(CLO) Hưởng ứng chủ trương của Chính phủ và tuân thủ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), giai đoạn cuối năm 2019 đầu năm 2020, các ngân hàng thương mại cổ phần đã điều chỉnh lãi suất tiền gửi để phù hợp với diễn biến của nền kinh tế và góp phần ổn định mặt bằng lãi suất trên thị trường.
(CLO) Theo biểu mới nhất vừa được công bố, lãi suất tiền gửi của 2 ngân hàng là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) đều tăng lãi suất.
(CLO) Về việc các ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi, lãnh đạo một ngân hàng giải thích, về mặt chính sách, chủ trương chung của Ngân hàng Nhà nước và các nhà băng thương mại là cố gắng hạ lãi suất đầu vào để giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế.
Từ sáng nay 18/12, theo công bố của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), mức lãi suất áp dụng đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của cá nhân tại các ngân hàng thương mại là 0%/năm. Hành động này xảy ra ngay sau khi Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất cơ bản đồng USD lên 0,25% vào ngày 16/12 vừa qua. Nhiều luồng ý kiến cho rằng, đây là hành động khôn khéo của NHNN.
Kể từ ngày hôm nay 28/9, mức lãi suất áp dụng đối với tiền gửi của tổ chức (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) là 0%/năm; mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi của cá nhân là 0,25%/năm.
Gần đây một số ý kiến lo ngại nguy cơ “chảy máu ngoại tệ” khi Việt Nam vẫn duy trì lãi suất 0% với tiền gửi USD, bởi việc gửi USD tại các ngân hàng Việt Nam không được hưởng lãi suất đã và đang tạo chênh lệch ngày càng lớn giữa lãi suất cho tiền gửi USD trong nước và quốc tế, từ đó có thể kích thích sự chuyển dịch USD từ trong nước ra nước ngoài. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nhận định, sự chuyển dịch không lớn và không tác động nhiều đến tỷ giá trên thị trường trong nước.