 điểm

Cổ phiếu chứng khoán khởi sắc, VN-Index tăng 6 điểm

(CLO) Thông tin về khả năng sớm áp dụng quy định ký quỹ trước giao dịch của tổ chức nước ngoài được lan truyền đã giúp nhóm cổ phiếu chứng khoán khởi sắc trong phiên giao dịch hôm nay.

Tài chính - Bảo hiểm
Tổng cục Thuế đối thoại trực tiếp với người nộp thuế tại 5 tỉnh phía Nam

Tổng cục Thuế đối thoại trực tiếp với người nộp thuế tại 5 tỉnh phía Nam

(CLO) Ngày 18/9, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) đã có thư ngỏ gửi các doanh nghiệp, người nộp thuế trên địa bàn 5 tỉnh, thành phố phía Nam là TPHCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai và Long An để đăng ký tham dự hội nghị đối thoại với người nộp thuế.

Tài chính - Bảo hiểm
Bút bi Thiên Long (TLG) điều chỉnh chức danh nhiều vị trí lãnh đạo cao cấp

Bút bi Thiên Long (TLG) điều chỉnh chức danh nhiều vị trí lãnh đạo cao cấp

(CLO) CTCP Tập đoàn Thiên Long (Mã: TLG) vừa ra thông báo điều chỉnh lại chức danh của nhiều vị trí lãnh đạo cao cấp.

Tài chính - Bảo hiểm
Thu chi minh bạch với tính năng Quỹ nhóm trên App HDBank

Thu chi minh bạch với tính năng Quỹ nhóm trên App HDBank

Tập hợp những tiện ích tối ưu như góp và rút quỹ, lịch sử thu chi, thông báo khi có biến động số dư, mời và xóa thành viên tham gia tiện lợi, tính năng Quỹ nhóm của App HDBank là lựa chọn của nhiều khách hàng khi mở quỹ nhóm.

Tài chính - Bảo hiểm
'Ẩn số' vợ chồng Tô Hải – Thiên Kim: Ôm khối tài sản hàng nghìn tỷ, đứng sau loạt tên tuổi đình đám từ sàn chứng khoán đến chuỗi Phê La, Katinat

'Ẩn số' vợ chồng Tô Hải – Thiên Kim: Ôm khối tài sản hàng nghìn tỷ, đứng sau loạt tên tuổi đình đám từ sàn chứng khoán đến chuỗi Phê La, Katinat

(CLO) "Dấu ấn" của cặp vợ chồng "lắm tiền, nhiều của" Tô Hải - Thiên Kim với khối tài sản hàng nghìn tỷ đứng sau loạt tên tuổi đình đám như: CTCP Chứng khoán Vietcap, CTCP Sữa Quốc tế và một số công ty tài chính lớn tại Việt Nam... Thậm chí bà Thiên Kim còn được mệnh danh là "bà trùm" trong ngành F&B với một loạt các thương hiệu nổi tiếng như: Katinat, Phê La, San Fu Lou, nhà hàng Dì Mai, nhà hàng Nhật Sorae.

Tài chính - Bảo hiểm