Làm sạch thị trường chứng khoán Việt: Thuốc đắng có dã được tật?

Thứ sáu, 08/04/2022 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Dư luận đang rất “nóng” trước việc liên tiếp nhiều vụ việc vi phạm trên TTCK và thị trường trái phiếu doanh nghiệp được đưa ra ánh sáng. Với TTCK Việt, để “thuốc đắng” có “dã được tật” hay không thì có lẽ, thuốc phải thực sự… rất đắng.

Xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm pháp luật lợi dụng để thao túng thị trường chứng khoán (TTCK) thu lợi bất chính; Xử lý nghiêm để TTCK thực sự công khai minh bạch và là kênh huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội... Đó là thông điệp được Bộ Tài chính đưa ra đúng vào những ngày dư luận đang rất “nóng” trước việc liên tiếp nhiều vụ việc vi phạm trên TTCK và thị trường trái phiếu doanh nghiệp được đưa ra ánh sáng. Nhưng, với TTCK Việt, để “thuốc đắng”“dã được tật” hay không thì có lẽ, thuốc phải thực sự… rất đắng.

Quá nhiều u nhọt

Sau 22 năm, kể từ ngày 20/7/2000  khi Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh được chính thức khai trương, đánh dấu sự ra đời chính thức của TTCK ở Việt Nam, TTCK Việt Nam được cho là đã có những bước phát triển vượt bậc, liên tục lập kỷ lục mới về cả chỉ số, giá trị giao dịch, số lượng tài khoản của nhà đầu tư trong nước mở mới, trở thành kênh đầu tư được công chúng đầu tư trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm đồng thời đã là một kênh huy động vốn hiệu quả cho doanh nghiệp.

Đặc biệt, TTCK ngày càng giữ vai trò quan trọng trong đời sống doanh nghiệp và nền kinh tế, đến cuối năm 2021 đã đạt quy mô đạt tương đương trên 120% GDP.

lam sach thi truong chung khoan viet thuoc dang co da duoc tat hinh 1

Tuy nhiên, nếu ví TTCK Việt là một cơ thể, thì trên cơ thể đó, những năm qua, đã xuất hiện ngày càng nhiều những khối u nhọt, đe dọa nghiêm trọng tới sự sinh tồn và phát triển của cơ thể ấy. Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, năm 2021, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành hơn 300 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, tăng hơn 80 vụ so với năm 2020.

Vụ việc Chủ tịch Tập đoàn FLC bị bắt tạm giam khi thao túng giá cổ phiếu hay việc hủy phát hành 9 lô trái phiếu giá trị hơn 10.000 tỷ đồng của Tập đoàn Tân Hoàng Minh và các công ty thành viên là chỉ “phần nổi” mới nhất, được chú ý nhiều nhất trong số những “ung nhọt” ấy mà thôi.

Các vi phạm phổ biến nhất là báo cáo không đúng thời hạn về kết quả giao dịch, không công bố thông tin về việc dự kiến giao dịch hay không công bố thông tin đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật. Trong đó, vi phạm công bố thông tin, làm giá, thao túng cổ phiếu được các chuyên gia, cơ quan quản lý định danh là những khối u nhọt nhức nhối nhất, đáng quan ngại nhất.

Các đội, nhóm trên mạng xã hội với hàng chục ngàn thành viên được lập ra để hô hào cổ phiếu cụ thể rồi kêu gọi nhà đầu tư mua bán; hiện tượng “chứng khoán người nhà, sân sau” - những doanh nghiệp nắm công ty chứng khoán (CTCK) để từ đó phục vụ cho mục tiêu của mình, chẳng hạn như “mông má” và tung hứng giá cổ phiếu, phát hành trái phiếu khi chưa được phép, lỗ vẫn vô tư phát hành trái phiếu để vay, vốn tự có ít lại vay nhiều, tư vấn phát hành ẩu... để hưởng lợi; nhiều CTCK được báo trước về lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết sẽ công bố, các hoạt động đầu tư trọng yếu, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào công ty, kế hoạch thoái vốn... rồi sử dụng thông tin này để báo với “khách VIP”… là vài ba trong vô số những “chiêu trò” đã làm rối loạn, vẩn đục TTCK thời gian qua.

