Lạm phát khiến giá khí đốt, điện tại Anh cao gấp đôi khu vực Eurozone

02/09/2022 07:08

(CLO) Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), khủng hoảng năng lượng khiến nhiều gia đình tại Anh gặp khó khăn hơn bất kỳ nước nào ở Tây Âu.

Nguyên nhân dẫn đến trường hợp này là do Vương quốc Anh phụ thuộc quá nhiều vào khí đốt để sưởi ấm và sản xuất điện, đúng thời điểm giá khí đốt tăng vọt. Ngoài ra, Vương quốc Anh có ít kế hoạch tiết kiệm năng lượng nhất ở Tây Âu.

lam phat khien gia khi dot dien tai anh cao gap doi khu vuc eurozone hinh 1

Người dân London (Anh) biểu tình khi giá năng lượng leo thang. Ảnh: TheGuardian.

Dựa trên giá nhiên liệu vào tháng 5 tăng, IMF đã đánh giá tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng. Kết quả là các hộ gia đình trung bình ở Anh dự kiến sẽ mất 8,3% tổng chi tiêu vào năm 2022 do phải trả hóa đơn năng lượng cao hơn. Con số này ở Đức và Tây Ban Nha là 4%, trong khi chỉ các hộ gia đình người Estonia và Séc phải đối mặt với tác động tiêu cực hơn so với Vương quốc Anh trong toàn bộ quốc gia châu Âu.

Hóa đơn năng lượng tăng cũng đẩy chi phí của các hàng hóa khác lên. Những tác động gián tiếp này sẽ khiến các hộ gia đình tại Anh tiêu thêm 2% số tiền vào năm 2022. Phân tích của IMF tính đến việc người dân giảm sử dụng năng lượng khi giá cả tăng lên.

Oya Celasun, chyên gia phân tích tại IMF cho biết: “Tác động của khủng hoảng năng lượng chênh lệch quá lớn ở Anh, khoảng 10% hộ gia đình nghèo nhất ở Vương quốc Anh dự kiến sẽ chi 17,8% ngân sách cho năng lượng vào năm 2022, trong khi 10% giàu nhất sẽ chi 6,1%.

Cho đến nay, Anh Quốc đang dẫn đầu với 11,7 điểm phần trăm – tỷ lệ chênh lệch lớn nhất trong số 25 quốc gia châu Âu được đánh giá. Ở Pháp, mức khác biệt là 3,9 điểm phần trăm và ở Hà Lan là 2,5%.

Vào năm 2022, lạm phát giá tiêu dùng đối với khí đốt và điện ở Anh được dự báo rơi vào khoảng 80%, so với mức trung bình 40% của 19 quốc gia sử dụng đồng tiền chung Euro.

Sanjay Raja, nhà kinh tế trưởng Vương quốc Anh tại Deutsche Bank cho biết: “Vương quốc Anh có giá năng lượng cao hơn so với các nền kinh tế khác ở châu Âu. "Thực tế của vấn đề là Vương quốc Anh phụ thuộc nhiều hơn vào khí đốt."

Đại đa số các ngôi nhà ở Anh sử dụng khoảng 85% khí đốt để tiêu dùng, trong khi các hoạt động khai thác tại các mỏ khí ở Biển Bắc hiện đang suy giảm. Ở Pháp và Đức, ít hơn 50% ngôi nhà được sưởi ấm bằng khí đốt.

Vào năm 2021, Vương quốc Anh cũng dựa vào khí đốt để sản xuất nhiều điện hơn bất kỳ quốc gia nào trong số 39 quốc gia châu Âu. Điện được sản xuất từ khí tự nhiên là loại đắt tiền nhất và định giá cho tất cả các loại điện, do cấu trúc thị trường hiện tại của Vương quốc Anh.

Về tỷ trọng điện năng được tạo ra từ khí đốt, ở Anh là 40%, Đức là 15% và Đan Mạch là 6%, Sarah Brown tại Tổ chức Ember cho biết: “Cuộc khủng hoảng năng lượng ở Anh là một cuộc khủng hoảng khí hóa thạch. Việc Vương quốc Anh phụ thuộc vào khí hóa thạch đang là hệ quả đè nặng lên vai những người dân bình thường.”

Trong khi đó, những người sống trong 2/3 số ngôi nhà ở Vương quốc Anh sử dụng năng lượng kém hiệu quả, được xếp loại D hoặc thậm chí tệ hơn, sẽ phải trả thêm ít nhất 1.000 bảng Anh vào mùa đông này.

Giải pháp cho cuộc khủng hoảng năng lượng của Vương quốc Anh là tìm cách giữ nhiệt, thay thế các lò hơi khí đốt bằng máy bơm nhiệt và đẩy nhanh việc triển khai năng lượng tái tạo. Các biện pháp ngắn hạn bao gồm giảm nhiệt độ sưởi ấm và thay thế các thiết bị gia dụng bằng các mô hình tiết kiệm năng lượng hơn.

Ngoài ra, IMF cũng đưa ra giải pháp rằng nên hỗ trợ tài chính hơn nữa cho các hộ gia đình ở Vương quốc Anh, nhất là các hộ gia đình có thu nhập thấp và không ổn định.

Nhiều khi việc giá điện leo thang chưa hẳn là điều tiêu cực, nhiều chuyên gia cho hay sau trường hợp này, người dân tại Anh sẽ tiêu thụ ít năng lượng hơn, giúp cắt giảm cả chi phí và lượng khí thải carbon ra môi trường.

Jess Ralston, tại Đơn vị Tình báo Khí hậu và Năng lượng, cho biết: “Chính phủ hiện không có kế hoạch nghiêm túc nào để cắt giảm sự phụ thuộc vào khí đốt, vì vậy Thủ tướng mới sẽ cần phải tăng cường nhanh chóng các chương trình tiết kiệm năng lượng hiện có.

Điều thực sự quan trọng nước Anh cần làm là bắt đầu lập kế hoạch ứng phó với cuộc khủng hoảng năng lượng ngay bây giờ, bởi mùa đông sắp tới sẽ lạnh giá và khó đối phó hơn nhiều.

Hiện, nền kinh tế lớn nhất châu Âu - Đức đang bắt đầu triển khai ứng phó trong mọi tình huống khẩn cấp, đặc biệt là về tài chính để xây dựng hiệu quả và chuyển sang máy bơm nhiệt. Ở Vương quốc Anh, nếu cố gắng làm những điều tương tự, sẽ khiến người dân có ít nguy cơ phải đối mặt với mức giá năng lượng cao.

Lê Na (Theo TheGuardian)

    Nổi bật
        Mới nhất
        Lạm phát khiến giá khí đốt, điện tại Anh cao gấp đôi khu vực Eurozone
        • Mặc định

        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO