Làm rõ nơi nào chậm ban hành hoặc ra văn bản trái pháp luật để khắc phục những tồn tại, hạn chế

Thứ hai, 22/11/2021 14:28 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng 22/11/2021, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 5.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV tiến hành phiên họp thường kỳ lần thứ 5 để cho ý kiến và quyết định một số nội dung.

Thứ nhất, về công tác lập pháp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến đối với đề nghị của Chính phủ về việc bổ sung hai dự án Luật vào Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội trong năm 2022 gồm có dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tần số vô tuyến điện và dự án Luật khám, chữa bệnh (sửa đổi).

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sự cần thiết để bổ sung hai dự án Luật này, dự kiến về những nội dung chính sách lớn, khắc phục tình trạng khi xây dựng Chương trình Xây dựng Luật, Pháp lệnh đưa vào xem xét mà chưa coi trọng đến các chính sách.

lam ro noi nao cham ban hanh hoac ra van ban trai phap luat de khac phuc nhung ton tai han che hinh 1

Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 5.

Nhấn mạnh với tinh thần siết chặt kỷ luật, kỷ cương xây dựng pháp luật, đã đưa vào danh mục phải chuẩn bị kỹ lưỡng, khắc phục tình trạng đưa vào đưa ra khỏi Chương trình Xây dựng Luật, Pháp lệnh, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sự cần thiết, xem xét nội dung chính sách lớn Chính phủ đề xuất đã đầy đủ, phù hợp hay chưa? Nhất là trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh vừa qua bộc lộ một số vấn đề phải sửa đổi bổ sung trong luật.

Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc ký Hiệp định Bảo hiểm xã hội giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Đại Hàn Dân Quốc. Đây là Hiệp định toàn diện về bảo hiểm xã hội song phương đầu tiên của Việt Nam, được Chính phủ hai nước bắt đầu đàm phán từ năm 2015 và đã thống nhất được nhiều nội dung lớn. Việc ký kết Hiệp định này nhằm tránh tình trạng đóng bảo hiểm xã hội 2 lần và bảo đảm tối ưu hóa quyền lợi bảo hiểm xã hội của người lao động làm việc tại hai quốc gia. Bởi hiện nay, số lượng lao động của Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc và người Hàn Quốc sinh sống, làm việc tại Việt Nam rất đông, ngày càng tăng lên trên cơ sở quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước…

lam ro noi nao cham ban hanh hoac ra van ban trai phap luat de khac phuc nhung ton tai han che hinh 2

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc phiên họp.

Thứ hai, về công tác giám sát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét báo cáo kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ thực trạng chậm ban hành văn bản, còn có văn bản trái với quy định của pháp luật. Năm qua, qua rà soát, Bộ Tư pháp đã phải hủy bỏ hoặc là thu hồi đối với 69 văn bản ban hành trái quy định của pháp luật. Vấn đề đặt ra là trách nhiệm ở đâu? Trách nhiệm của tổ chức, tập thể, cá nhân nào? Với tinh thần đổi mới công tác giám sát, khắc phục tình trạng báo cáo chung chung, rút kinh nghiệm chung chung, các cơ quan phải chỉ rõ địa chỉ, biểu dương những việc tốt, đồng thời nêu đích danh những nơi chậm sửa đổi, chậm khắc phục tồn tại, hạn chế, nơi nào ban hành không đúng thẩm quyền, vượt thẩm quyền, trái pháp luật...

Nhấn mạnh, vướng mắc về thể chế chính là ở đây, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu dành thời gian thích đáng để thảo luận vấn đề này. Trong đó, có trách nhiệm chính của Hội đồng Dân tộc và các cơ quan của Quốc hội trong thực hiện giám sát.

Trên báo cáo tình hình thực hiện chi phí quản lý sử dụng Quỹ Bảo hiểm xã hội giai đoạn 2019 - 2021 và quyết định mức chi phí quản lý Quỹ Bảo hiểm xã hội giai đoạn 2022 – 2024.

Về tiến hành tổng kết Kỳ họp thứ 2, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, trên cơ sở kinh nghiệm rút ra những bài học quý, những ý kiến đóng góp của đại biểu Quốc hội, của cử tri, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến để có sự chuẩn bị sơ bộ cho Kỳ họp thường kỳ vào tháng 5/2022. Với tinh thần chuẩn bị từ sớm, từ xa, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến ngay từ bây giờ, đồng thời rà soát để cho ý kiến việc tổ chức một Kỳ họp bất thường.

Chủ tịch Quốc hội lưu ý, Kỳ họp bất thường chỉ giải quyết những vấn đề cấp bách và đột xuất, cấp thiết cho quốc kế dân sinh và đã được chuẩn bị kỹ lưỡng. Do đó, nhiều nhất chỉ có 5 nội dung đã thống nhất với Chính phủ và cần phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, với sự tích cực, cố gắng của các cơ quan trình và cơ quan thẩm tra, sự vào cuộc từ sớm, từ xa và trách nhiệm đối với đất nước.

Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý Chính phủ nghiên cứu kỹ lưỡng các nội dung Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có văn bản trả lời, cho ý kiến chính thức; làm rõ thẩm quyền quyết định các nội dung của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ. Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, việc quyết định tổ chức Kỳ họp bất thường đến nay chưa quyết định chính thức mà phụ thuộc vào công tác chuẩn bị.

Về xem xét báo cáo công tác dân nguyện tháng 10 của Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội cho biết, việc này đã có nền nếp và nằm trong lộ trình để tổ chức thực hiện giám sát tối cao của Quốc hội về vấn đề này.

N.Hường

Bình Luận

Tin khác

Hà Nội sắp tổ chức hội nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, làng nghề

Hà Nội sắp tổ chức hội nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, làng nghề

(CLO) UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 128/KH-UBND về tổ chức Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề.

Tin tức
Thanh tra Chính phủ công bố quyết định điều động, bổ nhiệm nhiều lãnh đạo chủ chốt

Thanh tra Chính phủ công bố quyết định điều động, bổ nhiệm nhiều lãnh đạo chủ chốt

(CLO) Ngày 25/4, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định về luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhiều công chức lãnh đạo, quản lý cấp cục, vụ về công tác cán bộ đối với lãnh đạo Ban Tiếp công dân Trung ương.

Tin tức
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương tìm kiếm người còn mất tích do chìm thuyền trên sông Chanh

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương tìm kiếm người còn mất tích do chìm thuyền trên sông Chanh

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tiếp tục huy động lực lượng, phương tiện cần thiết để tập trung tìm kiếm những người còn mất tích với tinh thần khẩn trương nhất, kịp thời nhất.

Tin tức
Xem xét cho phép doanh nghiệp lắp đặt trực tiếp cột điện tại thực địa Đường dây 500 kV mạch 3

Xem xét cho phép doanh nghiệp lắp đặt trực tiếp cột điện tại thực địa Đường dây 500 kV mạch 3

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Bộ Công Thương, EVN, EVNNPT tiếp tục xem xét, nghiên cứu cho phép doanh nghiệp lắp đặt trực tiếp sản phẩm (cột điện - PV) tại thực địa Đường dây 500 kV mạch 3 nếu đáp ứng đủ điều kiện về năng lực thiết kế, công nghệ, quy trình kiểm chuẩn, kiểm soát chất lượng và có cam kết trách nhiệm.

Tin tức
Hà Nội điều chỉnh, phân bổ hơn 1.919 tỷ đồng cho 60 dự án xây dựng cơ bản

Hà Nội điều chỉnh, phân bổ hơn 1.919 tỷ đồng cho 60 dự án xây dựng cơ bản

(CLO) Hà Nội điều chỉnh, phân bổ 1.919.614 triệu đồng cho 60 dự án xây dựng cơ bản tập trung cấp thành phố; điều chỉnh, phân bổ 124.000 triệu đồng cho 3 dự án theo cơ chế đặc thù từ nguồn thu từ đất.

Tin tức