Như nhìn nhận của ông Nguyễn Hoàng Hải - Phó Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam, trong những năm gần đây, chuyên làm giá chứng khoán, gian lận báo cáo tài chính rồi trục lợi phát triển nhanh chóng cùng với quy mô của thị trường.

Đã tồn tại tình trạng nhóm thao túng giá mua lại CTCK nhỏ để làm công cụ làm giá bằng nhiều thủ đoạn như tạo lập hàng ngàn tài khoản để tạo cung cầu giả tạo, làm giả tài khoản nước ngoài, làm giả báo cáo tài chính, thành lập nhiều công ty ma để thực hiện các hành vi giao dịch giả tạo để đẩy giá chứng khoán, tạo doanh thu lợi nhuận, vốn điều lệ giả và ảo cao gấp hàng chục hàng trăm lần số vốn thực có để thực hiện hành vi bán giấy lấy tiền thật.

Theo các chuyên gia, ở các nước, những hành vi này bị xem là vi phạm và sẽ bị áp chế tài nghiêm. “Đây là một cách hành xử phân biệt đối xử trong cung cấp thông tin mà luật pháp của đa số các nước, bao gồm cả những thị trường mới nổi như Trung Quốc, cũng đã cấm. Rõ ràng, thị trường Việt Nam đang có nhiều vấn đề trong bất cân xứng thông tin cũng như những lợi thế nhất định cho nhà đầu tư lớn, hoạt động tự doanh của CTCK”, ông Hồ Quốc Tuấn - giảng viên ĐH Bristol, Anh nhận định khi trao đổi cùng Báo Tuổi trẻ.

Điều đáng quan ngại nhất là tất cả những u nhọt ấy không chỉ là biến dạng, vẩn đục, tạo cái nhìn rất tiêu cực về TTCK Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư mà còn gây hại đến nền kinh tế.

Thuốc kê toa còn quá nhẹ

Đáng nói là mức độ, tần số vi phạm luôn theo chiều hướng tăng lên. Lợi nhuận càng cao, các chiêu trò, thủ thuật ngày càng tinh vi, thậm chí táo tợn, kể cả liều lĩnh. Vụ việc ông Trịnh Văn Quyết dùng CTCK để tung hứng giá cổ phiếu khiến nhiều nhà đầu tư sập bẫy chỉ là một ví dụ điển hình trong vô vàn những vụ việc thâu tóm, lũng đoạn TTCK.

Lý giải về điều này, Phó Chủ tịch VAFI Nguyễn Hoàng Hải cho rằng một phần nguyên nhân của vấn đề này là khâu thanh tra giám sát của thị trường từ sở giao dịch hay Ủy ban Chứng khoán Nhà nước còn yếu. “Ví dụ khi bán chui chỉ có xử phạt hành chính rất nhẹ, phần xử phạt có khi chỉ bằng một phần nghìn lợi nhuận làm ra. Điều này khuyến khích nhà đầu tư bán chui. Thực ra luật đã quy định phải tịch thu những khoản lợi nhuận bất chính rồi phạt hành chính, thậm chí xử lý hình sự” - ông Nguyễn Hoàng Hải cho biết.

Thực tế, những năm qua, mỗi năm có đến vài trăm vụ vi phạm về công bố thông tin, làm giá cổ phiếu nhưng những vụ việc bị điều tra xử lý hình sự chỉ đếm trên đầu ngón tay, còn việc phạt tiền vẫn còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe.

lam sach thi truong chung khoan viet thuoc dang co da duoc tat hinh 2

Báo Thanh Niên, dẫn lời một chuyên gia tài chính cho biết, ở các thị trường khác, hành vi giao dịch nội gián, thao túng giá CP đều bị xử phạt rất nặng. Ví dụ tại Hồng Kông, các hành vi bị cấm trên thị trường chứng khoán bao gồm: giao dịch nội bộ, gian lận giá, tiết lộ thông tin sai lệch hay gây hiểu lầm sẽ bị phạt 10 triệu đô la Hồng Kông (hơn 1 triệu USD), phạt tù đến 10 năm.

Ở Hàn Quốc, việc bán CP hay thao túng giá trị trường thông qua sử dụng thông tin không được tiết lộ trên thị trường là một vi phạm nghiêm trọng. Cá nhân hay tổ chức vi phạm thu lợi từ hành vi này sẽ bị kết án từ 6 tháng đến 9 năm hoặc nhiều hơn. Còn theo quy định của Ủy ban Giao dịch và chứng khoán Mỹ (SEC), người bị kết tội là giao dịch nội gián có thể bị phạt tối đa 5 triệu USD hoặc lên đến 20 năm tù…

“Công tác hậu kiểm, thanh tra giám sát thị trường vẫn làm chưa thực sự tốt tạo điều kiện cho các vấn đề gian lận tiêu cực xảy ra trong suốt nhiều năm”, Phó Chủ tịch VAFI lý giải thêm về nguyên nhân khiến TTCK Việt Nam bị lũng đoạn. Theo ông Hải, lâu nay, các cuộc thanh tra doanh nghiệp chủ yếu ở nội dung chấp hành về nghĩa vụ thuế, tham nhũng.

Đây là khoảng trống trong việc thi hành pháp luật chứng khoán mà bản thân Ủy ban Chứng khoán nhà nước chưa chủ động đề xuất tiến hành. VAFI cũng đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính tập hợp lực lượng tinh nhuệ từ các đơn vị thuộc bộ như Thanh tra tài chính, Cục Tài chính doanh nghiệp, Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán, Vụ Tài chính ngân hàng, Vụ Pháp chế để tiến hành thanh tra.

Phải phạt thật nghiêm, thuốc đắng mới mong dã tật

Xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm pháp luật lợi dụng để thao túng thị trường chứng khoán thu lợi bất chính. Xử lý nghiêm để thị trường chứng khoán thực sự công khai minh bạch và là kênh huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội - thông điệp được phát đi từ Bộ Tài chính cũng như vụ việc ông Trịnh Văn Quyết bị bắt hay việc hàng loạt quan chức của Ủy ban chứng khoán Nhà nước bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương xác định đến mức “phải xem xét kỷ luật”… đang mang lại rất nhiều tia hy vọng cho sự lành mạnh hóa của TTCK Việt Nam.

Tuy nhiên, từ hy vọng đến thực tế là hành trình không hề ngắn và còn rất nhiều việc phải làm. Đơn cử như việc phải phạt thật nghiêm. Theo luật sư Nguyễn Thế Truyền, nhiều nước trên thế giới xử phạt tội thao túng chứng khoán rất mạnh tay. Ngoại trừ việc xử lý hình sự, số tiền phạt vài tỉ đồng còn khá khiêm tốn so với số tiền thu lợi bất chính từ hành vi thao túng cổ phiếu nếu trót lọt.

“Để tăng tính răn đe, theo tôi, có thể cân nhắc mức xử phạt theo phần trăm tổng số tiền dùng để thao túng cổ phiếu”, ông Truyền đề xuất. Còn luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng Văn phòng luật sư Tinh Thông Luật kiến nghị, trong tương lai hệ thống sẽ không cho phép những người bị hạn chế giao dịch được tự do giao dịch bình thường. Như vậy, những sai phạm bán “chui” cổ phiếu sẽ được giải quyết căn bản, không phát sinh.

Phó Chủ tịch VAFI thì đưa ra bốn khuyến nghị nhằm “làm sạch” TTCK Việt Nam. Thứ nhất là luân chuyển cán bộ ở cấp cơ quan quản lý Nhà nước. Thứ hai, bộ máy của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần cải tổ theo hướng thông lệ quốc tế. Mô hình của ủy ban là tạo ra để đảm nhiệm các công việc độc lập không xung đột lợi ích với nhau khi vừa giữ vai trò là cơ quan cấp phép, lại vừa giữ vai trò thanh tra giám sát.

Giải pháp thứ ba là cổ phần hóa Sở giao dịch chứng khoán, sau đó niêm yết công khai minh bạch. Như vậy, làm cho Sở giao dịch hoạt động công khai minh bạch, chuyên nghiệp, dễ quản lý hơn. Thứ tư, phải có cơ chế khuyến khích các nhà đầu tư, cổ đông kể cả người dân đấu tranh chống các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán.

lam sach thi truong chung khoan viet thuoc dang co da duoc tat hinh 3

Nhà đầu tư theo dõi bảng giá chứng khoán tại sàn HOSE. Ảnh: Hứa Chung/TTXVN.

Còn theo bà Tạ Thanh Bình - Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường chứng khoán (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước), đẩy mạnh công tác thanh tra giám sát thị trường chứng khoán là công tác trọng tâm của năm 2022. Đây cũng là một trong 4 giải pháp trung và dài hạn mà Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ triển khai đồng bộ nhằm bảo đảm thị trường chứng khoán phát triển công bằng, minh bạch và ổn định.

Cụ thể, đối với hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước bên cạnh tập trung nhận diện mã giao dịch có yếu tố bất thường để xử lý nghiêm các gian lận như thao túng thị trường, giao dịch nội gián, còn tập trung kiểm tra hoạt động phát hành riêng lẻ trên thị trường trái phiếu và đẩy mạnh thanh tra hoạt động chào bán niêm yết cổ phiếu, hoạt động cung cấp dịch vụ tại công ty chứng khoán để đảm bảo hoạt động diễn ra phù hợp với các quy định pháp luật.

Thuốc đã, đang và sẽ tiếp tục được kê toa. Chưa thể biết các khối u nhọt ấy có thể được dẹp bỏ hay không, nhưng như người xưa đã nói “thuốc đắng mới mong dã tật”, và ít nhất tới thời điểm này, đó đang là những tin thực sự tốt với TTCK Việt Nam nói riêng, nền kinh tế Việt Nam nói chung.

Nguyễn Hà

Tin mới

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả” tại Hà Nội

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả” tại Hà Nội

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng 22/11, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, TP Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Đời sống
Bắt đối tượng đổ thuốc sâu vào nguồn nước để đầu độc cả nhà hàng xóm

Bắt đối tượng đổ thuốc sâu vào nguồn nước để đầu độc cả nhà hàng xóm

(CLO) Do có mâu thuẫn với hàng xóm nên Triệu Thị Ton đã đổ thuốc trừ sâu vào đầu nguồn nước được gia đình anh N dẫn về nhà để sử dụng trong sinh hoạt nhằm mục đích đầu độc các thành viên trong gia đình anh N.

Vụ án
Núi lửa ở Iceland phun trào lần thứ 10 trong vòng 3 năm

Núi lửa ở Iceland phun trào lần thứ 10 trong vòng 3 năm

(CLO) Một ngọn núi lửa gần thủ đô Reykjavik của Iceland đã phun trào vào cuối ngày thứ Tư vừa qua, đánh dấu lần thứ mười trong vòng ba năm qua.

Thế giới 24h
Cuộc sống tại Delhi - thành phố ô nhiễm nhất thế giới

Cuộc sống tại Delhi - thành phố ô nhiễm nhất thế giới

(CLO) Tại phòng khám đầu tiên chuyên điều trị các bệnh do ô nhiễm ở Delhi (Ấn Độ), ông Deepak Rajak 64 tuổi đang vật lộn với cơn hen suyễn ngày càng nặng. Con gái ông đã đưa ông đến đây trong tình trạng vô cùng lo lắng khi thấy sức khỏe của cha mình xấu đi nhanh chóng.

Môi trường và cuộc sống
Quốc hội Ukraine hoãn họp dài hạn vì lý do an ninh

Quốc hội Ukraine hoãn họp dài hạn vì lý do an ninh

(CLO) Quốc hội Ukraine đã hoãn phiên họp dự kiến ​​diễn ra vào ngày 22/11 và có thể sẽ kéo dài vì lo ngại về an ninh, trong bối cảnh chiến sự với Nga đang leo thang nguy hiểm.

Thế giới 24h
82 chiến binh ở Syria thiệt mạng trong các cuộc không kích của Israel

82 chiến binh ở Syria thiệt mạng trong các cuộc không kích của Israel

(CLO) Các cuộc không kích của Israel đã khiến 82 chiến binh thiệt mạng tại thành phố Palmyra, Syria, bao gồm các tay súng đến từ Iraq và Lebanon, theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) thông báo vào thứ Năm (21/11).

