Lại thêm các nước châu Phi tiếp tục tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường

Thứ hai, 29/11/2021 11:19 AM - 0 Trả lời

(CLO) Thêm hai quốc gia châu Phi Eritrea và Guinea-Bissau đã tham gia vào Sáng kiến Vành đai và Con đường. Hiện nay chỉ còn Burkina Faso, eSwatini, Mauritius, Sao Tome và Principe, và Malawi là các quốc gia châu Phi chưa tham gia.

Sự hợp tác của Eritrea dự kiến sẽ củng cố chỗ đứng của Trung Quốc ở khu vực Sừng châu Phi và Biển Đỏ, nơi Bắc Kinh có những lợi ích rộng lớn, từ căn cứ quân sự đến các dự án cơ sở hạ tầng lớn như cảng và đường sắt.

lai them cac nuoc chau phi tiep tuc tham gia sang kien vanh dai va con duong hinh 1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trì Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-Châu Phi về đoàn kết chống lại Covid-19. Ảnh: Tân Hoa xã.

Theo các nhà quan sát, với sự gia nhập của Guinea-Bissau, Bắc Kinh sẽ có thể mở rộng các lợi ích hàng hải của mình dọc theo bờ biển Tây Phi.

Vừa qua, Đại sứ Trung Quốc tại Eritrea, Cai Ge và Bộ trưởng Ngoại giao Eritrean Osman Saleh đã thay mặt chính phủ của họ ký một biên bản ghi nhớ về dự án Vành đai và con đường.

Trước đó, Guinea-Bissau cũng tham gia sáng kiến này, một động thái “sẽ không chỉ thúc đẩy trao đổi trong các lĩnh vực khác nhau mà còn đánh dấu một chương mới trong quan hệ giữa hai nước”.

Theo chiến lược Vành đai và Con đường, Trung Quốc đã tài trợ xây dựng đường cao tốc, đường sắt và các nhà máy điện trên khắp châu Phi.

Tại vùng Sừng châu Phi, Trung Quốc đã tài trợ và xây dựng một tuyến đường sắt chạy từ thủ đô Addis Ababa của Ethiopia đến cảng Djibouti trên Biển Đỏ. Trung Quốc còn đặt căn cứ quân sự ở nước ngoài đầu tiên ở Djibouti và cũng tài trợ cho các cảng lớn và bến cảng trong nước.

Trung Quốc cũng đã tài trợ cho một số dự án khác ở Ethiopia, Kenya và Sudan nhưng tình hình an ninh ngày càng tồi tệ ở vùng Sừng châu Phi, đặc biệt là ở Ethiopia, khiến Bắc Kinh lo lắng.

John Calabrese, giám đốc Dự án Trung Đông-Á tại Đại học Mỹ ở Washington, cho biết người Trung Quốc đã quan tâm đến sự ổn định ở Ethiopia dưới thời Abiy Ahmed - giống như nhiều người khác đã làm. Theo nhiều cách, Ethiopia dường như là ứng cử viên hàng đầu của Bắc Kinh để đóng vai trò là nền tảng để thúc đẩy các mục tiêu thương mại của mình ở khu vực Sừng châu Phi và hơn thế nữa.

Calabrese nói: “Khi mọi thứ đã trở nên sáng tỏ ở Ethiopia, Bắc Kinh có thể đã quyết định đa dạng hóa hơn nữa quan hệ của mình ở Horn bằng cách thắt chặt quan hệ với Eritrea.

Tại Guinea-Bissau, Calabrese cho biết Trung Quốc đã rất tích cực trong lĩnh vực khai thác gỗ và nghề đánh cá nước sâu, đồng thời cũng quan tâm đến việc khai thác dầu mỏ. Nước này cũng là nước được hưởng lợi từ “chính sách ngoại giao vắc xin” của Bắc Kinh.

Theo Calabrese: “Trung Quốc đã tham gia vào một số dự án cơ sở hạ tầng cao cấp, đặc biệt là dự án xây dựng đường cao tốc. Tuy nhiên, chính phủ Guinea-Bissau đã hy vọng nhận được nguồn đầu tư lớn hơn nhiều so với mức đầu tư ngay lập tức sau cam kết FOCAC 2018 của ông Tập.”

Yun Sun, giám đốc chương trình Trung Quốc tại Trung tâm Stimson ở Washington, cho biết Eritrea nằm ở một vị trí quan trọng nối giữa miền trung và miền đông châu Phi với Biển Đỏ.

Bà nói, nhìn chung, Trung Quốc đã thúc đẩy Sáng kiến vành đai và con đường bao trùm và kết nối nhiều quốc gia hơn ở châu Phi. Theo bà: “Với cuộc họp sắp tới của FOCAC không có gì ngạc nhiên khi Trung Quốc cố gắng thuyết phục thêm nhiều quốc gia hơn vào quỹ đạo của mình.”

Hội nghị Bộ trưởng lần thứ tám của FOCAC sẽ bắt đầu vào thứ 2 tại Dakar, thủ đô của Senegal, một nước láng giềng Tây Phi của Guinea-Bissau.

Ông Tập sẽ tham dự lễ khai mạc diễn đàn kéo dài hai ngày qua video trực tuyến và có bài phát biểu quan trọng trong khi Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị và Bộ trưởng Bộ Thương mại Wang Wentao sẽ đích thân tham dự.

Vương Nghị - người cũng là ủy viên hội đồng nhà nước, sẽ thăm chính thức Senegal trước cuộc họp.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết diễn đàn là một thời điểm khác mà Chủ tịch Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo châu Phi sẽ cùng vạch ra lộ trình cho quan hệ Trung Quốc-châu Phi.

Phát ngôn viên của Bộ Zhao Lijian cho biết hôm thứ 6 rằng: “Đây sẽ là hoạt động ngoại giao lớn mà Trung Quốc phải đối mặt với các nước đang phát triển trong năm nay và là cuộc tụ họp lớn của đại gia đình thân thiện Trung Quốc - châu Phi sau sự bùng phát của Covid-19.”

Hội nghị diễn ra vào thời điểm các bên hỗ trợ tài chính Trung Quốc trở nên thận trọng hơn và đang yêu cầu các nghiên cứu khả thi về khả năng trả nợ của nhiều quốc gia trong bối cảnh nợ nần ở châu Phi.

Các nhà quan sát cho rằng Bắc Kinh có thể không hào phóng như trong các diễn đàn trước đây khi cam kết đầu tư hàng tỷ USD cho đường sá, đập thủy điện, bệnh viện, đường sắt và cảng, một số thỏa thuận vẫn được cho là sẽ bị hoãn lại bởi nhiều lý do.

Những thỏa thuận này có thể bao gồm các dự án tiếp cận vắc-xin Covid-19 cho châu Phi, thương mại điện tử, khuyến khích các nước châu Phi xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc và xóa nợ.

Tuy nhiên, ông Sun chỉ ra rằng “Trung Quốc có thể sẽ chọn một cách có chọn lọc các dự án phục vụ mục tiêu của Trung Quốc mà không cho vay lãng phí hoặc các giao dịch có vấn đề về thương mại”.

Theo ông: “Vành đai và con đường là một dự án quy mô và có những quy tắc nhất định. Chính phủ Trung Quốc sẽ không dừng hết các dự án xây dựng đầu tư, nhưng lượng vốn tài trợ có thể được điều chỉnh vào những thời điểm khác nhau.”

Với sự tham gia của Eritrea và Guinea-Bissau, số quốc gia châu Phi đã ký các biên bản ghi nhớ về vành đai và con đường với Trung Quốc tăng lên 48.

Đầu năm nay, Cộng hòa Dân chủ Congo, nơi các công ty Trung Quốc có lợi ích khai thác, và Botswana đã tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường khi ông Vương Nghị đến thăm hai nước.

Hiện nay chỉ còn Burkina Faso, eSwatini, Mauritius, Sao Tome và Principe, và Malawi là các quốc gia châu Phi duy nhất chưa tham gia kế hoạch Vành đai và Con đường.

Burkina Faso, Sao Tome và Principe đã nối lại quan hệ với Bắc Kinh sau khi cắt đứt quan hệ với Đài Bắc lần lượt vào năm 2018 và 2016.

Huy Hoàng (Theo SCMP )

Bình Luận

Tin khác

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

(CLO) Công ty Cổ phần Tập đoàn KCN Việt Nam (KCN Việt Nam)- nhà phát triển bất động sản công nghiệp chuyên nghiệp tại Việt Nam, vừa triển khai xây dựng dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn với quy mô 14 ha tại KCN Thuận Thành III- Phân khu B, tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

(CLO) Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Nam Định cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án nhà máy may XIELONG Việt Nam tại KCN Dệt may Rạng Đông (Nghĩa Hưng).

Kinh tế vĩ mô
Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

(CLO) Chiều 17/4, tại tỉnh Bắc Ninh, đại diện Thành phố Nam Ninh, Trung Quốc đã ký kết Bản ghi nhớ về tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại với tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

(CLO) 3 khu công nghiệp (KCN) gồm: Hải Long, Nam Hồng và Minh Châu nằm trong số 6 KCN mới được UBND tỉnh Nam Định đồng ý chủ trương cho lập quy hoạch và nằm trong số 10 KCN phát triển thêm theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kinh tế vĩ mô
Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

(CLO) Đây là một trong những nội dung được lãnh đạo Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS) báo cáo đề xuất việc nghiên cứu, khảo sát đầu tư xây dựng dự án cung cấp khí LNG với tỉnh Thái Bình.

Kinh tế vĩ mô