Thế giới 24h
Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất

Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất

Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức Giải chủ trì buổi lễ.

Nghề báo
Hồng Kông triệt phá đường dây mại dâm gồm nhiều sao phim người lớn Nhật Bản

Hồng Kông triệt phá đường dây mại dâm gồm nhiều sao phim người lớn Nhật Bản

(CLO) Giới chức Hồng Kông (Trung Quốc) mới đây cho biết, một tổ chức ở đặc khu này đã điều hành đường dây mại dâm thông qua các nền tảng mạng xã hội, quảng bá các diễn viên phim người lớn Nhật Bản để thu hút khách hàng.

Thế giới 24h
Loạt ảnh ông Kim Jong Un thăm triển lãm quốc phòng Triều Tiên, nói nguy cơ chiến tranh hạt nhân cao chưa từng có

Loạt ảnh ông Kim Jong Un thăm triển lãm quốc phòng Triều Tiên, nói nguy cơ chiến tranh hạt nhân cao chưa từng có

(CLO) Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã chỉ trích Mỹ vì làm gia tăng căng thẳng, cho rằng Bán đảo Triều Tiên đang đối mặt với nguy cơ chiến tranh hạt nhân cao chưa từng có khi đến thăm triển lãm quốc phòng Triều Tiên.

Thế giới 24h
Việt Nam chi xấp xỉ 3 tỷ USD nhập khẩu ô tô trong 10 tháng, xe từ Trung Quốc tăng bằng lần

Việt Nam chi xấp xỉ 3 tỷ USD nhập khẩu ô tô trong 10 tháng, xe từ Trung Quốc tăng bằng lần

(CLO) Tổng kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc lũy kế 10 tháng năm 2024 đạt xấp xỉ 3 tỷ USD. Trong đó, xe nhập khẩu từ Trung Quốc tăng bằng lần, xe Thái Lan và Indonesia nhích nhẹ.

Xe
Phố Hàng Mã tưng bừng “thay áo mới” trước thềm Giáng sinh

Phố Hàng Mã tưng bừng “thay áo mới” trước thềm Giáng sinh

(CLO) Còn hơn 1 tháng nữa mới tới giáng sinh, nhưng những ngày này phố Hàng Mã đã “thay áo mới” lung linh sắc màu của những đồ chơi, phụ kiện trang trí bắt mắt

Công luận 24H
Doanh thu sụt giảm 7,8% Ô tô Trường Long (HTL) vẫn tạm ứng cổ tức tiền mặt 35%

Doanh thu sụt giảm 7,8% Ô tô Trường Long (HTL) vẫn tạm ứng cổ tức tiền mặt 35%

(CLO) CTCP Kỹ thuật và Ô tô Trường Long (Mã: HTL) ghi nhận doanh thu sụt giảm 7,8% so với cùng kỳ năm trước nhưng lợi nhuận vẫn được cải thiện do cắt giảm các chi phí. Công ty vừa chốt tạm ứng cổ tức tiền mặt tỷ lệ 35% cho cổ đông.

Kinh doanh - Tài chính
Hà Nội: Mở gói thầu Xây dựng tuyến đường Tây Thăng Long trị giá gần 800 tỷ đồng

Hà Nội: Mở gói thầu Xây dựng tuyến đường Tây Thăng Long trị giá gần 800 tỷ đồng

(CLO) Mới đây, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đan Phượng (TP Hà Nội) đã mở thầu gói thầu số 07: Thi công xây dựng công trình và đảm bảo an toàn giao thông, thuộc Dự án "Xây dựng tuyến đường Tây Thăng Long".

Dự án - Đầu tư
Tỷ phú Ấn Độ bị Mỹ điều tra về cáo buộc tham nhũng

Tỷ phú Ấn Độ bị Mỹ điều tra về cáo buộc tham nhũng

(CLO) Theo thông báo của công tố viên Mỹ, tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani, một trong những người giàu nhất thế giới, bị truy tố ở New York với cáo buộc hối lộ hơn 250 triệu USD cho giới chức Ấn Độ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ukraine công bố video tấn công sở chỉ huy Nga ở Kursk, khiến nhiều sĩ quan cao cấp thiệt mạng

Ukraine công bố video tấn công sở chỉ huy Nga ở Kursk, khiến nhiều sĩ quan cao cấp thiệt mạng

(CLO) Lực lượng Hệ thống Không người lái của Ukraine vào ngày 21/11 đã công bố đoạn video cho thấy một cuộc tấn công vào một sở chỉ huy của Nga gần làng Maryino ở Tỉnh Kursk.

Thế giới 24h
Khai mạc Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc 2024 đợt 1

Khai mạc Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc 2024 đợt 1

(CLO) Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc được tổ chức định kỳ 3 năm một lần đã khẳng định là một thương hiệu quốc gia trong các liên hoan về nghệ thuật ca múa nhạc ở Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Bình Luận

Tin khác

Doanh nghiệp Việt với Dự án Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Để không bỏ lỡ “cơ hội trăm năm”

Doanh nghiệp Việt với Dự án Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Để không bỏ lỡ “cơ hội trăm năm”

(NB&CL) Với tổng chiều dài chính tuyến dự kiến khoảng 1.541km, tổng mức đầu tư khoảng 33 tỷ USD sở hữu quy mô chưa từng có tại Việt Nam, dự án Đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc – Nam được chính các doanh nghiệp Việt thừa nhận là “cơ hội trăm năm”. Tuy nhiên, để chớp được cơ hội này, lại là thách thức đòi hỏi doanh nghiệp Việt cần phải rất bền gan vững chí để vượt qua.

Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình
Luật Nhà giáo: Đường băng mới cho giáo dục Việt Nam cất cánh

Luật Nhà giáo: Đường băng mới cho giáo dục Việt Nam cất cánh

(NB&CL) Với nhiều cố gắng luật hóa các quy định cơ bản về nhà giáo, dự án Luật Nhà giáo dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 này, đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận, được kỳ vọng sẽ khắc phục được những bất cập và kiến tạo hành lang pháp lý đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo trong thời gian tới. Theo các chuyên gia, nhà khoa học, nếu Luật Nhà giáo có chất lượng tốt, tính khả thi cao sẽ là động lực lớn để đưa sự nghiệp giáo dục Việt Nam lên tầm cao mới.

Góc nhìn
Sửa Luật Quảng cáo: Sẽ làm sạch quảng cáo trên không gian mạng?

Sửa Luật Quảng cáo: Sẽ làm sạch quảng cáo trên không gian mạng?

(NB&CL) Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đang được các Đại biểu quan tâm bàn thảo trong chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Việc cơ quan quản lý đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đem đến nhiều kỳ vọng, nhất là khi không ít quy định nhằm ngăn chặn quảng cáo sai sự thật trên không gian mạng đã được đề xuất. Trong đó, dư luận đặc biệt quan tâm tới 2 nội dung quy định về: quảng cáo trên không gian mạng; quyền cũng như nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng, Dự thảo Luật (sửa đổi) còn một số quy định chưa thể giải quyết được thực tế vi phạm phát sinh hiện nay của hoạt động quảng cáo trên không gian mạng.

Góc nhìn
Tinh gọn bộ máy: Cơ hội để tháo gỡ điểm nghẽn về nguồn nhân lực!

Tinh gọn bộ máy: Cơ hội để tháo gỡ điểm nghẽn về nguồn nhân lực!

(NB&CL) Giai đoạn 2015-2021, biên chế trong đơn vị sự nghiệp công lập giảm hơn 236.000 người. Kết quả tinh giản biên chế tuy đạt mục tiêu song chưa thực sự hiệu quả. Việc tinh giản biên chế còn mang tính cơ học. Các chuyên gia cho rằng, sắp xếp, tinh giản bộ máy có vai trò quan trọng trong việc giảm sự tốn kém về tiền lương và tạo ra một hệ thống trả lương hiệu quả. Tranh luận tại nghị trường, nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng khó khăn về nguồn nhân lực hiện nay là hết sức to lớn, nên đột phá chính từ khâu này thì mới có thể gỡ được những điểm nghẽn đang cản trở sự phát triển của đất nước.

Góc nhìn
Già hóa dân số: Cần ngay chính sách thích ứng hiệu quả

Già hóa dân số: Cần ngay chính sách thích ứng hiệu quả

(NB&CL) Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Cho dù già hóa dân số là hệ quả tất yếu của việc mức sinh ngày càng thấp, tuổi thọ ngày càng cao, tuy nhiên, nếu không có ngay những chính sách thích ứng hiệu quả mang tầm quốc gia, thì những hệ luỵ của việc già hoá dân số là không thể lường hết được. Trên Diễn đàn Kỳ họp Quốc hội thứ 8, khoá XV vừa qua, đã có ý kiến về việc từ năm 2025 phải xây dựng khung chính sách quốc gia về phòng, chống già hóa dân số và điều chỉnh tỷ suất sinh thay thế, xem đây là vấn đề mang tính chất chiến lược.

Góc nhìn
Cú sốc Temu và sự trưởng thành của doanh nghiệp Việt

Cú sốc Temu và sự trưởng thành của doanh nghiệp Việt

(NB&CL) Temu là nền tảng bán lẻ trực tuyến xuyên biên giới của PDD Holdings (Trung Quốc), tập đoàn sở hữu trang thương mại điện tử Pinduoduo chuyên hàng giá rẻ. Nền tảng này ra mắt lần đầu tại Mỹ vào tháng 9/2022 và hiện bán hàng trực tiếp đến 82 quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại tình trạng hàng hóa giá rẻ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế như Temu sẽ tràn vào Việt Nam, gây ra tác động tiêu cực cho thị trường hàng hóa và ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Cơn lốc Temu đang phơi bày rõ thế khó trập trùng của hàng Việt, nhưng đây cũng là cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại và tìm ra hướng đi mới cho sản xuất nội địa.

Góc nhìn
Giảm thuế là chia sẻ gánh nặng kinh tế với báo chí

Giảm thuế là chia sẻ gánh nặng kinh tế với báo chí

(NB&CL) Các cơ quan báo chí hiện nay đang phải đối diện với việc sụt giảm doanh thu mạnh mẽ, trong bối cảnh các nền tảng mạng xã hội đã lấy đi phần lớn doanh thu quảng cáo. Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) chính thức được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 này. Hiện nay nhiều ý kiến đưa ra đề xuất nên giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo chí.

Góc nhìn
Liên kết chuỗi - Chìa khóa giải bài toán nâng cao giá trị nông sản Việt?

Liên kết chuỗi - Chìa khóa giải bài toán nâng cao giá trị nông sản Việt?

(NB&CL) Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nền nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững sản phẩm nông sản. Theo các chuyên gia, doanh nghiệp phải hợp tác để sản xuất quy mô lớn, đồng bộ và có sự liên kết từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Việc liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị nông sản từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ là yếu tố then chốt để nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính bền vững.

Góc nhìn
Số hoá cây lúa: Tăng tốc để bứt phá trên xa lộ nông nghiệp mới

Số hoá cây lúa: Tăng tốc để bứt phá trên xa lộ nông nghiệp mới

(NB&CL) Chuyển đổi số từ lâu đã được xem là chìa khoá mở ra cơ hội xây dựng mô hình nông nghiệp thông minh, bền vững và hiệu quả hơn, đảm bảo vị thế của nông nghiệp Việt Nam trên bản đồ thế giới. Trong đó, số hoá việc sản xuất lúa gạo là hướng đi cần được tăng tốc, đẩy mạnh, để chiếm lĩnh xa lộ nông nghiệp toàn cầu. Như nhắc nhở mới đây của Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Phải thổi hồn vào cây lúa bằng công nghệ số, bằng phát triển xanh, bằng kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, bằng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo”.

Góc nhìn
Doanh nghiệp tư nhân - Vị thế mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Doanh nghiệp tư nhân - Vị thế mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(NB&CL) Sau 20 năm kể từ khi có Ngày Doanh nhân Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ; số doanh nghiệp thành lập mới không ngừng gia tăng, là một điểm sáng của nền kinh tế, phản ánh nhu cầu và nỗ lực phát triển trong bối cảnh đất nước còn đối diện rất nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước, góp phần nâng tầm vị thế đất nước bằng những “cuộc chơi” đẳng cấp quốc tế.

Góc nhìn